Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 13, Tiết 49: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Việc kết hợp vận dụng phương thức thuyết minh trong bài văn nghị luận là cần thiết.
- Tác dụng: tạo sự thuyết phục cho luận điểm bằng việc trình bày một cách chính xác , khách quan, khoa học vấn đề ở nhiều góc nhìn (lí thuyết, thực tiễn.)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 13, Tiết 49: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO CÙNG CÁC EM HỌC SINH Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của huyện. Hành chính – công vụ. Tường thuật diễn biến trận bóng đá Tự sự. Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu Miêu tả Giới thiệu về quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội bóng. Thuyết minh Bày tỏ lòng yêu mến đối với môn bóng đá. Biểu cảm Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nghị luận Nobita, cậu giỏi quá! Hihi .Cám ơn các bạn. BÀI MỚI LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Tiết 49: I. Ôn tập về các phương thức biểu đạt Các phương thức biểu đạt đã học: Có 6 phương thức Tự sự Biểu cảm Miêu tả Thuyết minh Nghị luận Hành chính -Công vụ Kiểu văn bản Đặc điểm của các phương thức biểu đạt Trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng là kết thúc, biểu lộ ý nghĩa. Bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ, đánh giá của người viết về đối tượng được nói tới. Vẽ lại bằng ngôn ngữ sự vật, sự việc, phong cảnh hay con người sao cho chân thực, cụ thể, sinh động. Trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm làm rõ những đặc điểm cơ bản, cung cấp các tri thức về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm, nhằm thuyết phục người đọc (nghe) về một quan điểm, tư tưởng. Trình bày ý muốn, quyết định nào đó thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người. Tự sự Biểu cảm Miêu tả Thuyết minh Nghị luận Hành chính - công vụ VD1: : “Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.” ( Lẵng quả thông - C. Pau-tốp-xki) VD2: “ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoán g con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” (Quê hương - Tế Hanh ) VD3: “Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, dáng quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo.” ( Mai Văn Tạo) PTBĐ CHÍNH PTBĐ KẾT HỢP TỰ SỰ BIỂU CẢM THUYẾT MINH MIÊU TẢ MIÊU TẢ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM II. Luyện tập trên lớp 1. Đưa các phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả vào văn nghị luận 2. Đưa phương thức thuyết minh vào văn nghị luận 3. Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài (đoạn) văn nghị luận 1. Vì sao trong một bài văn nghị luận chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm? 2. Muốn cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao thì chúng ta cần chú ý điều gì ? Cho ví dụ 4. Thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài (đoạn) văn nghị luận? 3. Đọc đoạn trích trong SGK (tr.158 – 159) để trả lời câu hỏi. a. Ví dụ Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: Bữa cơm gia đình tác động không nhỏ đến hạnh phúc cũng như kết chặt sợi dây thâm tình giữa mỗi thành viên với nhau. Vì đó chính là lúc vợ chồng, con cái quây quần bên nhau, cùng chăm chút và thể hiện tình yêu thương với tổ ấm của mình. Mỗi người khi tan sở, dù mệt mỏi, bụng có đói cồn cào thế nào cũng không ghé quán lề đường mà cố gắng chạy thật nhanh để về nhà tận hưởng cái không khí ấm cúng bên bàn ăn cùng gia đình. Đó là vì họ nhận ra bữa ăn của gia đình thật hạnh phúc. Trong bữa ăn vợ chồng con cái cùng gắp thức ăn cho nhau, không gian đầy ắp tiếng cười, các thành viên cùng nhau nhận xét về những món ăn trên bàn... Cảm giác hạnh phúc ấy ai lại nỡ đánh rơi. - Xác định nội dung văn bản? - Phương thức biểu đạt chính của văn bản? - Chỉ ra các phương thức biểu đạt được kết hợp trong văn bản? Tác dụng của các phương thức này? Bữa cơm gia đình tác động không nhỏ đến hạnh phúc cũng như kết chặt sợi dây thâm tình giữa mỗi thành viên với nhau. Vì đó chính là lúc vợ chồng, con cái