Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020-2021 - Trường THPT Quang Trung (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020-2021 - Trường THPT Quang Trung (Có đáp án)

 Đề thi gồm có 3 trang, 40 câu. MÃ ĐỀ: 121

Câu 1: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là

 A. nuclêôtit. B. bộ ba mã hóa. C. triplet. D. gen.

Câu 2: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là

 A. nuclêôxôm. B. sợi nhiễm sắc. C. sợi siêu xoắn. D. sợi cơ bản.

Câu 3: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?

 A. Vùng khởi động. B. Vùng mã hoá. C. Vùng kết thúc. D. Vùng vận hành.

Câu 4: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là

 A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.

 B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.

 C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

 D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc NST có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là

 A. lặp đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn

 

doc 11 trang phuongtran 4211
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020-2021 - Trường THPT Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG	MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I, NĂM HỌC 2020 - 2021
 TỔ SINH - KTNN	MÔN SINH HỌC 12CB
Chủ đề
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở cấp độ thấp
Vận dụng ở cấp độ cao
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
- Nhận biết gen và ARN.
- Nêu đươc đặc điểm cấu trúc NST.
- Đặc điểm của mã di truyền. 
- Nhận biết các dạng đột biến cấu trúc NST.
- Xác định trình tự các nu ở mạch bổ sung.
- Phân biệt được các dạng đột biến gen.
- So sánh hậu quả của các dạng đột biến gen.
- Chỉ ra được các dạng đột biến số lượng NST qua số lượng NST trong tế bào.
- Hiểu rõ đặc điểm của thể đa bội.
- Tính được số lượng các loại nu của gen sau đột biến.
30% tổng điểm = 3đ (12 câu)
42% hàng = 1,25đ (5 câu)
50 % hàng = 1,5đ (6 câu)
8% hàng = 0,25đ (1 câu)
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền 
- Nhắc lại điều kiện nghiệm đúng nội dung các quy luật Menđen.
- Nhận biết về hiện tượng mềm dẻo KH.
- Khái niệm tương tác gen không alen, gen đa hiệu.
- Nhận biết cơ thể thuần chủng, dị hợp.
- So sánh qui luật Menđen và tương tác gen không alen.
- Phân biệt rõ đặc điểm di truyền do gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.
- Phương pháp xác định các quy luật di truyền 
- Xác định được tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con khi cho lai các dạng bố mẹ với nhau.
- Biết cách xác định tỉ lệ các giao tử tạo ra trong trường hợp liên kết gen và hoán vị gen.
- Tính xác suất KH ở đời con về một tính trạng do gen nằm trên NST giới tính quy định.
35% tổng điểm = 3,5đ (14 câu)
36% hàng = 1,25đ (5 câu)
21% hàng = 0,75đ (3 câu)
36% hàng = 1,25đ ( 5 câu)
7% hàng = 0,25 đ (1 câu)
Chương III: Di truyền học quần thể
- Xu hướng biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - vanbec
- Công thức tính tần số alen, tần số kiểu gen
- Biết cách xác định tần số tương đối của alen
- Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau các thế hệ tự phối, ngẫu phối
15% tổng điểm = 1,5đ (6 câu)
33,3% hàng = 0,5đ (2 câu)
16,7% hàng = 0,25đ (1 câu)
16,7% hàng = 0,25đ(1 câu)
33,3% hàng = 0,5đ (2 câu)
Chương IV: Ứng dụng di truyền học
- Nêu được các bước của một số phương pháp tạo giống
- Nhận biết được các thành tựu của CN gen.
- Biết được ứng dụng của công nghệ tế bào.
- Hiểu rõ vai trò, kết quả của các phương pháp tạo giống.
12,5% tổng điểm = 1,25đ (5 câu) 
80% hàng = 1,0đ (4 câu)
20% hàng = 0,25đ (1 câu)
Chương V: Di truyền học người
- Nhận biết bệnh di truyền ở người
30- Áp dụng kiến thức giải thích các kỹ thuật sàng lọc trước sinh
7,5% tổng điểm = 0,75 đ (3 câu)
75% hàng = 0,5 đ (2 câu)
25% hàng = 0,25đ (1 câu)
10 điểm (40 câu)
4,5 điểm = 45% (18 câu)
3,0 điểm = 30% (12 câu)
1,5 điểm = 15% (6 câu)
1,0 điểm = 10% (4 câu)
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020 - 2021
Họ tên:
 MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 THPT
Số báo danh:
 Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)
 Đề thi gồm có 3 trang, 40 câu. MÃ ĐỀ: 121
Câu 1: Đơn vị mang thông tin di truyền trong ADN được gọi là
	A. nuclêôtit.	B. bộ ba mã hóa.	C. triplet.	D. gen.
