Chuyên đề ôn tập môn Địa lí Lớp 10 - Từ chương V-IX (Có đáp án)

Chuyên đề ôn tập môn Địa lí Lớp 10 - Từ chương V-IX (Có đáp án)

1.1. Dân số và sự gia tăng dân số

- Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.

- Quy mô dân số khác nhau giữa các châu lục và khác nhau giữa các nước.

- Tình hình phát triển dân số:

+ Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.

+ Tốc độ tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn đặck biệt là nửa sau thế kỷ XX.

1.2. Gia tăng dân số

1.2.1. Gia tăng tự nhiên

a. Tỉ suất sinh thô

- Khái niệm: Tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị:‰).

- Yếu tố tác động: tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán và tâm lý xã hội, trình độ phát triển kinh tế- xã hội, chính sác phát triển dân số của từng nước,

 

doc 40 trang phuongtran 5190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề ôn tập môn Địa lí Lớp 10 - Từ chương V-IX (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP LỚP 10
CHƯƠNG V: ĐỊA LÝ DÂN CƯ
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Dân số và tình hình dân số thế giới
1.1. Dân số và sự gia tăng dân số
- Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.
- Quy mô dân số khác nhau giữa các châu lục và khác nhau giữa các nước.
- Tình hình phát triển dân số:
+ Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.
+ Tốc độ tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn đặck biệt là nửa sau thế kỷ XX.
1.2. Gia tăng dân số
1.2.1. Gia tăng tự nhiên
a. Tỉ suất sinh thô
- Khái niệm: Tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị:‰).
- Yếu tố tác động: tự nhiên – sinh học, phong tục tập quán và tâm lý xã hội, trình độ phát triển kinh tế- xã hội, chính sác phát triển dân số của từng nước, 
b. Tỉ suất tử thô
- Khái niệm: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị: ‰).
- Đặc điểm:
+ Tỉ suất tử thô ngày càng giảm.
+ Tỉ suát tử thô khác nhau giữa các nhóm nước.
- Yếu tố tác động: kinh tế- xã hội (chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật ) và các thiên tai (động đất, núi lửa, hạn hán, sóng thần, ).
- Cần lưu ý đến tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh vì ở một mức độ nó phản ánh tình hình nuôi dưỡng và tình hình sức khỏe của trẻ.
c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô (Đơn vị: %)
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là động lực phát triển dân số.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên khác nhau giữa các nước.
d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
 Sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí đã gây ra sức ép rất lớn đối với sự phát triển KT- XH và môi trường.
1.2.2. Gia tăng cơ học
- Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư học.
- Gia tăng cơ học không ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng lại có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và các hiện tượng kinh tế - xã hội của từng quốc gia và khu vực.
1.2.3. Gia tăng dân số
- Là tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học (Đơn vị tính: %). 
- Là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của 1 quốc gia, 1 vùng.
2. Cơ cấu dân số
2.1. Cơ cấu sinh học
a. Cơ cấu dân số theo giới
- Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng dân số. (%)
- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian và khác nhau giữa từng quốc gia, khu vực
b. Cơ cấu dân số theo tuổi
- Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định
- Chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 – 14 tuổi
+ Nhóm trong tuổi lao động: 15 – 59 (hoặc đến 64 tuổi)
+ Nhóm ngoài độ tuổi lao động: > 60 (hoặc > 65 tuổi)
- Căn cứ vào tỉ lệ dân cư trong từng nhóm tuổi chia thành cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già
- Để nghiên cứu cơ cấu dân số sinh học, sử dụng tháp dân số. Có 3 kiểu cơ bản: Mở rộng; Thu hẹp; Ổn định.
