Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 19: Vợ chồng A Phủ - Tác giả: Tô Hoài
Tên tự gọi: Hmông
Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng
Nhóm địa phương: Hmông Trắng, Hmông Hoa, Hmông Đỏ, Hmông Đen, Hmông Xanh, Na Miẻo.
Dân số: 1.068.189 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)
Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói của người Hmông thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao.
Địa bàn cư trú: Người Hmông sống ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ và một số ít ở miền núi tỉnh Nghệ An.
Nguồn gốc lịch sử: Là cư dân có mặt sớm ở vùng núi Bắc Bộ nước ta.
Đặc điểm kinh tế: Người Hmông trồng ngô, lúa trên nương rẫy, ruộng bậc thang, ngoài ra còn trồng lanh, bông, lúa mạch.
Trước đây trồng cây thuốc phiện. Công cụ sản xuất chủ yếu là chiếc cày. Chăn nuôi chủ yếu bò, lợn, gà, ngựa. Có một số nghề thủ công như rèn, đồ gỗ, đan lát, dệt vải.
Vợ chồng A Phủ~Tô Hoài~@Tên tự gọi: HmôngTên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán TrắngNhóm địa phương: Hmông Trắng, Hmông Hoa, Hmông Đỏ, Hmông Đen, Hmông Xanh, Na Miẻo.Dân số: 1.068.189 người (Tổng cục Thống kê năm 2009)Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói của người Hmông thuộc nhóm ngôn ngữ Hmông - Dao.Địa bàn cư trú: Người Hmông sống ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ và một số ít ở miền núi tỉnh Nghệ An.Nguồn gốc lịch sử: Là cư dân có mặt sớm ở vùng núi Bắc Bộ nước ta.Đặc điểm kinh tế: Người Hmông trồng ngô, lúa trên nương rẫy, ruộng bậc thang, ngoài ra còn trồng lanh, bông, lúa mạch. Trước đây trồng cây thuốc phiện. Công cụ sản xuất chủ yếu là chiếc cày. Chăn nuôi chủ yếu bò, lợn, gà, ngựa. Có một số nghề thủ công như rèn, đồ gỗ, đan lát, dệt vải.Phong tục tập quán:Ăn: Món ăn dân tộc 18 mèn mén (bột ngô đồ).Ở: Nhà trệt ba gian, nhà trình tượng bằng đất, bưng ván hay vách nứa. Mỗi bản có 5 - 7 nhà. Phương tiện vận chuyển: Ngựa thồ, gùi là phương tiện vận chuyển.Hôn nhân: Những người cùng dòng họ không được lấy nhau. Nam nữ lựa chọn người yêu. Tục kéo vợ còn duy trì ở nhiều nơiTang ma: Người Hmông có tục quàn xác trong nhà, để xác ngoài trời trước khi chôn.Tín ngưỡng: Người Hmông thờ cúng tổ tiên.Trang phục: Phụ nữ mặc váy xếp nhiều nếp bằng lanh, áo xẻ ngực, mang tạp dề đằng trước và sau, quấn xà cạp ở chân, y phục được trang trí hoa văn. Đàn ông mặc áo xẻ ngực, quần chân què, màu chàm.Đời sống văn hóa: Người Hmông có nhiều truyện cổ, nhiều loại nhạc cụ: khèn, kèn, trống và đặc biệt là kèn lá và đàn môi.1. Tác giả Tô HoàiI. Tìm hiểu chung- Nguyễn Sen (1920 - 2014)- Tác phẩm của Tô Hoài mang vẻ đẹp dung di, đời thường và gần gũi với cuộc sống.- Ông có vốn kiến thức phong phúvề văn hóa của nhiều vùng miền.- Tác phẩm tiêu biểu:+ “Dế mèn phiêu lưu kí”+ “O chuột”+ “Truyện Tây Bắc”...-Năm 1943, gia nhập hội văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả: a.Cuộc đời:-Tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920. Quê ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Tây) b. Sự nghiệp:- Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại.. Có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong VH hiện đại Việt Nam: gần 200 đầu sáchSáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường. “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, chodù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”.c. Phong cách nghệ thuật:- Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.- Nghệ thuật văn xuôi rất đặc sắc với lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, cách miêu tả giàu chất tạo hình, ngôn ngữ phong phú và đậm tính khẩu ngữ.