Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 1: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 1: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý

- Là mục đích, lựa chọn, biểu hiện của con người chân chính, xứng đáng là người.

- Có thể thấy ở những vĩ nhân nhưng cũng có ở con người bình thường; có thể là hành động cao cả, vĩ đại, nhưng cũng thấy trong hành vi, cử chỉ thường ngày

- Chủ yếu thể hiện qua lối sống, hành động.

 

pptx 21 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 1: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ 
I. 
ĐỀ TÀI NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ 
Về nhận thức (lý tưởng, mục đích sống) 
I. ĐỀ TÀI NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ 
Vô cùng phong phú, bao gồm các vấn đề: 
Về tâm hồn tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hoà nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi, ). 
Về các quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em, ); về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình th ầ y trò, tình bạn, ). 
Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống, 
II. 
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý 
Em hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: 
Ôi , Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ? 
Đề bài 
1. Tìm hiểu đề 
Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề “sống đẹp” trong đời sống của mỗi người . M uốn xứng đáng là “con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực. 
1. Tìm hiểu đề 
Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: 
Lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp 
Hành động tích cực, lương thiện 
Tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu 
Trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt 
Với thanh niên, học sinh , muốn trở thành người sống đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách. 
1. Tìm hiểu đề 
- Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn . 
- Thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bác bỏ, 
a. Mở bài: 
2 . Lập dàn ý 
Phải bảo đảm hai yêu cầu chính 
Giới thiệu chung vấn đề (diễn dịch, quy nạp hay phản đề... đều phải dẫn đến vấn đề nghị luận) 
- 
Nêu luận đề cụ thể (dẫn nguyên văn hoặc tóm tắt đều phải xuất hiện câu/đoạn chứa luận đề) 
- 
b. Thân bài: 
2 . Lập dàn ý 
- Giải thích thế nào là lối sống đẹp? (Ý 2 của Tìm hiểu đề) 
Cách 1: Nêu ví dụ điển hình, tập trung, tiêu biểu cho các khía cạnh đã nêu (Tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh) 
- Phân tích, chứng minh các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp bằng 1 trong 2 cách: 
Cách 2: Mỗi khía cạnh quan trọng đưa ra dẫn chứng tiêu biểu khác nhau hoặc trong đời sống th ườ ng ngày mà ai cũng phải thừa nhận (một gương người tốt, một việc làm đẹp) 
b. Thân bài: 
2 . Lập dàn ý 
- Bình luận: Khẳng định lối sống đẹp: 
Là mục đích, lựa chọn, biểu hiện của con người chân chính, xứng đáng là người . 
Có thể thấy ở những vĩ nhân nhưng cũng có ở con người bình thường; có thể là hành động cao cả, vĩ đại, nhưng cũng thấy trong hành vi, cử chỉ thường ngày 
Chủ yếu thể hiện qua lối sống, hành động. 
b. Thân bài: 
2 . Lập dàn ý 
- Bác bỏ và phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực 
- Liên hệ bản thân. 
c. Kết bài: 
2 . Lập dàn ý 
Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp: là chuẩn mực đạo đức, nhân cách của con người 
- 
Nhắc nhở mọi người coi trọng lối sống đẹp, sống cho xứng đáng; cảnh tỉnh sự mất nhân cách của thế hệ trẻ trong đời sống nhiều cám dỗ hiện nay. 
- 
III. 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ 
1 . Mở bài 
Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, trích dẫn (nếu đề đưa ý kiến, nhận định). 
2. Thân bài 
a. Giải thích , nêu nội dung vấn đề cần bàn luận. Trong trường hợp cần thiết, người viết chú ý giải thích các khái niệm, các vế và rút ra ý khái quát của vấn đề. 
b. Phân tích vấn đề trên nhiều khía cạnh, chỉ ra biểu hiện cụ thể. 
Lưu ý: Cần giới thiệu vấn đề một cách ngắn gọn, rõ ràng, tránh trình bày chung chung. Khâu này rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho toàn bài. 
c. Chứng minh : Dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. 
d. Bàn bạc vấn đề trên các phương diện, khía cạnh: đúng- sai, tốt- xấu, tích cực-tiêu cực, đóng góp- hạn chế, 
Lưu ý : Sự bàn bạc cần khách quan, toàn diện, khoa học, cụ thể, chân thực, sáng tạo của người viết. 
e. Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong lí luận và thực tiễn đời sống. 
3 . Kết bài 
Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hoạt động về tư tưởng đạo lí (trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội) 
IV. 
LUYỆN TẬP 
 - 
- 
- 
BT1/SGK: 
Gợi ý: 
Vấn đề mà Nê- ru bàn luận là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người. 
Có thể đặt tiêu đề cho văn bản là: “Thế nào là con người có văn hoá?” Hay “Một trí tuệ có văn hoá”. 
Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích (đoạn 1), phân tích (đoạn 2), bình luận (đoạn 3). 
- 
Cách diễn đạt rất sinh động: 
+ Giải thích: đưa ra câu hỏi và tự trả lời. 
+ Phân tích: trực tiếp đối thoại với người đọc tạo sự gần gũi thân mật. 
+ Bình luận: viện dẫn đoạn thơ của một nhà thơ Hy lạp vừa tóm lược các luận điểm vừa tạo ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ, hấp dẫn 
Mở bài 
- Vai trò của lí tưởng trong đời sống con người. 
BT2/SGK/22: 
Gợi ý: 
- Có thể trích dẫn nguyên văn câu nói của Lep Tônxtôi 
Thân bài 
- Giải thích: lí tưởng là gì? 
- Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: Ngọn đèn chỉ đường, dẫn lối cho con người. 
Kết bài 
- Lí tưởng là thước đo đánh giá con người. 
- Nhắc nhở thế hệ trẻ biết sống vì lí tưởng. 
Dẫn chứng: lí tưởng yêu nước của Hồ Chí Min h 
- Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng? 
- Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó, lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng sống. 
Thank you! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_1_nghi_luan_ve_mot_van_de_tu_t.pptx