2.2.Cơ cấu xã hội
a. Cơ cấu dân số theo lao động: cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động trong các khu vực kinh tế
* Nguồn lao động
- Bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động
- Gồm 2 nhóm: 
+ Dân số hoạt động kinh tế 
+ Dân số không hoạt động kinh tế
*Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế
 - Dân số hoạt động theo 3 khu vực kinh tế: 
+ Khu vực I: nông – lâm – ngư nghiệp
+ Khu vực II: công nghiệp
+ Khu vực III: dịch vụ
- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế có sự khác nhau giữa các quốc gia:
+ Các nước phát triển: tỉ lệ dân số hoạt động trong khu vực III cao nhất
+ Các nước đang phát triển: tỉ lệ dân số hoạt động trong khu vực I cao
b. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là một tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
- Xác định dựa vào:
+ Tỉ lệ người biết chữ (15 tuổi trở lên)
+ Số năm đi học của người từ 25 tuổi trở lên
- Các nước phát triển có tỉ lệ người biết chữ và số năm đi học cao, các nước kém phát triển thấp.
3. Phân bố dân cư
3.1. Khái niện
- Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
- Mật độ dân số: là số dân cư trú, sinh sống trên một đơn vị diện tích.
- Công thức: MDDS = Số dân/Diện tích (người/km2).
3.2. Đặc điểm
a. Phân bố dân cư không đều trong không gian:
- Mật độ dân số trung bình trên thế giới 2016 là 55 người/ km2. 
- Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới.
b. Biến động về phân bố dân cư theo thời gian:
- Sự phân bố dân cư có sự khác nhau qua các thời kì.
- Tỉ trọng dân số các châu lục thay đổi theo thời gian.
3.3. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:
 - Điều kiện tự nhiên: khí hậu, đất đai, nguồn nước
- Kinh tế – xã hội: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất nền kinh tế, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư
=> Nhân tố kinh tế - xã hội đóng vai trò quyết định, trước hết đó là nhân tố trình độ phát triển lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế.
4. Đô thị hóa
 4.1 Khái niệm: 
 Là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và qui mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
4.2. Đặc điểm:
- Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
- Phổ biến rộng rải lối sống thành thị.
4.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- xã hội và môi trường:
a. Tích cực: 
- Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
- Thay đổi sự phân bố dân cư, quá tình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị => làm chậm lại việc gia tăng dân số tự nhiên.
- Phổ biến lối sống thành thị, thường xuyên tiếp cận với văn minh nhân loại.
b. Tiêu cực 
- Sự mất cân đối lao động giữa các thành thị và nông thôn: mất nguồn nhân lực ở nông thôn, thừa lao động, thiếu việc làm ở thành phố.
- Điều kiện sinh hoạt ngày càng khó khăn, tệ nạn xã hội.
- Ô nhiễm môi trường.
II. BÀI TẬP
1. Câu hỏi Nhận biết
Câu 1. Dân số thế giới tập trung nhiều nhất ở châu lục 
A. Châu Á.
B. Châu Âu.
C. Châu Phi.
D. Châu Mỹ
Câu 2. Cơ cấu dân số theo giới là
A. tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng dân số trung bình cùng thời điểm.
B. tập hợp những người trong những nhóm tuổi nhất định.
C. nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
D. trình độ học vấn và dân trí của dân cư.
Câu 3. Kiểu tháp tuổi nào sau đây thể hiện tuổi thọ trung bình cao?
A. mở rộng
B. thu hẹp
C. ổn định
D. không thể xác định.
Câu 4. Kiểu tháp tuổi nào sau đây thể hiện gia tăng dân số có xu hướng giảm dần?
A. Mở rộng. 	B. Thu hẹp
 C. Ổn định. 	 D. Không thể xác định được.
Câu 5.Quá trình đô thị hóa có mấy đặc điểm chính
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 6. Khu vực có mật độ dân số thấp nhất thế giới 
A. Tây Á.
B. Bắc Phi.
C. Châu đại Dương.	
D. Trung Phi.
Câu 7. Cơ cấu dân số theo tuổi là
A. tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
B. tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
C. cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
D. phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư.
Câu 8. Cơ cấu dân số theo lao động cho biết
A. tương quan giữa giới nam so với giới nữ.
B. tập hợp những người trong những nhóm tuổi nhất định.
C. nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
D. trình độ học vấn và dân trí của dân cư.
Câu 9. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế phổ biến phân chia các hoạt động kinh tế thành mấy khu vực?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 10. Đô thị hóa là một quá trình
A. có tác động tích cực.	
B. có tác động tiêu cực.
C. tích cực nếu gắn với công nghiệp hóa.
D. tiêu cực nếu quy mô của các thành phố quá lớn.
Câu 11. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm là
A. tiến bộ về y tế và khoa học, kĩ thuật.
B. điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.
C. sự phát triển kinh tế.
D. hòa bình trên thế giới được đảm bảo.
Câu 12. Dân số tăng nhanh để lại hậu quả
A.kinh tế phát triển cao. B.môi trường ô nhiễm.
C.tạo nhiều việc làm. D.chất lượng cuộc sống nâng cao.
Câu 13.Thước đo phản ánh tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng
A.gia tăng cơ học. B.gia tăng tự nhiên.
C.gia tăng dân số. D.số người xuất cư.
Câu 14. Cần phải sử dụng số người trong nhóm tuổi lao động một cách tối ưu để tạo ra sức sản xuất cao nhất cho xã hội vì
A. nhóm tuổi lao động thường đông nhất.
B. chất lượng lao động của nhóm tuổi này khác nhau giữa các quốc gia.
C. nhóm tuổi này là nguồn nhân lực, là vốn quý của quốc gia.
D. nhóm tuổi này thường ít nhất.
Câu 15. Ý nào sau đây không phải là mặt tích cực của quá trình đô thị hóa là:
A. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
B. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
C. làm thay đổi phân bố dân cư và lao động, quá trình sinh tử.
D. gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo, ô nhiễm môi trường.
Câu 16.Cơ cấu dân số trẻ và cơ cấu dân số già phân biệt chủ yếu dựa vào
A. tỉ lệ dân số trong từng nhóm tuổi.
B. tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội.
C. tỉ lệ dân tham gia hoạt động kinh tế.
D. tỉ lệ người biết chữ.
Câu 17. Yếu tố nào sau đây quyết định sự phân bố dân cư?
A. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
B. Điều kiện về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
C. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
D. Tình hình chuyển cư.
Câu 18. Động lực phát triển dân số thế giới là
A. mức sinh cao.	 B. gia tăng cơ học.
C. gia tăng tự nhiên.	D.gia tăng dân số.
3. Câu hỏi vận dụng thấp
 Câu 19. Dựa vào bảng số liệu sau: 
 Dân số thế giới giai đoạn 1927 - 2005
Năm
1927
1987
2005
Số dân (tỉ người)
2
5
6.5
Nhận xét nào sau đây chính xác với bảng số liệu trên?
A.Số dân thế giới liên tục giảm.
B.Số dân thế giới có sự biến động.
C.Số dân thế giới liên tục tăng và tăng gấp 3,3 lần.
D. Số dân thế giới cao nhất vào năm 1987.	
Câu 20. Dân số Việt Nam năm 2006 là 84,1 triệu người, trong đó dân số hoạt động kinh tế là 42,53 triệu người, tức là bằng
A. 50.6%. B. 51.2%. C 52.1%. D. 51.0%.
Câu 21. Dân số Việt Nam vào thời điểm 01/04/2014 là 90,5 triệu người, trong đó dân số nam là 44,7 triệu người, dân số nữ là 45,8 triệu người. Cho biết tỉ số giới tính của dân số Việt Nam vào thời điểm 01/04/2014.
A. 97.6% . B. 96.9%.
C. 49.4%. D. 50.6%.
Câu 22.Việt Nam có dân số là 84 triệu người và diện tích khoảng 331. 900 km2 thì có mật độ dân số là
A. 234 người/ km2.
B. 324 người/ km2.
C. 253,088 người/km2.
D. 253 người/km2.
Câu 23. Cho bảng số liệu 
TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1900 – 2015 (Đơn vị: %)
Biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới trong giai đoạn 1900 – 2015 là
A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền.
