Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 29: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích)
Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, ta thấy rõ được ưu thế của xác, chứng tỏ được uy quyền, chi phối của nó với linh hồn, đồng thời thấy được sự ngộ nhận của hồn khi cho rằng "ta vẫn có một đời sống riêng trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn.". Linh hồn và thể xác vốn không thể tách rời nhau, cuộc đấu tranh giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và ác, giữa sự cao cả dục vọng thấp hèn.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 29: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT Tóm tắt tác phẩm : Trương Ba bị sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu mà chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Bắc Đẩu cho hồn của Trương Ba nhập vào da hàng thịt. Từ đây, hồn Trương Ba da hàng thịt bắt đầu có những mâu thuẫn. Trương Ba còn phải chịu sự xa lánh của con dâu và cháu trai, bị con trai lên mặt. Trương Ba vô cùng đau khổ. Hơn thế nữa, Trương Ba cảm thấy tâm hồn trong sạch của mình không hề hòa hợp với những hành động vụng về, thô lỗ của anh hàng thịt kia. Trước cuộc đấu lí với thân xác, hồn của Trương Ba bị đuối lí, cảm thấy những hành động của thể xác thật ti tiện, không đúng với cái tâm lương thiện vốn có của ông. Được sống nhưng không phải là chính mình, cuối cùng Trương Ba đã lựa chọn cái chết, ông không nhập vào xác anh hàng thịt nữa, cùng không nhập vào xác cu Tị mà chọn cách ra đi để bảo toàn cái tâm mà ông vẫn luôn giữ. Cuộc đối thoại giữa T rương B a và xác hàng thịt Xét về góc độ hồn Trương Ba ta thấy khát vọng sống cao thượng, thánh thiện của con người . Xét về góc độ xác thịt, ta nhìn thấy những góc khuất của con người . Cuộc đối thoại giữa hồn và xác chính là đỉnh cao tư tưởng triết lý của vở kịch. Hình ảnh Trương Ba hiện lên là một con người đang ngồi "ôm đầu" đã cho chúng ta thấy được sự cô độc, sự đau khổ đang bủa vây, sự khẩn thiết muốn rời khỏi cái thân xác anh hàng thịt "tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi". Tâm trạng của Trương Ba đang vô cùng bức bối và đau khổ. Hồn đau khổ bởi không còn là chính mình, Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng. Hồn ngày càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng . Qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác, ta thấy rõ được ưu thế của xác, chứng tỏ được uy quyền, chi phối của nó với linh hồn, đồng thời thấy được sự ngộ nhận của hồn khi cho rằng "ta vẫn có một đời sống riêng trong sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn...". Linh hồn và thể xác vốn không thể tách rời nhau, cuộc đấu tranh giữa hồn và xác là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và ác, giữa sự cao cả dục vọng thấp hèn. Cuộc đối thoại giữa T rương B a với người thân. Cuộc đối thoại hồn T rương B a và vợ T rương B a - Người vợ đầu ấp tay gối không hiểu được ông: “Ông bảy giờ còn biết đến ai nữa!”, vợ muốn bỏ nhà ra đi “để ông được thảnh thơi với cô vợ người hàng thịt”, “Ông đâu còn là ông, dầu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa ”. => Mỗi lời nói ra của người vợ như một vết cắt sâu vào nỗi đau của Trương Ba . Cuộc đối thoại hồn T rương B a với Cái Gái - Đ ứa cháu đã từng rất y êu thư ơ ng ông nội cũng phủ nhận “Tôi không phải là cháu của ông ” C áo buộc “bàn tay giết lợn của ông làm gây ti ệ t c ái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên núi cả c ây sâm quý mới ươm ” . - Nó gọi bằng những cái tên như “xấu xa”, “lão đồ tể”, xua đuổi ông như người lạ . => Lời nói của đứa trẻ ngây thơ như lời buộc tội đanh thép xát muối vào trái tim Trương B a. Cuộc đối thoại hồn trương ba với chị con dâu C hị con dâu - người lí trí nhất cũng đã tỏ ra ngh i ngờ . Chị vẫn t ự nh ủ mình phải kính trọng, phải yêu thương, phải cảm thông cho người bố chồng bất hạnh nhưng hiện thực giờ đây là c ử a nh à tan hoang . => Hồn Trương Ba hoàn toàn tuyệt vọng, không muốn tự làm khổ chính mình, cũng không muốn hành hạ người thân . ⇒ Mỗi người trong gia đình có một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là nhận thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn trong sạch, thẳng thắng như ngày xưa. - Hồn Trương Ba : + Hồn Trương Ba thẫn thờ, ôm đầu bế tắc và cầu cứu cháu gái. + Đau khổ, tuyệt vọng khi nhìn người thân phải bàng hoàng, đau đớn . ⇒ Trương Ba vỡ lẽ, nhận thấy những thay đổi của mình và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn, dẫn tới hành động gọi Đế Thích. Cuộc đối thoại giữa hồn T rương B a với Đ ế T hích Thái độ của Trương Ba - Quả quyết, mạnh mẽ . - Kiên quyết từ chối, không chấp nhận lời đề nghị của Đ ế T hích . Quyết định T rương Ba : - Trương Ba để cu Tị sống còn Trương Ba sẽ chết . => Đó là quyết định đúng đắn của Trương Ba. Ý nghĩa - Sống nhờ gửi, chắp vá, không được là chính mình chính là điều nhạt nhẽo, vô nghĩa nhất trên cuộc đời . => Qua đoạn thoại, nhân vật ý thức được hoàn cảnh, thân phận của mình: trớ trêu, bi kịch . Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau . - Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi. - Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. => Hai quan điểm hoàn toàn khác nhau . Lời trách móc của Trương Ba với Đế Thích: + Mượn thân xác người khác để sống nhưng tính cách của mình bị mai một . + Tâm hồn của ông đau khổ khi phải sống trong thân xác của kẻ khác . Đế Thích tiếp tục sửa sai bằng cách: - C ho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị và đưa ra những lí lẽ thuyết phục . Nhưng Trương Ba quyết định từ chối tái sinh trong cơ thể non nớt của cu Tị và gọi Đ ế Thích sửa sai bằng cách cho cu Tị sống lại và mình chết hẳn . Khi Trương Ba quyết trả lại xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho Trương Ba vào xác của cu Tị nhưng Trương Ba không đồng ý vì: - Hồn Trương Ba ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu bên trong một đằng bên ngoài một nẻo . - N hận ra mình không thể trú ngụ nhờ thân xác khác nó làm cho tâm hồn ông mờ nhạt hơn . - H ồn Trương Ba có nhận thức tỉnh táo cộng với tinh thương cu Tị nên ông dứt khoát quyết định nhường lại sự sống cho cu Tị . Nếu là Trương Ba em cũng sẽ lựa chọn cách giải quyết như Trương Ba - Vì ông thà chấp nhận một mình ông thiệt thòi, đau khổ chứ không để những người khác liên lụy đau khổ . - Trương Ba biết rõ rằng sống thực cho ra một con người không phải là điều đơn giản Hồn và Xác phải hài hòa, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục tội lỗi.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_lop_12_tuan_29_hon_truong_ba_da_hang_t.pptx