Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề: Amin

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề: Amin

 Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là

 A. C3H7N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C2H5N.

 Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng không khí vừa đủ, thu được 0,4 mol CO2 ; 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó N2 chiếm 80% thể tích không khí. Giá trị của m là

 A. 9,0 B. 6,2 C. 49,6 D. 95,8

 Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, bậc 1 mạch hở thu được tỉ lệ mol CO2 và H2O là 4:7. Tên amin là?

 A. Etyl amin B. Đimetyl amin C. Metyl amin D. Propyl amin

 Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a mol amin no, đơn chức thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O. Giá trị của a là?

 A. 0,05 B. 0,1 C. 0,07 D. 0,2

 Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp gồm 3 amin thu được 3,36 (l) CO2 (đktc); 5,4(g) H2O và 1,12 (l) N2 (đktc). Giá trị của m là?

 A. 3.6 B. 3,8 C. 4 D. 3,1

 

docx 4 trang phuongtran 5022
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Hóa học Lớp 12 - Chủ đề: Amin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP AMIN
DẠNG 1: BÀI TOÁN ĐỐT CHÁY AMIN
* LƯU Ý:
- Khi đốt cháy một amin ta luôn có: nO2 phản ứng = nCO2 + ½ nH2O 
- Khi đốt cháy một amin ngoài không khí thì: nN2 sau pư = nN2 sinh ra từ pư cháy amin + nN2 có sẵn trong không khí
w Câu 1: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là 
 A. C3H7N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C2H5N. 
w Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin đơn chức X bằng không khí vừa đủ, thu được 0,4 mol CO2 ; 0,7 mol H2O và 3,1 mol N2. Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó N2 chiếm 80% thể tích không khí. Giá trị của m là 
	A. 9,0 	B. 6,2 	C. 49,6 	D. 95,8
w Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, bậc 1 mạch hở thu được tỉ lệ mol CO2 và H2O là 4:7. Tên amin là?
	A. Etyl amin	B. Đimetyl amin	C. Metyl amin	D. Propyl amin
w Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a mol amin no, đơn chức thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O. Giá trị của a là?
	A. 0,05	B. 0,1	C. 0,07	D. 0,2
w Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp gồm 3 amin thu được 3,36 (l) CO2 (đktc); 5,4(g) H2O và 1,12 (l) N2 (đktc). Giá trị của m là?
	A. 3.6	B. 3,8	C. 4	D. 3,1
w Câu 6 : Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 (l) CO2, 1,4 (l) N2 (các thể tích đo ở đktc) và 10,125g H2O. Công thức phân tử của X là?
	A. C3H7N	B. C2H7N	C. C3H9N	D. C4H9N
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1,416 gam một amin no đơn chức,mạch hở dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2 dư thấy sinh ra 7,2 gam kết tủA.CTPT của Y là: 
 A. CH5N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H11N 
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 8,85 gam chất hữu cơ X, sau phản ứng thu được 26,88 lít hỗn hợp khí CO2, N2 và hơi H2O. Dẫn hỗn hợp sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 88,65 gam kết tủa và có 1,68 lít khí thoát ra khỏi bình. Dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 56,7 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Biết X có một nguyên tử nitơ, các thể tích khí đo ở đktC. Số đồng phân cấu tạo của X là 
 A. 9. B. 4. C. 3. D. 7. 
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng khong khi vừa đủ thu được 1,76 gam CO2 ; 1,26 gam H2O và V lít N2 (dktc). Giả thiết không khỉ chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. Công thức phân tử của X và giá trị của V lần lượt là
 	 A. C2H5NH2 và 6,72 B. C3H7NH2 và 6,944 C. C2H5NH2 và 0,224 D. C2H5NH2 và 6,944
& Dạng 2:
AMIN TÁC DỤNG VỚI AXIT, MUỐI
ANILIN TÁC DỤNG VỚI Br2
{ PHƯƠNG PHÁP
	1. PHẢN ỨNG VỚI DUNG DỊCH AXIT
Với amin A, bậc 1, có a nhóm chức:
R(NH2)a + aHCl R(NH3Cl)a
Số nhóm chức amin: a = và mmuối = mamin + mHCl (ĐLBTKL) 
	2. VỚI DUNG DỊCH MUỐI CỦA KIM LOẠI