Câu 2: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là
	A. nuclêôxôm.	B. sợi nhiễm sắc.	C. sợi siêu xoắn.	D. sợi cơ bản.
Câu 3: Trong quá trình phiên mã, ARN-polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen tháo xoắn?
	A. Vùng khởi động.	B. Vùng mã hoá.	C. Vùng kết thúc. 	D. Vùng vận hành.
Câu 4: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
	A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
	B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
	C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
	D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc NST có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là
	A. lặp đoạn.	B. mất đoạn.	C. đảo đoạn.	D. chuyển đoạn.
Câu 6: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: 
 .A T G X A T G G X X G X .
Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự 
	A. .T A X G T A X X G G X G .	B .A T G X A T G G X X G X 
	C .U A X G U A X X G G X G .	D .A T G X G T A X X G G X T .
Câu 7: Trong các dạng đột biến gen, dạng nào thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của prôtêin tương ứng, nếu đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc?
A. Mất một cặp nu 	 B. Thêm một cặp nu C. Mất hoặc thêm một cặp nu	 D. Thay thế một cặp nu
Câu 8: Một gen có 4000 liên kết hidro. Sau khi bị đột biến gen có tổng số 4001 liên kết hidro nhưng chiều dài không thay đổi. Đây là loại đột biến
A. mất 1 cặp nu	 	B. thay thế cặp A-T bằng cặp G –X 	C. thêm 1 cặp nu D. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
Câu 9: Ở cà độc dược 2n = 24. Có bao nhiêu dạng đột biến thể ba được tạo ra
	A. 12.	B. 24.	C. 25.	D. 23.
Câu 10: Nhóm các kiểu gen nào sau đây có thể được tạo ra từ việc gây đột biến đa bội trong quá trình nguyên phân của cây 2n?
A. AAaa, Aaa, aaaa, AAa	B. AAaa, AAAA, aaaa C. Aaa, AAaa, Aaaa D. AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa
Câu 11: Người mắc hội chứng Đao tế bào có
	A. NST số 21 bị mất đoạn. B. 3 NST số 21. 	C. 3 NST số 13.	D. 3 NST số 18.
Câu 12: Một gen cấu trúc có chứa 90 vòng xoắn và 20% số nuclêôtit loại A. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là :
	A. A = T = 359, G = X = 541. 	 B. A = T = 361, G = X = 539.
	C. A = T = 360, G = X = 540. 	 D. A = T = 359, G = X = 540.
Câu 13:Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
	A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
	B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân
	C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
	D. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
Câu 14:Mức phản ứng là
	A. khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.
	B. tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
	C. khả năng phản ứng của sinh vật trước những điều kiện bất lợi của môi trường.
	D. mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
Câu 15: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp NST tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là
A. Tương tác bổ trợ	B. Tương tác át chế. 	C. Tương tác cộng gộp	D. Tương tác gen
Câu 16: Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là
A. Gen trội	B. gen lặn	C. Gen alen	D. Gen đa hiệu
Câu 17: Kiểu gen nào sau đây là thuần chủng
	A. AaBBddee ; AAbbDDEE 	B. AAbbddee ; AaBbddEe	
	C. aabbddee ; AABBDDEE	D. AaBbDdee ; AabbddEe 
Câu 18: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen
	A. AaBBddee ; AAbbDDEE 	B. AAbbddee ; AaBbddEe	
	C. aabbddee ; AABBDDEE	D. AaBbddee ; AabbddEe
Câu 19: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 9:3:3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền
	A. phân li độc lập. 	B. liên kết hoàn toàn.	C. liên kết không hoàn toàn.	D. tương tác gen.
Câu 20: Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới
	A. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.
	B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
	C. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
	D. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
Câu 21: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ
	A. bố.	B. bà nội.	C. ông nội.	D. mẹ.
Câu 22: Ở cà chua, gen A: thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục. Các gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Cho lai giữa 2 giống cà chua thuần chủng: thân cao, quả tròn với thân thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ
	A. 3 cao tròn: 1 thấp bầu dục. B. 3 cao tròn: 3 cao bầu dục: 1 thấp tròn: 1 thấp bầu dục.	C. 1 cao bầu dục: 2 cao tròn: 1 thấp tròn. D. 9 cao tròn: 3 cao bầu dục: 3 thấp tròn: 1 thấp bầu dục.
Câu 23: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau?
	A. AaBb x AaBb	B. aabb x AaBB	C. AaBb x Aabb	D. Aabb x aaBb
Câu 24: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là
	A. 3/16.	B. 1/8.	C. 1/16.	D. 1/4.
Câu 25: Cho cá thể có kiểu gen (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại kiểu gen này với tỉ lệ là: A. 50%.	 B. 25%.	 	C. 75%.	D. 100%.
Câu 26: Cá thể có kiểu gen tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1 nếu biết hoán vị gen đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20%
	A. 16%	B. 4%	C. 9%	D. 8%
Câu 27: Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?
	A. ♀ XWXW x ♂ XwY	B. ♀ XWXw x ♂ XwY	
	C. ♀ XWXw x ♂ XWY	D. ♀ XwXw x ♂ XWY
Câu 28: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:
	A. quần thể giao phối có lựa chọn.	B. quần thể tự phối và ngẫu phối.
	C. quần thể tự phối.	D. quần thể ngẫu phối.
Câu 29: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?
	A. Quần thể có kích thước lớn.	B. Có hiện tượng di nhập gen.
	C. Không có chọn lọc tự nhiên.	D. Các cá thể giao phối tự do.
Câu 30: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:
	A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể.
	B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể.
	C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.
	D. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
Câu 31: Ở một loài vật nuôi, alen A qui định kiểu hình lông đen trội không hoàn toàn so với alen a qui định màu lông trắng,kiểu gen dị hợp Aa cho kiểu hình lông lang đen trắng.Một QT vật nuôi giao phối ngẫu nhiên có 32 cá thể lông đen,96 cá thể lông lang, 72 cá thể lông trắng.Tần số tương đối của alen A và a lần lượt là:
	A. 0,3 và 0,7	B. 0,7 và 0,3	C. 0,4 và 0,6	D. 0,6 và 0,4
Câu 32: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:
	A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.	B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.	
	C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.	D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.
Câu 33: Một quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec có 300 cá thể, biết tần số tương đối của alen A = 0,3; a = 0,7. Số lượng cá thể có kiểu gen Aa là: 
	A. 63 cá thể. 	B. 126 cá thể.	C. 147 cá thể. 	D. 90 cá thể. 
Câu 34: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
	I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
	II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
	III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
	IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
	A. I → III → II.	B. III → II → I.	C. III → II → IV.	D. II → III → IV.
Câu 35: Không sử dụng phương pháp gây đột biến ở
	A. vi sinh vật.	B. động vật.	C. cây trồng. 	D. động vật bậc cao.
Câu 36: Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
	A. cấy truyền phôi.	 	B. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo.
	C. dung hợp tế bào trần.	 	D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 37: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là:
A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 38: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?
	A. Ung thư máu.	B. Đao.	C. Claiphentơ. 	D. Thiếu máu hình liềm.
Câu 39: Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do
	A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin.
	B. đột biến nhiễm sắc thể.	
	C. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu. 
	D. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuổi bêta hêmôglôbin. 
Câu 40: Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp
	A. nghiên cứu tế bào học.	B. nghiên cứu di truyền phân tử.
	C. nghiên cứu phả hệ.	D. nghiên cứu di truyền quần thể.
---------------------HẾT-----------------------
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
TỔ SINH - KTNN
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 12
NĂM HỌC 2020 - 2021
Mã đề 121
1D
2C
3A
4D
5D
6A
7C
8B
9A
10B
11B
12A
13C
14B
15D
16D
17C
18D
19A
20C
21D
22D
23B
24B
25A
26D
27D
28C
29B
30B
31C
32B
33B
34C
35D
36C
37A
38D
39A
40C