quây quần bên nhau, cùng chăm chút và thể hiện tình yêu thương với tổ ấm của mình. Mỗi người khi tan sở, dù mệt mỏi, bụng có đói cồn cào thế nào cũng không ghé quán lề đường mà cố gắng chạy thật nhanh để về nhà tận hưởng cái không khí ấm cúng bên bàn ăn cùng gia đình . Đó là vì họ nhận ra bữa ăn của gia đình thật hạnh phúc. Trong bữa ăn vợ chồng con cái cùng gắp thức ăn cho nhau, không gian đầy ắp tiếng cười, các thành viên cùng nhau nhận xét về những món ăn trên bàn... Cảm giác hạnh phúc ấy ai lại nỡ đánh rơi. TỰ SỰ MIÊU TẢ BIỂU CẢM BIỂU CẢM NGHỊ LUẬN - Việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào văn nghị luận là rất cần thiết, làm cho bài (đoạn) văn thêm cụ thể, sinh động, giàu sức thuyết phục. - Khi đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào văn nghị luận đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp bài (đoạn) văn nghị luận thuyết phục cả về nhận thức và tình cảm. LƯU Ý: + Phương thức biểu đạt nghị luận phải luôn giữ vai trò chủ đạo , các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm chỉ đóng vai trò hỗ trợ thêm trong sự kết hợp với lập luận của bài nghị luận. +Việc đưa các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài (đoạn) văn nghị luận phải có mức độ, không lấn át phương thức biểu đạt nghị luận , phải hài hòa hợp lí đúng mức, đúng chỗ. + Người viết cần phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn , tự nhiên trong luận cứ, luận điểm và hệ thống lập luận của bài (đoạn) văn nghị luận. 2. Đưa phương thức thuyết minh vào văn nghị luận a. Ví dụ: đoạn trích SGK trang 158 - 159 Bấy lâu, ở Việt Nam, các bản báo cáo kinh tế định kỳ công bố rộng rãi thường chỉ nhắc đến GDP (tổng sản phẩm quốc nội), là giá trị tính bằng tiền của tổng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trên lãnh thổ nước ta trong một năm. Theo định nghĩa, những thứ do người nước ngoài tạo ra trên lãnh thổ Việt nam đều được gộp vào GDP của Việt Nam. Chỉ số GDP lạnh lùng không cho biết bao nhiêu phần trăm trong đó được dành cho người Việt. Trong khi đó, GNP (tổng sản phẩm quốc dân) của Việt Nam là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ do những người mang quốc tịch Việt Nam sản xuất ra trong một năm, ở cả trong và ngoài lãnh thổ nước mình. Chỉ tiêu này sẽ cho biết rõ thu nhập bình quân trong một năm mà mỗi người Việt Nam được hưởng. Song đã từ lâu lắm, chỉ tiêu này không được nhắc đến trong các báo cáo định kỳ cũng như trong các bản tin của giới truyền thông. Ở các nước phát triển, GDP và GNP thường cách nhau không xa. Vì phần của nước ngoài sản xuất tại nước đó cũng xấp xỉ với phần do dân nước đó sản xuất ở nước ngoài, và người ta chuyển sang dùng GDP cho tiện lợi. Nhưng với những nước đang phát triển như nước ta, đầu tư ra nước ngoài còn ít mà nhận đầu tư của nước ngoài lại nhiều thì GNP bao giờ cũng thấp hơn GDP. Đầu tư của nước ngoài càng lớn thì khoảng cách GDP- GNP lại càng xa. Mà đối với nhân dân, tăng trưởng GNP bao nhiêu phần trăm chắc chắn quan trọng hơn là tăng trưởng GDP bao nhiêu phần trăm. Vì thế, việc dùng chỉ tiêu GNP bên cạnh GDP vẫn còn hết sức cần thiết. (Theo Hải Văn , Không để chỉ số tăng trưởng GDP làm lạc hướng chúng ta!, báo điện tử Thanhnienonline, ngày 23-11-2007) a. Ví dụ: đoạn trích SGK trang 158 - 159. Trong đoạn trích, tác giả đã đưa ra ý kiến của mình để bàn luận về vấn đề gì? - Tác giả đã đưa ra ý kiến của mình để bàn luận về vấn đề: Có nên chỉ dựa vào số GDP để đánh giá thu nhập hàng năm của người Việt Nam không, hay cần tính đến cả chỉ số GNP. