Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 7: Bài thơ Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng - Đoạn 1: 14 câu thơ đầu

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 7: Bài thơ Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng - Đoạn 1: 14 câu thơ đầu

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa ra khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oan linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi

Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

 

pptx 13 trang phuongtran 8770
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 7: Bài thơ Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng - Đoạn 1: 14 câu thơ đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐOẠN 1Tổ 2Đoạn 1:14 câu thơ đầu Nhớ những chặn đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến nơi núi rừng Tây Bắc “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa ra khơiAnh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oan linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươiNhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”Hai câu thơ đầu mang cảm xúc chủ đạo của bài thơ, cảm xúc ấy là nỗi nhớ, nhớ: sông, núi rừng Tây Bắc.Hai danh từ riêng “Sông Mã” và “Tây Tiến”: vừa là điểm đến, vừa là nơi trở về của nỗi nhớ“Sông Mã”: con sông gắn liền với chặn đường hành quân của người lính.“Tây Tiến”: đoàn quân gắn liền với nhà thơ.Nỗi nhớ được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.“Nhớ về rừng núi” ở đây là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình lãng mạn.“Xa rồi”: được đặt giữa câu, chỉ nguyên nhân nỗi nhớ, bộc lộ cảm xúc bồi hồi, da diết.=>xa rồi nên mới nhớ da diết như thế .Điệp từ “nhớ” được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ.“Chơi vơi”: trạng thái trơ chọi giữa khoảng không rộng, ko thể bấu víu vào đâu cả.“Nhớ chơi vơi”:có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, sâu sắc, mãnh liệt, có sức mạnh vượt không gian và thời gian để trở về hoài niệm trong tiềm thức, gọi dậy bao nhiêu kỉ niệm.Âm “ơi” được điệp lại 3 lần: âm hưởng vang vọng, lan tỏa, khiến cho tiếng gọi như vọng ra từ vách đá, từ cõi nhớ ngàn thương của nhà thơ.=> Thể hiện nỗi nhớ da diết,miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi ko yên. Hai câu thơ là một tiếng gọi-gọi về những gì thân thuộc, đáng nhớ nhất trong tâm tưởng nhà thơ về một thời Tây Tiến. Theo tiếng gọi ấy, bao kỉ niệm sẽ thức dậy, ùa về Liên hệ: trong ca dao có nhiều câu viết về nỗi nhớ:“Nhớ ai bổi hổi bồi hồiNhư đứng đống lửa, như ngồi đống rơm.”“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơNhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai”...........10 câu tiếp theo: Nhớ thiên nhiên, núi rừng Tây Bắcvà hình ảnh người lính Tây Tiến“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,Mường Lát hoa về trong đêm hơi.Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.Anh bạn dãi dầu không bước nữa,Gục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác gầm thét,Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội, hiểm nguy.Thiên nhiên khắc nghiệt: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”.+Trên đỉnh Sài Khao, sương dày đến độ “lấp” cả đoàn quân=> Sự mệt mỏi rã rời.+Con đường hành quân mở ra với biết bao nhiêu khó khăn gian khổ, toàn dốc cao, vực thẳm.Từ láy tạo hình: “khúc khuỷu”(quanh co, khó đi), “thăm thẳm”(diễn tả độ cao,độ sâu), “heo hút” (xa cách cuộc sống con người).Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đi liền nhau: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”,khiến khi đọc lên ta có cảm giác trúc trắc, mệt mỏi. +“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”: sử dụng phép nhân hóa “súng ngửi trời”,người lính đi trên đỉnh núi mà như đi trên mây. Mũi súng đeo sau vai như chạm đến trời xanh “ngửi trời” => hình ảnh ngạo nghễ có chút hóm hỉnh đùa vui kiểu lính=> Chất lính trẻ trung,trước thiên nhiên dữ dội người lính Tây Tiến không bị lu mờ đi mà nổi lên đầy thách thức .+NT tiểu đối tách câu thơ thành hai vế : “Ngàn thước lên cao // ngàn thước xuống”, làm câu tơ như bị bẻ đôi, diễn tả con dốc với chiều cao, sâu rợn ngợp=> nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. Tạo nên địa hình, địa thế treo leo, hiểm trở+ Gian khổ không chỉ là núi cao dốc thẳm, không chỉ là mưa lũ thác ngàn mà còn là tiếng gầm của cọp beo nơi rừng thiêng nước độc, nơi đại ngàn hoang vu. +Từ láy “Chiều chiều”,“đêm đêm”: không phải là 1 chiều, 2 chiều hay 1 đêm, 2 đêm mà chiều nào, đêm nào cũng vậy. Thời gian liên tục, thường xuyênII. Thiên nhiên Tây Bắc đầy thơ mộng trữ tình- Đoàn quân đi qua bản Mường Lát vào ban đêm và phát hiện ra vẻ đẹp trữ tình “Hoa về trong đêm hơi”.+ “Hoa về” nghĩa là hoa nở+ “Đêm hơi” nghĩa là đêm sương + “ Hoa về trong đêm hơi” còn được hiểu đó là những bông hoa khói tỏa ra từ sương rừng, khói đuốc => Xua đi cái bỏng rát của chiến tranh +Người lính hành quân trong gian khổ như tâm hồn lúc nào cũng luôn lạc quan, yêu đời làm bạn với hoa rừng, sương núi.+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: câu thơ được dệt bởi những thanh bằng liên tiếp, gợi tả sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ. Nhịp thơ cũng chậm lại, âm điệu nhẹ nhàng như phút nghỉ chân hiếm hoi của người lính Hai hình ảnh ấy đặt cạnh nhau tạo nên một không gian thơ mộng + Sự dữ dội của núi rừng cũng vắt kiệt sức người, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực “Anh bạn dãi dầu ko bước nữa / Gục trên súng mũ bỏ quên đời”.Người lính Tây Tiến trong cuộc hành quân gian khổ ấy đã có người ngã xuống vì kiệt sức.+ “Dãi dầu” dầm mưa dãi nắng, vất vả, khó nhọc. “Không bước nữa” là kiệt sức. “Gục trên súng mũ” là ngã xuống. “Bỏ quên đời” là hi sinh, mất mát.=> Nghệ thuật nói giảm nói tránh đã làm cho câu thơ giảm đi đau thương mà thay vào đó là sự bi tráng, hào hùng. Người lính ra đi mà như đi vào giấc ngủ bởi họ đã khoác lên mình đôi cánh của lí tưởng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôiHai câu cuối: nhớ hương vị cuộc sống+ “Nhớ ôi”: từ cảm thán mang tình cảm dạt dào => khung cảnh đậm đà tình quân dân+ Sau một thời gian hành quân vất vả giữa núi rừng phải chịu đói chịu khát, nay các anh được đồng bào tiếp đón bằng “cơm lên khói” cùng mùi hương “thơm nếp xôi” thật là ấm bụng=> Mọi khó khăn gian khổ như bị đẩy lùi và thay vào đó là niềm lạc quan và tình thơ đong đầy Đoạn thơ đầu là:Kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Sử dụng nhiều từ láy tạo hình.Cách sử dụng thanh trắc, điệp từ, nhân hóa, đối lập...=> Tạo nên một đoạn thơ hay và giàu giá trị 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_tuan_7_bai_tho_tay_tien_tac_gia.pptx