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2020 - 2021
Họ tên:
 MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 THPT
Số báo danh:
 Thời gian: 45 phút(không kể thời gian giao đề)
 Đề thi gồm có 3 trang, 40 câu. MÃ ĐỀ: 122
Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
	A. codon.	B. gen.	C. anticodon.	D. mã di truyền.
Câu 2: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu gọi là
	A. nhiễm sắc thể.	B. axit nuclêic.	C. gen.	D. nhân con.
Câu 3: Enzim chính tham gia vào quá trình phiên mã là
	A. ADN-polimeraza.	B. restrictaza.	C. ADN-ligaza. 	D. ARN-polimeraza.
Câu 4: Mã di truyền mang tính thoái hoá, tức là:
	A. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
	B. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
	C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
	D. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
Câu 5: Người ta vận dụng dạng đột biến nào để loại bỏ những gen có hại?
	A. Mất đoạn	 	 B. Thêm đoạn	 	 C. Chuyển đoạn 	D. Đảo đoạn
Câu 6: Sơ đồ nào sau đây phản ánh đúng trình tự các nucleotít của gen 
 A. 	3’ – AGA TXX GTA TTT – 5’	 B. 	3’ – AGA TXX GTA TAT – 5’
	3’ – TXT AGG XAT AAA – 5’.	 	5’ – TXT AXG XAT AAA – 3’.
 C. 	5’ – AGA TXX GTA TTT – 3’	D. 	3’ – AGA TXX GTA TTT – 5’
 5’ – TXT AGG XAT AAA – 3’.	5’ – TXT AGG XAT AAA – 3’.
Câu 7: Biến đổi trên một cặp nuclêôtit của gen phát sinh trong nhân đôi ADN được gọi là
	A. đột biến	B. đột biến gen.	C. thể đột biến.	D. đột biến điểm.
Câu 8: Một gen có 3900 liên kết hidro. Sau khi bị đột biến gen có tổng số 3903 liên kết hidro và chiều dài bị thay đổi. Đây là loại đột biến
	A. mất 1 cặp G – X 	B. thay thế cặp A-T bằng cặp G –X 	
	C. thêm 1 cặp G – X 	D. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
Câu 9: Trường hợp 1 cặp NST của tế bào 2n bị mất cả 2NST được gọi là
	A. thể một	B. thể ba	C. thể bốn	D. thể không
Câu 10: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa
	A. 2, 4, 5.	B. 1, 2, 3.	C. 1, 3, 5.	D. 1, 2, 4.
Câu 11: Ở người, hội chứng Claiphentơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là:
	A. XXY.	B. XYY.	C. XXX.	D. XO.
Câu 12: Một gen dài 408nm và có 3100 liên kết hiđrô. Sau khi sử lí bằng 5-BU thành công thì số nuclêôtit từng loại của gen đột biến là:
	A. A = T = 500; G = X = 700	B. A = T = 501; G = X = 699
	C. A = T = 500; G = X = 699	D. A = T = 499; G = X = 701
Câu 13: Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản qua các thế hệ theo Menđen là do
	A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
	B. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
	C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
	D. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.
Câu 14: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được gọi là
	A. sự tự điều chỉnh của kiểu gen.	B. sự thích nghi kiểu hình.
	C. sự mềm dẻo về kiểu hình.	D. sự mềm dẻo của kiểu gen.
Câu 15: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp NST tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là
A. Tương tác gen	B. Tương tác cộng gộp	C. Tương tác át chế.	D. Tương tác bổ trợ 
Câu 16: Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là
A. Gen alen	B. Gen đa hiệu	C. Gen trội	D. gen lặn
Câu 17: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp
	A. AaBBddee ; AAbbDDEE 	B. AAbbddee ; aaBBddEE	
	C. aaBBddee ; AAbbDdEE	D. AaBbDdee ; AabbddEe 
Câu 18: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen dị hợp tử.
	A. AaBBddee ; AAbbDDEE 	B. AAbbddee ; AaBbddEe	
	C. aabbddee ; AABBDDEE	D. AaBbddee ; AabbddEe
Câu 19: Lai thứ bí thuần chủng quả dẹt với quả dài, F1 thu được 100% quả dẹt, F2 phân li theo tỉ lệ 9 dẹt; 6 tròn; 1 dài. Tính trạng hình dạng bí nói trên đã di truyền theo quy luật nào?
	A. phân li độc lập	 B. tương tác cộng gộp	 	C. tương tác bổ trợ	D. tương tác át chế
Câu 20: Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền
	A. liên kết với giới tính.	B. theo dòng mẹ.	C. độc lập với giới tính.	D. thẳng theo bố.
Câu 21: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền
	A. độc lập với giới tính.	B. thẳng theo bố.	C. chéo giới.	D. theo dòng mẹ.
Câu 22: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 100% tính trạng của 1 bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, được F2 tỉ lệ 1: 1: 1:1. Hai tính trạng đó đã di truyền
	A. phân li độc lập.	B. liên kết hoàn toàn.	C. tương tác gen.	D. hoán vị gen.
