Bài thuyết trình Ngữ Văn 12 - Tuần 10: Bài thơ Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Bài thuyết trình Ngữ Văn 12 - Tuần 10: Bài thơ Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán

+ "Khi ta lớn lên":

“Ta” là chủ thể trữ tình, là người “kể câu chuyện Đất Nước”, là người đại diện nhân xưng cho cả thế hệ trẻ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn Đất Nước.

Chỉ sự trưởng thành của mỗi con người, song song với dó là sự trưởng thành về nhận thức.

+ "Đã có rồi": lời khẳng định chắc nịch về sự tồn tại của Đất Nước. bộc lộ niềm tự hào mãnh liệt về về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc ta.

 

pptx 24 trang Hoài Vân Nam 04/07/2023 8900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình Ngữ Văn 12 - Tuần 10: Bài thơ Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẤT NƯỚC 
Nguyen Khoa Diem 
NHÓM 5 
 12/5 THPT THÁI PHIÊN 
Khổ 1 - Đất Nước 
wikipedia.org 
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” mẹ thường hay kể 
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 
Tóc mẹ thì bới sau đầu 
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
Cái kèo, cái cột thành tên 
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 
Đất Nước có từ ngày đó 
Câu thơ đầu, nhà thơ khẳng định sự tồn tại của đất nước. 
+ Câu thơ như một lời chuyện trò tâm tình, chân thành -> tạo tâm thế trữ tình. Ngôn ngữ thuần Việt. 
+ Danh từ "Đất Nước" được viết hoa tạo nên sự thiêng liêng, thành kính. 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ” 
mẹ thường hay kể 
Hai câu thơ đầu 
+ "Khi ta lớn lên": 
“Ta” là chủ thể trữ tình, là người “kể câu chuyện Đất Nước”, là người đại diện nhân xưng cho cả thế hệ trẻ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn Đất Nước. 
Chỉ sự trưởng thành của mỗi con người, song song với dó là sự trưởng thành về nhận thức. 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
+ "Đã có rồi" : lời khẳng định chắc nịch về sự tồn tại của Đất Nước. bộc lộ niềm tự hào mãnh liệt về về lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc ta. 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
Khái niệm “ngày xửa ngày xưa” định vị trong tâm thức người đọc một ý niệm: Đất Nước đã có từ rất lâu, rất xa, rất xưa trong thẳm sâu của cội nguồn dân tộc 
+ Đưa ta về với những câu chuyện cổ dân gian như Thạch Sanh, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Tấm Cám... 
Về ý nghĩa của truyện cổ với đời sống tinh thần con người, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã xúc động mà viết nên: 
"Tôi yêu truyện cổ nước tôi 
Rất nhân hậu tuyệt vời sâu xa 
Thương người rồi mới thương ta 
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm 
Ở hiền thì lại gặp lành 
Người ngay thì gặp kẻ tiên độ trì." 
 (Chuyện cổ nước mình) 
 => Đất Nước đã đi ra từ những câu chuyện cổ. 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
 - Câu thơ thứ ba gợi nhớ truyện cổ người Việt. “Sự tích trầu cau” . 
 - Phong tục ăn trầu có từ xa xưa là biểu tượng tâm linh của người Việt. 
=> Miếng trầu vừa có giá trị vật chất, vừa mang giá trị tinh thần. 
Miếng trầu đã trở thành hình tượng nghệ thuật đặc biệt trong câu hát dân gian : 
"Trầu này trầu tỉnh trầu tình 
Trầu loan trầu phượng trầu mình trầu ta." 
Trong sinh hoạt hằng ngày 
(giữ ấm cơ thể) 
Trong đời sống tình cảm (tình yêu đôi lứa, cưới hỏi). 
Trong giao tiếp ứng xử (tục ngữ “miếng trầu là đầu câu chuyện”) 
Trong đời sống tâm linh 
(phong tục cúng lễ) 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
- "Lớn lên" là cách nói gợi hình về quá trình trưởng thành của đất nước. Đất nước kỳ vĩ, tráng lệ, lãng mạn hào hùng. 
- "Đất Nước lớn lên" : 
+ Truyền thuyết Thánh Gióng - câu chuyện chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. 
+ Tre: hình ảnh thân quen gắn liền với làng quê Việt Nam. 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
+Tinh thần bất khuất, anh dũng của người Việt. 
 => Khiến người đọc có thể liên tưởng ngay lập tức đến câu chuyện Thánh Gióng như một bài học gắn liền với sức mạnh quật cường, với lòng yêu nước của ông cha xưa. 
Để rồi hình ảnh cây tre ấy đã đi vào thơ của Thép Mới: 
Nòi tre đâu chịu mọc cong 
Chưa lên đã nhọn như chông là thường. 
Và hình ảnh của Phù Đổng Thiên Vương cũng đã trở thành biểu tượng cho thanh niên thời chống Mĩ : 
Ta như thưở xưa thần Phù Đổng 
Vụt lớn lên đánh đuổi giặc thù 
Sức vóc ta khỏe như ngựa sắt 
Chí căm thù ta nén thép thành roi 
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt 
Lũ sát nhân cứu nước hai nòi. 
 (Tố Hữu) 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
Sử dụng những từ ngữ có tính tăng tiến khi nói về sự ra đời của đất nước : "có" , "bắt đầu" , "lớn lên" để gợi tưởng về những chặng đường hạnh phúc của con người từ khi còn nằm trong nôi cho đến khi trưởng thành. 
