Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 10: Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 10: Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Trong cái nhìn về không gian đất nước, Nguyễn Khoa Điềm nghiêng nhiều về các không gian đời thường, thân quen với mọi người.

pptx 56 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 6070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 10: Đất nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( Trích trường ca Mặt đường khát vọng) 
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: 
- Sinh năm 1943, Quê ở Huế. 
- Xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng. 
 Em hãy trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Khoa Điềm. 
- Phong cách thơ: Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc chính luận. 
=> Là nhà thơ tiêu biểu trong những năm chống Mĩ. 
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm : 
a. Hoàn cảnh sáng tác: 
 - Trường ca “Mặt đường khát vọng” viết 12/1971 tại chiến khu Trị-Thiên, để thức tỉnh thế hệ trẻ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
- Gồm 9 chương, in lần đầu năm 1974. 
 Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong kháng chiến chống Mỹ 
 Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và cho biết mục đích sáng tác? 
b. Vị trí đoạn trích : Phần đầu chương V của trường ca “ Mặt đường khát vọng ” 
c. Bố cục : Gồm 2 phần: 
 - Phần 1: Từ đầu đến “ Làm nên đất nước muôn đời” 
🡪 Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước. 
 - Phần 2: Còn lại 
🡪 Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. 
 Em hãy chia bố cục của đoạn trích và nêu nội dung của từng phần? 
II. Đọc – hiểu văn bản: 
1. Những cảm nhận mới mẻ về đất nước: 
 a. Lí giải cội nguồn Đất Nước: 
- 
- Đất Nước có từ lâu đời: trong thần thoại, cổ tích, truyền thuyết 
- Đất nước gắn liền với phong tục tập quán: ăn trầu, búi tóc 
- Đất Nước có trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước 
- Đất nước kết tinh từ sinh hoạt, lao động, tình nghĩa con người 
 Tác giả đã có những cảm nhận và lí giải về cội nguồn của Đất Nước như thế nào? 
Qua sự lí giải của tác giả, em có cảm nhận như thế nào về Đất Nước? 
🡺 Đất Nước được hình thành từ những gì nhỏ bé, gần gũi trong cuộc sống con người và trong chiều sâu của văn hóa, văn học dân gian. 
b. Định nghĩa về Đất Nước: 
 Em hãy cho biết Đất Nước còn 
 được Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận 
 trên những phương diện nào? 
Về không gian địa lí: 
+ Đất Nước là không gian gần gũi, gắn bó với mỗi người: là nơi học tập, hò hẹn, yêu thương. 
 Qua cảm nhận về Đất Nước tác giả nói đến những không gian địa lý nào? 
“ Đất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” 
 + Đất Nước bao gồm cả núi sông, rừng bể 
🡪 niềm tự hào về đất nước trù phú, giàu đẹp 
+ Đất Nước còn là không gian sinh tồn và phát triển của cộng đồng người Việt. 
LỄ GIỔ TỔ HÙNG VƯƠNG 
Đọc văn - Tiết: 28 
Những ai đã khuất 
Những ai bây giờ 
Hằng năm ăn đâu làm đâu 
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ 
🡪 Trong cái nhìn về không gian đất nước, Nguyễn Khoa Điềm nghiêng nhiều về các không gian đời thường, thân quen với mọi người. 
Làng quê Việt Nam luôn thanh bình 
Đọc văn - Tiết: 28 
Đất là nơi Chim về 
Lạc Long Quân và Âu Cơ 
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng 
Nước là nơi Rồng ở 
- Về thời gian lịch sử: 
 + Đất Nước gắn liền với huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ , truyền thuyết các vua Hùng dựng nước 
 Em hãy cho biết thời gian lịch sử được tác giả cảm nhận về Đất Nước như thế nào? 
+ Đất Nước là sự kế tục của các thế hệ: quá khứ, hiện tại và tương lai 
🡪 Tác giả khơi dậy niềm tự hào về bề dày lịch sử, về cội nguồn thiêng liêng của dân tộc . 
Lạc Long Quân và Âu Cơ 
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng 
Câu hỏi thảo luận: 
Vì sao tác giả lại viết hoa từ “Đất Nước”? 
 - Đất Nước trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng: 
+ Đất Nước kết tinh, hóa thân trong sự sống, máu thịt mỗi con người 
Qua cảm nhận và lý giải về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì đối với Đất Nước? 
Cảm ơn quý Thầy Cô và các em đã quan tâm theo dõi !!! 
+ Đất nước là sự hài hoà hợp giữa nhiều mối quan hệ: cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng 
🡪 Đất nước được xây dựng trên cơ sở của tình yêu thương và tình đoàn kết của dân tộc. 
Mai này con ta lớn lênCon sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng 
- Lời nhắn nhủ của tác giả: 
+ cách xưng hô thân mật “Em ơi em” 
+ Điệp ngữ “phải biết” 
+ Từ ngữ “máu xương”, “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” 
=> Cần có trách nhiệm giữ gìn, xây đắp, làm cho đất nước sống mãi muôn đời. 
2. Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”: 
- Thiên nhiên địa lí của đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hoá mà còn được hình thành từ cuộc đời và số phận của nhân dân. 
Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định , hòn Trống Mái ở Sầm Sơn: là do "những người vợ nhớ chồng" hoặc những "cặp vợ chồng yêu nhau" mà "góp cho", "góp thêm", làm đẹp thêm, tô điểm cho Đất Nước. 
Núi Vọng Phu 
Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định , hòn Trống Mái ở Sầm Sơn: là do "những người vợ nhớ chồng" hoặc những "cặp vợ chồng yêu nhau" mà "góp cho", "góp thêm", làm đẹp thêm, tô điểm cho Đất Nước. 
hòn Trống Mái 
🡪 Cái "gót ngựa của Thánh Gióng" đã "để lại" cho đất nước bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay. 
-Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Đất Nước về mặt lịch sử và truyền thống 
"Chín mươi chín" núi con Voi đã quần tụ, chung sức chung lòng "góp mình dựng đất tổ Hùng Vương". 
Đất Nước ta còn có những dòng sông thơ mộng: 
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm 
Rồng "nằm im" từ bao đời nay mà quê hương có "dòng sông xanh thẳm" cho nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa. 
 Ngắm núi Bút, non Nghiên, Nguyễn Khoa Điềm nghĩ về người học trò nghèo: 
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên 
" Nghèo " mà vẫn góp cho đất nước ta núi Bút non Nghiên, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt, văn hiến Việt Nam. 
-Tư tưởng "Đất Nước là của nhân dân" cũng thể hiện trong kì quan nổi tiếng, những tên tuổi có công với dân với nước. 
 Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh là nhờ có "con cóc, con gà quê hương cùng góp cho" . 
 Những tên làng, tên núi, tên sông như "Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm " do những con người vô danh, bình dị làm nên. 
Sông Ông Đốc 
 Những tên làng, tên núi, tên sông như "Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm " do những con người vô danh, bình dị làm nên. 
Cồn Ông Trang 
 Những tên làng, tên núi, tên sông như "Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm " do những con người vô danh, bình dị làm nên. 
Bà Điểm 
 Những tên làng, tên núi, tên sông như "Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm " do những con người vô danh, bình dị làm nên. 
Núi Bà Đen 
- Qua cái nhìn của nhà thơ, mỗi danh thắng còn ẩn chứa nét đẹp tâm hồn của nhân dân: 
+ Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu tượng cho sự thuỷ chung, tình nghĩa vợ chồng thắm thiết. 
+ Những "ao đầm" mà "gót ngựa Thánh Gióng đi qua" tượng trưng cho truyền thống yêu nước và sức mạnh bất khuất của dân tộc. 
+ Núi Bút non Nghiên tượng trưng cho truyền thống hiếu học, vượt khó vươn lên của nhân dân. 
+ Những địa danh ở vùng cực Nam đất nước xa xôi tượng trưng cho tinh thần xả thân vì cộng đồng, đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta. 
=> Tất cả đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh từ công sức và khát vọng của nhân dân - những con người bình thường, vô danh. 
+ Nhà thơ không nói đến các triều đại, các anh hùng mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị 
🡪 Nhân dân Việt Nam từ thế hệ này đến thế hệ khác nối tiếp nhau trong lao động và đánh giặc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 
- Vai trò của nhân dân qua bốn ngàn năm lịch sử Đất Nước: 
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânHọ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái 
+ Đại từ “Họ” đặt đầu câu + Động từ “giữ, truyền, gánh”  🡪 Chính nhân dân là người đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa tinh thần và vật chất. 
- Trên phương diện văn hoá, cũng chính nhân dân là người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc: 
+ Họ có công trong việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù 
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bạiĐể Đất Nước là Đất Nước nhân dânĐất Nước của nhân dân, 
Đất Nước của ca dao thần thoại 
🡪 Họ giữ yên bờ cõi và xây dựng cuộc sống hoà bình. 
- Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ là ở câu: 
“ Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân 
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” 
🡪 Khi nói đến “ Đất Nước của nhân dân” , tác giả mượn văn học dân gian để nhấn mạnh thêm vẻ đẹp của đất nước: “ Đất Nước của ca dao thần thoại” 
- Vẻ đẹp truyền thống của nhân dân trong ca dao, thần thoại: 
+ Họ là những con người yêu say đắm và thuỷ chung 
+ Quý trọng nghĩa tình 
 + Kiên gan, bền chí trong công cuộc bảo vệ đất nước 
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâuMà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hátNgười đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thácGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi 
như muốn kéo dài thêm giai điệu ngân nga với nhiều cung bậc của bản trường ca về Đất Nước. 
3/ Đặc sắc nghệ thuật: 
Thể loại: trường ca (kết hợp giữa tự sự và trữ tình) 
Sử dụng các BPTT: so sánh, phép điệp, phép đối 
Vận dụng sáng tạo chất liệu của văn hóa và văn học dân gian (thành ngữ, ca dao, cố tích, truyền thuyết, phong tục ) 
Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, sinh động 
Giọng thơ tâm tình, tha thiết, kết hợp giữa chất suy tư và màu sắc chính luận 
III. Ý nghĩa VB: Ca ngợi tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_10_dat_nuoc_trich_truong_ca_ma.pptx