Câu 23: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F1 1hạt vàng, trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là
	A. AAbb x aaBb	B. Aabb x aaBb 	C. AAbb x aaBB 	D. Aabb x aaBB
Câu 24: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:
	A. 1/32	B. 1/2	C. 1/64	D. 1/4
Câu 25: Cho cá thể có kiểu gen (các gen liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại kiểu gen này với tỉ lệ là: 	A. 25%.	 	B. 50%.	 	C. 75%.	D. 100%.
Câu 26: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ loại kiểu gen được hình thành ở F1.
	A. 16%	B. 32%	C. 24%	D. 51%
Câu 27: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
	A. XMXm x XmY.	B. XMXM x X MY.	C. XMXm x X MY. 	D. XMXM x XmY.
Câu 28: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng
A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. 	B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.
C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. 	D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 29: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự	
	A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.
	B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối.
	C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
	D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.
Câu 30: Tần số kiểu gen của một quần thể được tính bằng:
	A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể.
	B. số cá thể có kiểu gen đó/tổng số cá thể trong quần thể.	
	C. số cá thể có kiểu alen đó/tổng số cá thể trong quần thể.
	D. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
Câu 31: Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen lặn a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% số cây quả vàng. Tần số tương đối của các alen A và a trong quần thể là
	A. 0,5A và 0,5a.	B. 0,6A và 0,4a.	C. 0,4A và 0,6a. 	D. 0,2A và 0,8a.
Câu 32: Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là
	A. 0,9A; 0,1a.	B. 0,7A; 0,3a.	C. 0,4A; 0,6a.	D. 0,3 A; 0,7a.
Câu 33: Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng 
	A. 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.	 	B. 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.
	C. 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa.	 	D. 0,6 AA : 0,2 Aa : 0,2 aa.
Câu 34: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là
	A. công nghệ tế bào.	B. công nghệ sinh học. 	C. công nghệ gen. 	D. công nghệ vi sinh vật.
Câu 35: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
	A. thoái hóa giống.	B. ưu thế lai.	C. bất thụ.	D. siêu trội.
Câu 36: Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong quy trình nhân bản?
	A. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.
	B. Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
	C. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
	D. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.
Câu 37: Trong kĩ thuật chuyển gen, phân tử ADN tái tổ hợp được tạo như thế nào?
	A. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào cho.
	B. ADN của tế bào cho sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào nhận.
	C. ADN của tế bào nhận sau khi được nối vào một đoạn ADN của tế bào cho.
	D. ADN plasmit sau khi được nối thêm vào một đoạn ADN của tế bào nhận.
Câu 38: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến NST gây ra?
	A. Bạch tạng.	B. Đao.	C. Phêninkêtô niệu. 	D. Thiếu máu hình liềm.
Câu 39: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:
	A. đột biến gen trội nằm ở NST thường.	B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.
	C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X.	D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y
Câu 40: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra
	A. tính chất của nước ối.	B. tế bào tử cung của ngưới mẹ.
	C. tế bào phôi bong ra trong nước ối.	D. nhóm máu của thai nhi.
---------------------HẾT-----------------------
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
TỔ SINH - KTNN
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC 12
NĂM HỌC 2020 - 2021
Mã đề 122
1B
2A
3D
4A
5A
6D
7D
8C
9D
10C
11A
12D
13A
14C
15A
16B
17B
18D
19C
20A
21B
22A
23D
24A
25B
26B
27A
28D
29C
30B
31A
32A
33A
34C
35B
36B
37a
38B
39B
40C

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_2020_2021_truon.doc