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích đó? - Phương thức chính là phương thức nghị luận. Tìm yếu tố thuyết minh tham gia trong đoạn trích này? - Yếu tố thuyết minh: những kiến thức mà tác giả cung cấp cho người đọc về GDP và DNP. - Đưa những tri thức khách quan, khoa học mới mẻ - Giúp người đọc có thể hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về vấn đề kinh tế - xã hội đang được nêu ra thảo luận. - Việc kết hợp vận dụng phương thức thuyết minh trong bài văn nghị luận là cần thiết . - Tác dụng: tạo sự thuyết phục cho luận điểm bằng việc trình bày một cách chính xác , khách quan, khoa học vấn đề ở nhiều góc nhìn (lí thuyết, thực tiễn...) 3. Thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài (đoạn) văn nghị luận. PTBĐ CHÍNH 1 2 ... tăng cường hiệu quả nghị luận và sức thuyết phục của bài (đoạn) văn nghị luận Khả năng kết hợp giữa các phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Thuyết minh Nghị luận Kết hợp được với 4 phương thức còn lại Kết hợp được với các phương thức : tự sự, biểu cảm, thuyết minh Kết hợp được với các phương thức : tự sự, miêu tả, thuyết minh Kết hợp được với các phương thức : miêu tả, nghị luận Kết hợp được với 4 phương thức còn lại Trường hợp sử dụng các phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh trong bài (đoạn) nghị luận. Các PTBĐ Trường hợp sử dụng trong bài văn nghị luận Khi cần cho văn bản có hiệu quả thuyết phục cao vì tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người tiếp nhận. Khi cần cho luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động, tạo sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Khi cần cung cấp những tri thức khách quan, khoa học để hiểu chính xác, rõ ràng vấn đề nghị luận. BIỂU CẢM THUYẾT MINH TỰ SỰ, MIÊU TẢ Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài (đoạn) văn nghị luận phải xuất phát từ mục đích và yêu cầu nghị luận. LUYỆN TẬP “Cứ nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, càng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, xe ô tô cho dù khẩu trang che kín mũi miệng cũng không sao thoát nổi những chât độc ấy chui vào phổi. Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe con người. Khó mà lường trước được. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng hít thở cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh nhọc nhằn ấy. Cứ ngỡ, chỉ dân đô thị mới trực tiếp gánh chịu tai họa đó. Song, những nhận định có trách nhiệm của một nhà khoa học trong hội thảo về phát triển nông thôn vừa rồi thì người dân ở nông thôn cũng cùng chung thảm họa đó. Đây là chưa nói đến một thực trạng mà theo ông, sự ô nhiễm ở nông thôn còn có khía cạnh nặng nề hơn. Ôi! mới đó, nông thôn còn thơ mộng với “ những con sông xanh biếc – Nước gương trong soi bóng những hàng tre” (Tế Hanh) mà nay đang có những dòng sông sắp qua đời! ” 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 1. XÁC ĐỊNH PTBĐ CHÍNH? NỘI DUNG ĐOẠN VĂN NÓI ĐẾN? 2. NÊU CÁC PHƯƠNG THỨC KẾT HỢP TRONG ĐOẠN VĂN 3. TÁC DỤNG CỦA VIỆC KẾT HỢP CÁC PTBĐ TRONG ĐOẠN VĂN CÂU HỎI “Cứ nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, càng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, xe ô tô cho dù khẩu trang che kín mũi miệng cũng không sao thoát nổi những chât độc ấy chui vào phổi. Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe con người. Khó mà lường trước được. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng hít thở cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh nhọc nhằn ấy. Cứ ngỡ, chỉ dân đô thị mới trực tiếp gánh chịu tai họa đó. Song, những nhận định có trách nhiệm của một nhà khoa học trong hội thảo về phát triển nông thôn vừa rồi thì người dân ở nông thôn cũng cùng chung thảm họa đó. Đây là chưa nói đến một thực trạng mà theo ông, sự ô nhiễm ở nông thôn còn có khía cạnh nặng nề hơn. Ôi! mới đó, nông thôn còn thơ mộng với “ những con sông xanh biếc – Nước gương trong soi bóng những hàng tre” (Tế Hanh) mà nay đang có những dòng sông sắp qua đời! ” NGHỊ LUẬN Bàn về vấn đề ô nhiễm môi trường. Môi trường sống đang bị đe dọa MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM Giúp người đọc nhận thấy rõ tác hại của môi trường bị ô nhiễm đối với cuộc sống của con người 2. Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của anh/chị về vấn đề: NHÓM 1+3: BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG NHÓM 2+4: MÔI TRƯỜNG NHÓM 1+3 NHÓM 2+4 VẬN DỤNG VỀ NHÀ HOÀN THÀNH VIẾT HOÀN THÀNH ĐOẠN VĂN CHO HAI ĐỀ BÀI TRÊN. CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE!
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_13_tiet_49_luyen_tap_van_dung.pptx