=> Truyền thống chống giặc đã đi suốt chặng đường dài dựng nước và giữ nước. Thấm nhuần trong suy nghĩ nhận thức của con người qua biết bao thế hệ. 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
Bới tóc sau đầu: 
+ Phong tục tập quán lâu đời. 
+ Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam - hồn hậu, giản dị, dịu dàng, nữ tính. 
=> Đây là nét đẹp văn hóa có sức sống lâu bền. Dù trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc nhưng nét đẹp ấy vẫn được giữ gìn. góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. 
Tóc mẹ thì bới sau đầu 
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
Trong ca dao không ít lần hình ảnh mái tóc gây xúc động cho người đọc, nhất là được soi chiếu qua hình ảnh lứa đôi: 
Tóc ngang lưng vừa chừng em bới 
 Để chi dài bối rối lòng anh. 
- Bới tóc còn thể hiện vẻ đẹp tinh tế, thủy chung, giản dị của người phụ nữ. 
=> Cái “búi tóc củ hành” đã bao đời trở thành một phần của nếp sống, nếp nghĩ, nếp sinh hoạt lao động. 
- "Cha mẹ thương nhau" : Vẻ đẹp trong lối ứng xử người Việt - nghĩa tình sâu nặng. 
- "Gừng cay muối mặn" : Thành ngữ Việt Nam. 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
- Hình ảnh muối mặn – gừng cay : 
+ Giàu sức biểu cảm: Như diễn tả tình nghĩa con người có mặn mà, có đắng cay. 
 + Nó gợi lên được ân nghĩa thủy chung ở đời: gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa càng đong đầy 
Nhằm ca ngợi lối sống giàu tình nghĩa và tấm lòng thủy chung, son sắt của người Việt Nam. 
Tình nghĩa thuỷ chung son sắt vượt lên trên những nhọc nhằn, khó khăn của cuộc sống ông bà, cha mẹ ta. 
 Tượng trưng cho vẻ đẹp tinh thần bền vững của dân tộc, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên – cội nguồn tạo nên giá trị văn hóa tinh thần dân tộc. 
12 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
" Cái kèo, cái cột thành tên" : 
+ Không gian sinh hoạt, là nơi mỗi con người sinh ra và lớn lên, nơi cất tiếng nói đầu tiên. 
+ Biểu tượng cho sự bền vững của mái ấm gia đình. 
+ Đồng thời được sử dụng để đặt tên. Người Việt có phong tục tập quán đặt tên cho con bằng những sự vật cần gũi gắn bó trong đời sống hằng ngày. 
 - Hạt gạo: 
+ Nền văn minh công nghiệp lúa nước 
+ Hình ảnh gắn liền với dân tộc Đại Việt được xem là điểm xuất phát của toàn bộ nền văn hóa. 
+ Tác động đến cách sống, cách nghĩ, cách ứng xử của người Việt, 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
- Thành ngữ “một nắng hai sương” chỉ sự khó khăn vất vả, hình ảnh vẻ đẹp lao động của con người nhân dân Việt Nam. 
- Biện pháp tu từ liệt kê một loạt các động từ xay, giã, giần, sàng 
+ Diễn tả một cách sinh động sự khó khăn, vất vả. Thấm trong từng hạt gạo nhỏ bé là vị mặn của mồ hôi, vị cay của sự nặng nhọc và cơ cực của người nông dân. 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
 Không chỉ thấy cái nhọc nhằn, vất vả mà còn là đức tính cần cù, chịu thương chịu khó – phẩm chất truyền thống của dân tộc Đại Việt. 
 Chính vì thế câu thơ phảng phất lời nhắn nhủ của cha ông xưa: 
“Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” 
Từ cái nhà con ở khi “cái kèo, cái cột thành tên” đến hạt gạo con ăn phải "một nắng hai sương xay, giã, giần, sàn” ta hiểu được bao thế hệ mẹ cha đã lao động vất vả, chắt chiu, dành dụm để tạo dựng cuộc sống cho những đứa con nên người và góp phần dựng xây đất nước. 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
Đất Nước có từ ngày đó... 
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khẳng định với một niềm tự hào "Đất Nước có từ ngày đó...” 
 “Ngày đó” là ngày nào ta không biết, cũng không rõ nhưng chắc chắn ngày đó là ngày ta có truyền thống, có phong tục tập quán, có nền văn hóa, mà có văn hóa tức là có Đất Nước. 
Là ngày mỗi người bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh qua từng bữa cơm, hình ảnh mẹ, cách đối xử trong gia đình, trang phục, những câu chuyện cổ 
Như vậy “ngày đó ”ở đây vừa là trạng từ chỉ thời gian trong quá khứ, vừa là một phép thế danh từ “Đất Nước”. 
Đoạn 1: Nhận thức về đất nước qua các phương diện, văn hoá, phong tục tập quán 
Đoạn thơ là một định nghĩa theo cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước : không siêu hình trừu tượng mà gắn bó thân thuộc với mỗi người, Đất Nước của nhân dân. Lời thơ giàu chất liêu văn hoá dân gian, tạo một không gian nghệ thuật vừa gần gũi thân quen, vừa bay bổng, sâu xa. 
Tiểu Kết 
Như vậy, trong những cảm nhận ban đầu của Nguyễn Khoa Điềm, lịch sử lâu đời của đất nước không được cắt nghĩa bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các mốc son lịch sử chói lọi mà được nhìn từ trong chiều sâu văn hóa và văn học dân gian. Đây cũng chính là điểm mới trong cách tìm về nguồn cội của đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_ngu_van_lop_12_tuan_10_bai_tho_dat_nuoc.pptx