- Năm 1996, được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.I. Tìm hiểu chungDế Mèn phiêu lưu kýO ChuộtTruyện Tây Bắc @2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác:- In trong tập Truyện Tây Bắc - được tặng giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955- Đây là kết quả của chuyến đi thực tế (8 tháng) cùng bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây Bắc năm 1952.c. Chủ đề:Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến đã khiến cho người dân lao động miền núi phải chịu nhiều đau thương, cay đắng, tủi nhục; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mãnh liệt và quá trình tự vùng lên giải phóng của đồng bào vùng cao. 3. Đoạn trích: - Tác phẩm gồm 2 phần:+ Bóng tối ở Hồng Ngài+ Ánh sáng ở Phiềng Sa- Đoạn trích thuộc phần 1Tóm tắtTruyện kể về cuộc đời của vợ chồng A Phủ. Mị là cô gái trẻ đẹp, nhà nghèo, sống ở Hồng Ngài. Cô bị bắt cóc về làm vợ A Sử, làm con dâu gạt nợ nhà thống Lí Pá Tra. Cô phải lao động quần quật, sống không khác gì con trâu, con ngựa. Khi mùa xuân đến, cô cũng muốn đi chơi liền bị A Sử trói đứng trong buồng. Chỉ đến khi A Sử bị đánh, cô mới được cởi trói để đi lấy lá thuốc, xoa dầu cho chồng. A Phủ là một chàng trai nghèo, mô côi, khỏe mạnh, gan góc, giỏi lao động. Vì đánh A Sử đến phá rối cuộc chơi nên bị bắt, bị đánh đập, bị phạt vạ, phải vay vốn thống lí để nộp phạt, rồi trở thành người ở đợ trừ nợ trong nhà thống lí. Một lần để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị trói đứng, bị bỏ đói suốt mấy ngày đêm. Một đêm, khi trở dậy thổi lửa để sưởi, Mị bắt gặp dòng nước mắt chảy trên gò má đen sạm của A Phủ. Mị nghĩ về thân phận mình, đồng cảm về cảnh ngộ của A Phủ. Cô đã cắt dây trói giải thoát cho A Phủ và bỏ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra. Hai người đến Phiềng Sa, thành vợ thành chồng, tạo dựng một cuộc sống mới. A Phủ được sự giác ngộ của cán bộ cách mạng A Châu trở thành tiểu đội trưởng du kích. Họ cùng mọi người cầm súng để gìn giữ bản làng.2. Tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ “I. Tìm hiểu chungII. Đọc - hiểu văn bản1. Hình tượng nhân vật Mịa) Sự xuất hiện của nhân vật- Cách giới thiệu rất tự nhiên nhưng đã tạo được ấn tượng sâu sắc bằng những chi tiết:+ “Thường trông thấy một cô gái”=> Bi kịch cuộc đời Mị.+ “Quay sợi gai bên tảng đá cạnh tàu ngựa”+ “Quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, cõng nước... cúi mặt...buồn rười rượi”."Ai ở xa về... Mặt buồn rười rượi ” Gây ấn tượng mạnh mẽ nhờ sự đối nghịch:+Hình ảnh cô gái lẻ loi âm thầm gần như lẫn vào các vật vô tri vô giác (cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa) đối lập với khung cảnh đông đúc tấp nập của gia đình thống lí Pá Tra +Cô gái là con dâu của 1 gia đình quyền thế giàu có nhưng lúc nào cũng nhẫn nhục " cúi mặt " và " mặt buồn rười rượi”Thủ pháp tạo tình huống " có vấn đề " nhằm mở lối dẫn người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật.II. Đọc - hiểu văn bản1. Hình tượng nhân vật Mịb) Vài nét về cuộc đời của nhân vật- Mị đẹp, có tài thổi sáo và thổi kèn lá-> có nhiều người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.- Mị giàu khao khát, trái tim đã bao lần hồi hộp, thổn thức trước những âm thanh hò hẹn của tình yêu.- Mỗi khao khát đều khép lại khi Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.II. Đọc - hiểu văn bản1. Hình tượng nhân vật Mịc) Diễn biến tâm trạng của Mị* Những ngày đầu:- Mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc. Đó là giọt nước mắt đắng cay, tủi nhục, đau đớn khi khát vọng bị vùi dập một cách phũ phàng.- Mị muốn chết, nhưng thương cha Mị không chết được, Mị chấp nhận kiếp sống trâu ngựa nhà thống lí Pá Tra.* Mấy năm sau:- Cha Mị chết, nhưng Mị không nghĩ đến cái chết nữa, bởi lẽ nhà văn đã lí giải: “Ở bên trong cái khổ”.- Căn buồng của Mị -> ngục thất- Thống lí Pá Tra đã dùng cường quyền và thần quyền át chế tinh thần của Mị, bắt Mị cam phần làm nô lệ.=> Biến Mị trở thành một con người dường như vô cảm.* Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:- Bằng ngòi bút phân tích tâm lí vô cùng đặc sắc, nhà văn Tô Hoài đã để cho tâm hồn của Mị, khao khát của Mị trong một đêm tình mùa xuân nồng nàn, da diết.+ Không gian+ Màu sắc+ Âm thanh=> Thức dậy khao khát- Đặc biệt nhất là tiếng sáo vọng lại thiết tha, bồi hồi -> Mị nghe tiếng sáo bằng cả tâm hồn. @Youtube Channel: LINH PRODUCTIONSII. Đọc - hiểu văn bản1. Hình tượng nhân vật Mịc) Diễn biến tâm trạng của Mị* Những ngày đầu:* Mấy năm sau:* Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:- Mị uống rượu -> say -> sống về ngày trước- Mà muốn đi chơi nhưng A Sử không cho Mị đi, nó trói Mị bằng một thúng dợi đay.