Câu 24. Tại sao cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của các nước?
A. Cho biết được nguồn lao động của quốc gia.
B. Cho biết tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ trung bình, khả năng phát triển dân số, nguồn lao động của các nước.
C. Cho biết sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chiến lược phát triển của quốc gia.
D.Cho biết số người không tham gia hoạt động kinh tế.
4. Vận dụng mức độ cao
Câu 25. Từ 1989 đến nay tỉ trọng dân cư Châu Âu giảm so với dân số thế giới là vì
A. dân Châu Âu di cư sang các Châu khác .
B. dân số Châu Âu tăng chậm hơn các Châu khác.
C. diện tích của Châu Âu nhỏ nhất trong các Châu lục.
D. tỉ lệ tử của dân châu Âu thấp hơn các Châu lục khác.
Câu 26. Từ năm 1800 đến năm 2000 tỉ trọng dân cư Châu Mỹ so với thế giới đã tăng từ 5,4 % lên 13,6 % . Điều này được lí giải bởi
A. dân số Châu Mỹ tăng nhanh.	 B. diện tích của Châu Mỹ lớn.
C. số người di cư đến Châu Mỹ lớn.	D. tỉ lệ tử của châu Mĩ thấp.
Câu 27. Đồng Bằng sông Hồng có mật độ dân số gần gấp 3 lần Đồng bằng sông Cửu Long do
A. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội.	B. Điều kiện về tự nhiên.
C. Tính chất của nền kinh tế.	D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 28. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2015 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2015 là 7346 triệu người . Số dân của năm 2016 sẽ là
A. 7468,25 triệu người.
B. 7458,25 triệu người.
C. 7434,15 triệu người.
D. 7522,35 triệu người.
Câu 29. Ý nào sau đây là nguyên nhân làm cho tỉ số nam nữ khác nhau theo không gian và thời gian? 
A. Chiến tranh làm nam chết nhiều hơn nữ. 
B. Tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam.
C. Nam thường di cư nhiều hơn nữ.
D. Chiến tranh, tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam, nam di cư nhiều hơn nữ.
Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu kiến tỉ suất sinh thô ở nhiều nước trên thế giới hiện nay có xu hướng giảm
A. Phong tục tập quán lạc hậu.
B. Chính sách, tâm lý xã hội.
C. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước.
D. Thiên tai ngày càng nhiều.
ĐÁP ÁN
Câu 1
A
Câu 2 C
Câu 3 C
Câu 4 B
Câu 5 B
Câu 6 C
Câu 7 B
Câu 8 C
Câu 9 B
Câu 10 C
Câu 11 B
Câu 12 B
Câu 13 C
Câu 14 C
Câu 15 D
Câu 16 A
Câu 17 A
Câu 18 C
Câu 19 C
Câu 20 A
Câu 21 A
Câu 22 D
Câu 23 D
Câu 24 B
Câu 25 D
Câu 26 C
Câu 27 D
Câu 28 C
Câu 29 D
Câu 30 B
CHƯƠNG VI+ VII: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ+ ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Chương VI: Cơ cấu kinh tế
1. Các nguồn lực phát triển kinh tế. 
1.1. Khái niệm: 
- Nguồn lực là tổng thể vị trí Địa Lí, các nguồn tài nguyên TN, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường, ở trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
1.2. Các loại nguồn lực:
Nguồn lực được phân làm ba loại:
- Vị trí Địa Lí
- Nguồn lực tự nhiên
- Nguồn lực kinh tế – xã hội.
1.3. Vai trò của nguồn lực đối với phát triển kinh tế.
- Vị trí Địa Lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn cho việc trao đổi, tiếp cận giữa các vùng, giữa các quốc gia.
- Nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên) là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất.
- Nguồn lực kinh tế – xã hội tạo cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế.
2. Cơ cấu nền kinh tế 
2.1. Khái niệm :
Cơ cấu KT là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận KT có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
2.2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu KT:
- Cơ cấu nền kinh tế
- Cơ cấu thành phần kinh tế
- Cơ cấu lãnh thổ.
a. Cơ cấu ngành: Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
b. Cơ cấu lãnh thổ: 
- Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, được hình thành do sự phân bố của các ngành theo không gian Địa lí.
