Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển học sinh giỏi liên trường THPT Triệu Sơn 1,2,3,4 môn Vật lí Lớp 11 - Năm 2019-2020

Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển học sinh giỏi liên trường THPT Triệu Sơn 1,2,3,4 môn Vật lí Lớp 11 - Năm 2019-2020

Câu 1 (2 điểm):

a) Từ độ cao h = 2m, một vật nhỏ được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu 10m/s. Chọn chiều dương hướng thẳng đứng lên trên, gốc tọa độ tại mặt đất, mốc thời gian là lúc ném vật; bỏ qua lực cản của không khí; lấy g = 10m/s2.

+ Viết phương trình chuyển động, phương trình vận tốc của vật.

+ Tìm khoảng thời gian giữa hai thời điểm vật có độ lớn vận tốc là 5m/s.

b) Một cái thước AB có chiều dài l = 50cm được treo bằng một sợi chỉ gần sát tường thẳng đứng. Mép dưới B của thước cách lỗ sáng O trên tường (nằm trên đường thẳng đứng với thước) một khoảng h là bao nhiêu để khi dùng bật lửa đốt sợi chỉ, thước rơi, thước che khuất lỗ sáng trong thời gian 0,1 giây. Bỏ qua lực cản của không khí; lấy g = 10m/s2.

 