- Trong bóng tối, Mị đứng yên lặng như không biết mình đang bị trói, hơi rượu vẫn còn nồng nàn -> Mị đi theo những cuộc chơi.- Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.- Cả đêm hôm ấy, Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc nồng nàn tha thiết.c) Diễn biến tâm trạng của Mị* Những ngày đầu:* Mấy năm sau:* Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:* Trong đêm cắt dây trói cho A Phủ:- Những ngày đầu, Mị thờ ơ, nếu A Phủ là một xác chết thì cũng thế mà thôi.- Bước ngoặt bắt đầu từ một dòng nước mắt. Mị thổi lửa hơ tay. Mị trông sang, Mị thấy một dòng nước mắt lấp lánh...-> Tác động sâu sắc đến Mị -> hành động cắt dây trói cho A Phủ => Táo bạo và quyết liệt.- Mị từng lặng trong bóng tối, sau đó Mị vùng chạy theo A Phủ.- Mị cắt dây trói cho A Phủ là Mị cũng cắt sợi dây trói cường quyền và thần quyền đã bao năm qua buộc chặt cuộc đời kiếp sống trâu ngựa.- Nhân vật Mị là đại diện cho vẻ đẹp tâm hồn của những con người Tây Bắc, những con người bị đày đọa trong đáy sâu của tủi cực dưới sức mạnh của cường quyền và thần quyền nhưng họ vẫn vươn lên để sống cuộc sống của một con người.II. Đọc – hiểu văn bản1. Nhân vật Mị2. Nhân vật A Phủa. Hoàn cảnhLớn lên+Trở thành chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, thông minh, tài giỏi: “chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”+ Nhiều cô gái mơ ước được lấy A Phủ làm chồng nhưng A phủ nghèo, không lấy nổi vợ-> Phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo II. Đọc – hiểu văn bản2. Nhân vật A Phủb. Số phận và tính cách - Gan góc từ bé: “A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi lạc đến Hồng Ngài”.Lớn lên: + Là một chàng trai phóng khoáng, tự tin, hồn nhiên, yêu đời: nghèo nhưng vẫn đi tìm người yêu+ Dũng cảm, không chịu nhục: dám đánh A Sử “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”-> Các động từ nhanh, mạnh, dồn dập cho thấy sức mạnh và tính cách của A PhủII. Đọc – hiểu văn bản2. Nhân vật A Phủb. Số phận và tính cách+ Bị đánh trong cuộc xử kiện: mặt mũi xưng, môi và đôi mắt giập chảy máu không kêu mà vẫn quỳ chịu đòn, im như tượng đá-> Phiên xử kiện: sự bi thảm, khổ cực của người dân miền núi, vạch trần bộ mặt của bọn chúa đất-> Phiên xử kiện quái gở biến A Phủ trở thành nô lệ, con ở trừ nợ=> Số phân đau khổ, bất hạnh của A Phủ và bản chất, bộ mặt của cha con thống lí Pá TraII. Đọc – hiểu văn bản2. Nhân vật A Phủb. Tính cách của A Phủ Khi bị trói: A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây định trốn thoát Khi được Mị cắt dây trói: A Phủ khuỵu xuống rồi lại quật sức vùng lên, chạy=> Cuộc đời của A Phủ biểu tượng cho số phận của nhân dân lao động miền núi : cùng chịu áp bức , cùng tháo củi sổ lồng, vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự doII. Đọc - hiểu văn bản2. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạoa) Giá trị hiện thực- Phản ánh chân thực cuộc sống khốn khổ của nhân dân miền Tây Bắc dưới sự cai trị tàn bạo của thực dân phong kiến.b) Giá trị nhân đạo- Cảm thương sâu sắc trước cuộc sống của những con người khốn khổ.- Trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đồng thời ông cũng nâng niu những khao khát hạnh phúc mãnh liệt của những con người khốn khổ.- Luôn đứng về phía những con người cùng khổ để tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến.- Các nhân vật đã tìm thấy con đường để giải phóng chính mình và giải phóng quê hương.III. Tổng kết. Nghệ thuậtKhắc họa nhân vật: sống động và chân thực.- Miêu tả tâm lí nhân vật: sinh động, đặc sắc (diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đem Mị cắt dây trói cho A Phủ).- Quan sát, tìm tòi: Có những phát hiện mới lạ trong phong tục, tập quán (tục cưới vợ, trình ma, đánh nhau, xử kiện, ốp đồng, đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết ).Nghệ thuật kể chuyện: uyển chuyển, linh hoạt- Ngôn ngữ: giản dị, phong phú, đầy sáng tạo, mang bản sắc riêng.- Giọng điệu: trữ tình, lôi cuốn người đọc.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_lop_12_tuan_19_vo_chong_a_phu_tac_gia.pptx