- Cơ cấu lãnh thổ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành kinh tế. Có các cơ cấu lãnh thổ khác nhau ứng với mỗi cấp phân công lao động lãnh thổ: Toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.
C .Cơ cấu thành phần kinh tế: 
Được hình thành dựa trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.
Chương VII: Địa lý nông nghiệp
1. Một số vấn đề chung của ngành nông nghiệp 
1.1. Vai trò
- Vai trò quan trọng, không thay thế được.
- Cung cấp lương thực thực phẩm.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
1.2. Đặc điểm:
- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thay thế được (quan trọng nhất và không thể sản xuất nông nghiệp được nếu không có đất đai).
-. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
- Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.
- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành hàng hoá.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp
a. Nhóm nhân tố tự nhiên:
- Đất: Ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, cơ cấu và phân bố cây trồng, vật nuôi, nămg suất.
- Khí hậu – nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi, khả năng xen canh tăng vụ, tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
- Sinh vật: Cơ sở tạo nên các giống cây trồng vật nuôi; cơ sở thức ăn cho gia súc, cơ cấu vật nuôi và sự phát triển chăn nuôi.
b. Nhóm nhân tố kinh tế – xã hội:
- Dân cư – lao động: Ảnh hưởng đến cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi.
- Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến con đường phát triển nông nghiệp, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học – kỹ thuật: Giúp chủ động trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng.
- Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả nông sản; điều tiết sản xuất và hướng chuyên môn hoá.
2. Địa lý ngành trồng trọt
2.1 Vai trò của ngành trồng trọt:
- Là nền tảng của sản xuất nông nghiệp. 
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho dân cư.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 
- Cơ sở phát triển chăn nuôi.
- Nguồn xuất khẩu có giá trị.
2.2. Địa Lí cây lương thực:
a. Vai trò 
- Là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho con người và gia súc.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biên lương thực- thực phẩm.
- Là nguồn hàng xuất khẩu.
b. Các cây lương thực chính
Cây lương thực
Đặc điểm sinh thái
Vai trò và tình hình phát triển
Phân bố
Lúa gạo
Ưa KH nóng ẩm, chân ngập nước, cần nhiều công chăm sóc.
- Tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Sản lượng 585 triệu tấn/năm, chiếm 28% SLLT, nuôi sống 50% dân số thế giới.
- Châu Á gió mùa chiếm 9/10 sản lượng.
- Nước xuất khẩu nhiều gạo: Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì,..
Lúa mì 
- Cây cận nhiệt và ôn đới, ưa khí hậu ấm, khô, đất màu mỡ, nhiều phân bón, nhiệt độ thấp đầu mùa sinh trưởng.
- Sản lượng khoảng 550 triệu tấn/năm, chiếm 28% SLLT.
- 20 – 30% Sl được bán trên thị trường.
- Các nước SX nhiều: TQ, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Nga, Canađa,..
- Nước xuất khẩu nhiều: Hoa Kì, Canađa.
Ngô 
Cây của miền nhiệt đới, cận nhiệt.
Sản lượng khoảng 600 triệu tấn/năm, chiếm 29% SLLT.
Các nước SX nhiều: Hoa Kì (2/5 SL thế giới), TQ, Braxin, Pháp, Mêhicô, 
Các cây lương thực khác 
Dễ tính, không kén đất, không đòi hỏi nhiều phân bón, công chăm sóc, có khả năng chịu hạn.
- Chủ yếu làm thức ăn cho chăn nuôi, ngưyên liệu nấu cồn, rượu, bia.
- Lương thực cho người ở các nước ĐPT.
- Ôn đới: có đại mạch, yến mạch, khoai tây.
- Nhiệt đới và cận nhiệt: kê, cao lương, khoai lang, sắn.
2.3. Địa Lí cây công nghiệp:
a. Vai trò:
- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.
- Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
b. Đặc điểm:
- Biên độ sinh thái hẹp (có những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, đất trồng, chế độ chăm sóc ) nên chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