doc 3 trang phuongtran 10020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng đội tuyển học sinh giỏi liên trường THPT Triệu Sơn 1,2,3,4 môn Vật lí Lớp 11 - Năm 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG (Lần 1)
LIÊN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 1,2,3,4
NĂM HỌC 2019-2020
Môn: Vật lý - Lớp 11 THPT 
 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày kiểm tra: 26 tháng 10 năm 2019
(Đề thi gồm có 3 trang, 10 câu)
Câu 1 (2 điểm): 
a) Từ độ cao h = 2m, một vật nhỏ được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu 10m/s. Chọn chiều dương hướng thẳng đứng lên trên, gốc tọa độ tại mặt đất, mốc thời gian là lúc ném vật; bỏ qua lực cản của không khí; lấy g = 10m/s2.
+ Viết phương trình chuyển động, phương trình vận tốc của vật.
+ Tìm khoảng thời gian giữa hai thời điểm vật có độ lớn vận tốc là 5m/s. 
b) Một cái thước AB có chiều dài l = 50cm được treo bằng một sợi chỉ gần sát tường thẳng đứng. Mép dưới B của thước cách lỗ sáng O trên tường (nằm trên đường thẳng đứng với thước) một khoảng h là bao nhiêu để khi dùng bật lửa đốt sợi chỉ, thước rơi, thước che khuất lỗ sáng trong thời gian 0,1 giây. Bỏ qua lực cản của không khí; lấy g = 10m/s2.
Câu 2 (2 điểm) : 
a) Một cái nêm A được đặt trên mặt phẳng nằm ngang, một vật nhỏ B được đặt tại chân mặt phẳng nghiêng (hình 1). Nêm chuyển động theo phương ngang với gia tốc như thế nào để vật B chuyển động đi lên mặt nêm? Biết ; bỏ qua ma sát giữa vật B và mặt nêm ; lấy g = 10m/s2.
b) Một tấm ván có khối lượng M = 10kg nằm trên mặt phẳng ngang nhẵn và được giữ bằng sợi dây không giãn. Vật nhỏ có khối lượng m = 1kg trượt đều với vận tốc v = 2m/s từ mép tấm ván dưới tác dụng của một lực không đổi có độ lớn F = 10N (hình 2). Khi vật đi được đoạn đường l = 1m thì dây đứt.
+ Tính gia tốc của vật và ván ngay khi đây đứt.
+ Mô tả chuyển động của vật và ván trong một thời gian đủ dài. Tính vận tốc, gia tốc của ván trong từng giai đoạn. Coi ván đủ dài.
Câu 3 (2 điểm): Một vật hình trụ có trọng lượng P = 80N nằm sát chân tường (hình 3). Hệ số ma sát nghỉ giữa mặt trụ với mặt tường và sàn đều bằng . Người ta tác dụng vào một điểm của hình trụ một lực theo phương thẳng đứng, hướng lên và tiếp tuyến với mặt trụ mà không làm hình trụ quay.
a) Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng lên hình trụ.
b) Tìm độ lớn cực đại của lực tác dụng vào hình trụ.
Câu 4 (2 điểm):
a) Một viên đạn khối lượng 1kg đang bay theo phương thẳng đứng với tốc độ 500m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay theo phương ngang với tốc độ . Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với tốc độ bao nhiêu?
b) Một vật nhỏ khối lượng m được truyền một vận tốc ban đầu theo phương ngang từ điểm A, sau đó m đi lên theo đoạn đường tròn BC tâm O, bán kính cong R = OC = 2m, phương OB thẳng đứng, góc và m rơi xuống điểm D (hình 4). Bỏ qua ma sát và lực cản của không khí; lấy g = 10m/s2. 
+ Tìm vận tốc của vật tại C và độ cao cực đại của m so với B.
+ Khi thay đổi góc từ 600 đến 900 thì độ cao cực đại của m so với B thay đổi như thế nào?
Câu 5 (2 điểm): Trong một xy-lanh của một động cơ nhiệt chứa một lượng khí ở nhiệt độ 470C và áp suất 0,7atm. Coi chất khí là khí lý tưởng trong quá trình biến đổi trạng thái.
a) Sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên đến 8atm. Tính nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén.
b) Người ta tăng nhiệt độ của khí lên đến 2730C và giữ pít-tông cố định thì áp suất của chất khí khi đó là bao nhiêu?
Câu 6 (2 điểm): Một tụ điện phẳng có diện tích , điện môi là bản thủy tinh dày d = 1mm, .
a) Nối vào hai bản tụ một hiệu điện thế U = 300V
+ Tìm điện dung của tụ điện.
+ Tìm điện tích và năng lượng của tụ điện.
b) Nối vào hai bản tụ một hiệu điện thế U = 300V sau đó rút bản thủy tinh khỏi tụ
+ Tìm độ biến thiên năng lượng của tụ điện. 
+ Tìm công cần thực hiện để rút tấm điện môi ra.
Câu 7 (2 điểm): Có 2 đèn: Đèn Đ1 loại 120V - 60W; đèn Đ2 loại 120V - 45W.
a) Tìm điện trở và cường độ dòng điện định mức của mỗi bóng đèn.
b) Mắc 2 đèn theo một trong hai cách (hình 5), đặt vào hai điểm A,B một điện áp 240V thì hai đèn sáng bình thường. Tìm r1 và r2, cho biết cách mắc nào có lợi hơn?
Câu 8 (2 điểm): Một dây dẫn kim loại đồng chất tiết diện đều chiều dài AB = d và điện trở R. Hai chỗ tiếp xúc di động C1 và C2 có thể di chuyển được dọc theo AB. Một nguồn điện P1 có suất điện động E1 đã biết, một nguồn điện P2 cần đo suất điện động E2, mạch điện được nối như hình vẽ (hình 6). Bỏ qua điện trở của các dây nối, của điện kế G. Chọn vị trí của C1 và C2 để điện kế G chỉ số 0, khi này đo được d1 = AC1 và d2 = AC2.
a) Bỏ qua điện trở trong r2 của nguồn P2. Tìm tỉ số theo d1,d2.
b) Nếu r2 của nguồn P2 khác không. Tìm tỉ số theo d1,d2,r2,d,R.
Câu 9 (2 điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ (hình 7). Cho biết: ; B là bình điện phân dung dịch CuSO4 với các điện cực bằng Cu ; Đ là đèn sợi tóc loại 6V – 9W ; Rb là biến trở con chạy.
a) Điều chỉnh con chạy C để thì đèn sáng bình thường. Tính khối lượng Cu bám vào Ca-tốt bình điện phân trong 1 giờ, công suất tiêu thụ ở mạch ngoài và công suất của nguồn điện.
b) Từ vị trí trên của con chạy C, nếu dịch chuyển con chạy C sang trái thì độ sáng của đèn và lượng Cu bám vào ca-tốt trong 1 giờ thay đổi thế nào?
Câu 10 (2 điểm): Cho các dụng cụ sau:
- Một chiếc pin;
- Một ampe kế có điện trở rất nhỏ; 
- Một cuộn dây có điện trở suất đã biết; 
- Dây nối có điện trở không đáng kể;
- Một cái bút chì và một tờ giấy kẻ ô vuông tới mm. 
Hãy nêu phương án và cách làm thí nghiệm để xác định gần đúng suất điện động của pin chỉ với các dụng cụ trên.
A
B
C
D
O
Hình 4
Hình 3
C1
P1
P2
C2
A
Hình 6
G
B
B
Rb
Đ
C
E r
Hình 7
X
B
Hình 1
m
M
Hình 2
A
Hình 5
Cách 2
A
B
Đ1
Đ2
r2
X
X
A
B
Cách 1
Đ1
Đ2
r1
X
X
 .HẾT 
Họ tên thí sinh:..........................................................SBD:................................
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_lien_truong_t.doc
  • docHD chấm.doc
  • docMa trận.doc