Một số muối dễ tạo kết tủa hidroxit với dung dịch amin.
AlCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O Al(OH)3 + 3CH3NH3Cl
+ Phương trình: 3RNH2 + 3H2O + FeCl3 → Fe(OH)3 ↓ + 3RNH3+Cl-
+ Lưu ý: Tương tự NH3,các Amin cũng tạo phức chất tan với Cu(OH)2, Zn(OH)2, AgCl 
+ Ví dụ: Khi sục khí CH3NH2 tới dư vào dd CuCl2 
- Ban đầu xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu xanh nhạt 
- Sau đó kết tủa Cu(OH)2 tan trong CH3NH2 dư 
- Tạo thành dd phức [Cu(CH3NH2)4](OH)2 màu xanh thẫm. 
 2CH3NH2 + CuCl2 + H2O → Cu(OH)2 + 2CH3NH3Cl 
 Cu(OH)3 + 4CH3NH2 → [Cu(CH3NH2)4](OH)2 
w Câu 1: Cho 9,3g một amin no, đơn chức, bậc 1 tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, thu được 10,7g kết tủa. CTPT của amin là?
	A. CH3NH2	B. C2H5NH2	C. C3H7NH2	D. C4H9NH2
w Câu 2: Cho 0,4 mol một amin no, đơn chức tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 32,6g muối. CPTP của amin là?
	A. CH3NH2	B. C2H5NH2	C. C3H7NH2	D. C4H9NH2
w Câu 3: Cho 10g một amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl dư, thu được 15g muối. Số đồng phân cấu tạo của X là?
	A. 8	B. 7 	C. 5	D. 4
w Câu 4 : để trung hòa 25g dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là?
	A. C3H5N	B. C2H7N	C. CH5N	D. C3H7N
w Câu 5 : Cho 2,1g hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 3,925g hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là?
	A. CH3NH2 và C2H5NH2	B. C2H5NH2 và C3H7NH2	 
	C. C3H7NH2 và C4H9NH2 	D. CH3NH2 và (CH3)3N
w Câu 6 : Trung hòa hoàn toàn 8,88g một amin bậc 1, mạch các bon không phân nhánh bằng axit HCl tạo ra 17,64g muối. Amin có công thức là?
	A. H2N(CH2)4NH2	B. CH3CH2CH2NH2	C. H2NHCH2CH2NH2D. H2NCH2CH2CH2NH2
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, số mol HCl phản ứng là 
 A. 0,1. B. 0,4. C. 0,3. D. 0,2. 
Câu 8: Hỗn hợp X gồm 3 amin đơn chức, kế tiếp nhau được trộn theo thứ tự khối lượng phân tử tăng dần với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 3. Cho 23,3 gam X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 34,25 gam hỗn hợp muối. Công thức của 3 amin trên lần lượt là 
 A. C2H5NH2, C3H7NH2, C4H9NH2. B. C3H7NH2, C4H9NH2, C5H11NH2. 
 C. C2H3NH2, C3H5NH2, C4H7NH2. D. C3H5NH2, C4H7NH2, C5H9NH2. 
Câu 9: Để Phản ứng hết với 400 ml dd hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8 M cần bao nhiêu gam hỗn hợp gồm metyl amin và etyl amin có tỉ khối so với H2 là 17,25 
 A. 41,4 gam B. 40,02 gam C. 51,57 gam D. 33,12 gam 
DẠNG 3: SO SÁNH TÍNH BAZO CỦA AMIN
§ Phương pháp: Tính Bazơ của Amin phụ thuộc vào đặc điểm của gốc R liên kết với nguyên tử N của Amin. 
Nếu R là gốc đẩy e ( gốc no): tính bazo của amin càng mạnh ( mạnh hơn NH3) 
Nếu R là gốc hút e ( gốc không no): tính bazo của amin càng yếu ( yếu hơn NH3) 
Ghi nhớ : Tính bazơ của các amin.
R’no – NH2 > R’không no – NH2 > R’thơm – NH2
Ví dụ : CH3 – CH2 – NH2 > CH2 = CH – NH2 > C6H5 – NH2
R’no – NH2 < (R’no)2NH < (R’no)3N
Ví dụ : C2H5NH2 < (C2H5)2NH < (C2H5)3N
R’nhỏ - NH2 < R’lớn – NH2
Câu 1:Cho các chất: (1) amoniaC. (2) metylamin. (3) anilin. (4) dimetylamin. 
Tính bazơ tăng dần theo thứ tự nào sau đây? 
A. (1) < (3) < (2) < (4). B. (3) < (1) < (2) < (4). C. (1) < (2) < (3) < (4). D. (3) < (1) < (4) < (2). 
Câu 2: Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ : (1) amoniac ; (2) anilin ; (3) etylamin ; (4) đietyl amin; (5) Kali hiđroxit.
A. (2)<(1)<(3)<(4)<(5). B. (1)<(5)<(2)<(3)<(4). C. (1)<(2)<(4)<(3)<(5). D. (2)<(5)<(4)<(3)< (1).
Câu 3: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ?
	A. C6H5NH2 	B. C6H5CH2NH2 	C. (C6H5)2NH 	D. NH3 
Câu 4: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ mạnh nhất ?
 A. C6H5NH2.	B. (C6H5)2NH	C. p-CH3-C6H4-NH2.	D. C6H5-CH2-NH2
Câu 5: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
A. Anilin 	B. Natri hiđroxit. 	C. Natri axetat. 	D. Amoniac.

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_on_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_chu_de_amin.docx