c. Các cây công nghiệp chủ yếu.
- Nhóm cây lấy đường:
+ Mía: trồng nhiều ở miền nhiệt đới (Braxin, Ấn Độ, Cu Ba, )
+ Củ cải đường: Miền ôn đới và cận nhiệt (Pháp, Ba Lan, CHLB Đức, Hoa Kì, )
- Cây lấy sợi: Cây bông: có nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ 
- Cây lấy dầu: Cây đậu tương; có nhiều ở Hoa Kì, Braxin, Trung Quốc 
- Cây cho chất kích thích:
+ Cây chè: Trồng nhiều ở cận nhiệt đới: Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam 
+ Cà phê: Braxin, Việt Nam, Côlômbia 
- Cây lấy nhựa: Cao su: Có nhiều ở Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi 
3.4. Ngành trồng rừng:
a. Vai trò của rừng:
 Quan trọng với môi trường sinh thái và con người.
- Điều hoà lượng nước trên mặt đất.
- Lá phổi xanh của Trái Đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.
- Cung cấp lâm đặc sản, phục vụ sản xuất, đời sống công nghiệp, xây dựng dân sinh, nguyên liệu giấy, thực phẩm, dược liệu quý 
b. Tình hình trồng rừng:
- Trên thế giới rừng đang bị tàn phá do con người.
- Nước trồng rừng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kì, Nhật Bản, Thái Lan 
3. Địa lý ngành chăn nuôi
3.1. Vai trò:
- Cung cấp cho con người thực phẩm dinh dưỡng cao, các đạm thực vật như thịt, trứng, sữa 
- CC nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và làm mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- CC sức kéo, phân bón cho ngành trồng trọt.
3.2. Đặc điểm:
- Đặc điểm quan trọng nhất : sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn của nó.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hoá.
3.3. Các ngành chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi
Mục đích
Tình hình phát triển
Phân bố chủ yếu
 1.Gia súc lớn 
- Trâu 
- Bò 
- Lấy thịt, sữa, da.
- Sức kéo, phân bón (các nước ĐPT).
Thịt trâu, bò chiếm 40% SL thịt sử dụng trên thế giới.
- Trâu : vùng nhiệt đới ẩm.
- Bò : Ấn Độ, Hoa Kỳ, Braxin, TQ, 
2. Gia súc nhỏ
- Lợn 
- Cừu 
- Dê 
- Lấy thịt chủ yếu.
- Lấy thịt, sữa, mỡ, lông.
- Lấy thịt, sữa, da.
- Trên 900 triệu con (1/2 thuộc về TQ)
- Hiện có trên 1 tỉ con.
- Có > 700 triệu con.
- Nuôi rộng rãi.
- Tập trung ở vùng chuyên canh cây lương thực.
- Nuôi nhiều ở vùng khô hạn.Úc dẫn đầu thế giới.
- Vùng KH khô hạn.
3. Gia cầm
Lấy thịt, trứng 
- Nuôi phổ biến.
-Số lượng tăng nhanh, hiện có trên 1,5 tỉ con.
- TQ, Hoa Kỳ, EU, Nga,..
¨ ven các thành phố lớn.
 3.4. Ngành nuôi trồng thuỷ sản:
- Vai trò:
+ Cung cấp đạm, nguyên tố vi lượng dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ.
+ Nguồn nguyên liệu cho CN thực phẩm, xuất khẩu có giá trị.
- Tình hình sản xuất và phân bố:
+Nuôi trồng ngày càng phát triển; Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng mạnh.
+ Những nước nuôi trồng thuỷ sản nhiều: TQ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kì, Đông Nam Á 
II. BÀI TẬP
1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Sự phân chia thành các nguồn lực vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội là dựa vào
A. nguồn gốc.
B. vai trò.
C. đặc điểm.
D. phạm vi lãnh thổ.
Câu 2: Trong các vai trò của nông nghiệp, vai trò nào không đúng?
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm của con người.
B. Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Sản xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
D. Sản xuất ra một khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội.
Câu 3: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào
A. con giống
B. nguồn thức ăn
C. thị trường tiêu thụ
D. tiến bộ khoa học- kĩ thuật
Câu 4: Đối tượng sản xuất của ngành nông nghiệp là
A. đất trồng.
B. cây trồng.
C. vật nuôi.
D. cây trồng và vật nuôi.
Câu 5: Vai trò nào dưới đây không thuộc về cây công nghiệp?
A. khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh.
B. tận dụng tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường.
C. là nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.
D. cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc.
Câu 6: Nguồn lực có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với từng quốc gia là
A. vị trí địa lí. 
B. nguồn lực tự nhiên.
C. nguồn lực kinh tế - xã hội.
D. nguồn lực bên ngoài.
Câu 7: Tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế của ngành nông nghiệp là
A. đất trồng.
B. cây trồng.
C. vật nuôi.
D. cây trồng và vật nuôi.
Câu 8: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ:
A. kinh nghiệm trong sản xuất
B. đa dạng hóa hình thức chăn nuôi
C. phát triển công nghiệp chế biến.
D. thành tựu khoa học- kĩ thuật
Câu 9: Những loại cây trồng được ở vùng cận nhiệt:
A. chè, cà phê, cao su, củ cải đường. B. củ cải đường, bông, đậu tương, cao su.
C. củ cải đường, chè, bông, đậu tương. D. Mía, chè, bông, cà phê
2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 10: Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
A. cơ cấu lãnh thổ.
B. cơ cấu thành phần kinh tế.
C. cơ cấu ngành kinh tế.
D. cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Câu 11: Loại cây lương thực được trồng rộng rãi nhất vì thích nghi được với nhiều loại khí hậu là
A. lúa mì.
B. ngô.
C. lúa gạo.
D. khoai tây.
Câu 12: Đâu không phải là đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.
A. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ.
B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa.
D. Sản xuất nông nghiệp có tính tập trung cao độ.
Câu 13: Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là
A. châu Á gió mùa	 B. quần đảo Caribê
C. phía đông Nam Mĩ	D. Tây Phi
Câu 14: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là
A. Sản xuất có tính mùa vụ.
B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
D. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất.
Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng ? 
A. Các nguồn lực bên ngoài chỉ mang tính hỗ trợ mà thôi.
B. Các nguồn lực tự nhiên không có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
C. Nguồn lực bên ngoài có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
D. Nguồn lực kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Câu 16: Nguyên nhân gây ra tính mùa vụ trong nông nghiệp là
A. sự không phù hợp giữa thời gian sản xuất và thời gian lao động để tạo ra sản phẩm.
B. sự phù hợp giữa thời gian sản xuất và thời gian lao động để tạo ra sản phẩm.
C. thời gian sản xuất và thời gian lao động bằng nhau để tạo ra sản phẩm.
D. thời gian sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn thời gian lao động để tạo ra sản phẩm.
Câu 17: Lợn được nuôi nhiều ở vùng
A. nuôi rộng rãi trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực.
B. vùng khô hạn
C. vùng đồng cỏ tươi tốt
D. vùng trồng nhiều lúa mì
Câu 18: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là
A. Biên độ sinh thái rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc.
B. Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi dặc biệt về nhiệt, ẩm , chế độ chăm sóc.
C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng.
D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giâu dinh dưỡng.
3. Vận dụng thấp
Câu 19: Sự khởi sắc trong diện mạo kinh tế xã hội của nước ta từ 1986 đến nay là nhờ
A. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. 
B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp. 
C. có chính sách ,chiến lược phát triển kinh tế xã hội phù hợp.
D. sự hỗ trợ đầu tư từ bên ngoài. 
Câu 20: Cho bảng số liệu: 
Sản xuất lương thực của thế giới, thời kì 1980 – 2003 (đơn vị: triệu tấn)
 Năm
Cây lương thực
1980
2003
Lúa mì
444,6
557,3
Lúa gạo
397,6
585,0
ngô
394,1
635,7
Cây lương thực khác
324,7
243,0
Tổng 
1561,0
2021,0
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu sản xuất lương thực của thế giới, thời kì 1980 -2003 là
A. miền.
B. cột chồng.
C. tròn.
D. cột nhóm.
Câu 21: Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực của Trung Quốc, Hoa Kì năm 2000 (đơn vị: triệu tấn)
Nước
Lương thực
Lúa mì
Lúa gạo
Ngô
Cây khác
Trung Quốc
456
120,9
213,9
111,6
18,6
Hoa Kì
390
97,5
11,7
241,8
39,0
Nhận xét đúng nhất về sản lượng lương thực của Hoa Kì và Trung Quốc năm 2000 là
A. Sản lượng lương thực của Trung Quốc lớn hơn của Hoa Kì
B. Trung Quốc có sản lượng lúa gạo lớn nhất, Hoa Kì có sản lượng ngô lớn nhất
C. Sản lượng lúa mì của Trung Quốc nhỏ hơn của Hoa Kì
D. Sản lượng các loại lương thực của Trung Quốc đều lớn hơn Hoa Kì
Câu 22: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP THEO NGÀNH, THỜI KÌ 1990 - 2004(%)
Khu vực
Năm 1990
Năm 2004
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ
Các nước phát triển
3
33
64
2
27
71
Các nước đang phát triển
29
30
41
25
32
43
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Tỉ trọng khu vực I của các nhóm nước luôn nhỏ nhất.
B. Tỉ trọng khu vực III của các nhóm nước luôn lớn nhất.
C. Tỉ trọng khu vực II của các nhóm nước xu hướng giảm.
D. Tỉ trọng khu vực III của các nhóm nước xu hướng tăng.
Câu 23: Đặc điểm sinh thái phù hợp với cây lúa gạo là
A. thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt.
B. nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt.
C. thảo nguyên nhiệt đới cận nhiệt và ôn đới nóng.
D. đồng cỏ nửa hoang mạc.
Câu 24: Để khắc phục tính mùa vụ trong nông nghiệp, cần thiết phải 
A. xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất.
B. đẩy mạnh thâm canh và chuyên môn hóa sản xuất.
C. phát triển đa dạng các trang trại nông nghiệp.
D. dự báo chính xác các điều kiện tự nhiên.
4. Vận dụng cao
Câu 25: Giữa nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế xã hội có điểm khác biệt cơ bản là
A. nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng hơn. 
B. nguồn lực kinh tế xã hội có vai trò quan trọng hơn. 
C. hai nguồn lực luôn luôn song hành tồn tại và hỗ trợ cho nhau. 
D. nguồn lực tự nhiên bị hao hụt còn nguồn lực kinh tế xã hội không bị hao hụt trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. 
Câu 26: Cây công nghiệp thường được trồng thành vùng chuyên canh vì 
A. mỗi loại cây chỉ phù hợp với một loại đất và khí hậu riêng.
B. cây công nghiệp đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, cần nhiều lao động để chăm sóc.
C. đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy, cung cấp đầy đủ sản phẩm cho xuất khẩu.
D. dễ dàng thực hiện cơ giới hóa.
Câu 27: Sản lượng lúa gạo lớn hơn lúa mì, tuy nhiên sản lượng xuất khẩu nhỏ hơn lúa mì do các nước trồng nhiều lúa gạo thường
A. làm lương thực cho con người.
B. làm thức ăn cho chăn nuôi.
C. làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
D. do giá thành xuất khẩu thấp.
Câu 28: Lượng xuất khẩu hằng năm chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng sản lượng lương thực là do
A. nhu cầu tiêu thụ không cao.
B. giá thành sản xuất chưa phù hợp.
C. các nước sản xuất lớn thường có dân số đông.
D. chất lượng sản phẩm chưa cao.
Câu 29: Các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn liền với các xí nghiệp, công nghiệp chế biến vì 
A. cây công nghiệp cần sử dụng nhiều máy móc, phân bón được cung cấp bởi công nghiệp.
B. sản phẩm cây công nghiệp phần lớn được chế biến, việc gắn kết sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm tăng giá trị.
C. sản phẩm cây công nghiệp lớn không thể tiêu thụ ngay,cần được chế biến để bảo quản được lâu. 
D. xu thế công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. 
Câu 30: Ở nước ta, vùng nào có tiềm năng lớn nhất cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Đồng bằng sồng Cửu Long
C. Tây Nguyên
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ 
ĐÁP ÁN
Câu 1
A
Câu 2 D
C

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_on_tap_mon_dia_li_lop_10_tu_chuong_v_ix_co_dap_an.doc