Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 17: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Trích) - Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 17: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Trích) - Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tác giả:

 a. Vài nét về tiểu sử

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế.

- Quê gốc: Bích Khuê- Triệu Long- Triệu Phong- Quảng Trị.

Học Trung học tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn (1960) và Đại học Huế (1964).

 - Từ 1966 đến 1975: tích cực tham gia kháng chiến chống Mỹ bằng các hoạt động văn nghệ.

- Sau 1975: chủ yếu hoạt động văn học ở Huế.

- Năm 2007 ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

ppt 19 trang phuongtran 16381
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 17: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (Trích) - Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ học Ngữ văn của lớp 12 B4(Trích)Hoàng Phủ Ngọc TườngAi ñaõ ñaët teân cho doøng soâng ?Ai đã đặt tên cho dòng sông?	Tìm hiểu chung.	1. Tác giả.	a. Vài nét về tiểu sử.	b. Sự nghiệp.2. Tác phẩm.II. Tìm hiểu đoạn trích.1. Vẻ đẹp của sông Hương.	a.Nhìn từ góc độ cảnh sắc thiên nhiên.	b. Nhìn từ góc độ văn hóa.	c. Nhìn từ góc độ lịch sử.2. Những đặc sắc nghệ thuật và cái tôi của người nghệ sĩ.III. Tổng kết.IV. Luyện tập.I. Tìm hiểu chung.Tác giả:	a. Vài nét về tiểu sử- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế.- Quê gốc: Bích Khuê- Triệu Long- Triệu Phong- Quảng Trị.Học Trung học tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn (1960) và Đại học Huế (1964). - Từ 1966 đến 1975: tích cực tham gia kháng chiến chống Mỹ bằng các hoạt động văn nghệ.- Sau 1975: chủ yếu hoạt động văn học ở Huế.- Năm 2007 ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.b. Sự nghiệp văn học:- Các tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu(1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông?(1986), Hoa trái quanh tôi (1995), Ngọn núi ảo ảnh (1999) - Là nhà văn chuyên về bút kí. Đặc sắc trong phong cách kí: kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí Tất cả được diễn đạt trong hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.2. Tác phẩm:- Viết tại Huế ngày 4-1 -1981, in trong tập sách cùng tên.- Bài kí gồm 3 phần: + Phần 1: Ngợi ca sông Hương và xứ Huế. + Phần 2: Bề dày lịch sử của sông Hương và Huế. + Phần 3:Làng Thành Trung và huyền thoại về tên sông.- Đoạn trích thuộc phần thứ nhất của bài kí.II. Tìm hiểu đoạn trích:1. Vẻ đẹp của sông Hương. 	a. Nhìn từ góc độ cảnh sắc thiên nhiên:	* Thượng nguồn:	- Sông Hương có quan hệ mật thiết với dãy Trường Sơn, là “bản trường ca của rừng già” với những tiết tấu hoành tráng, dữ dội: rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc.	- Mang vẻ đẹp của một “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”,“bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng”.	- Đây là phần hồn sâu thẳm mà hình như sông Hương không muốn bộc lộ. Nếu không hiểu phần bản chất này coi như đã không hiểu được dòng sông.	→Những câu văn dài, trùng điệp những so sánh, nhân hóa cho thấy : dòng sông như một cô gái ẩn tàng một nội lực mạnh mẽ, dồi dào, một sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính. → Phát hiện sâu sắc, bất ngờ, rất riêng của nhà văn.* Qua vùng đồng bằng và ngoại ô Huế:- Dịu dàng, trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa, xứ sở; cô gái đẹp ngủ mơ màng.- “Chuyển dòng liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, chuyển hướng, vòng qua thềm đất bãi, vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế, vượt qua, đi giữa âm vang Mềm như một tấm lụa; sớm xanh, trưa vàng,chiều tím; trầm mặc như triết lí, như cổ thi.→Sự chuyển mình của dòng sông: cô gái Di-gan mạnh mẽ và cá tính > cô gái dịu dàng và lãng mạn.	→ Kể kết hợp nhuần nhuyễn với tả ;những động từ liên tiếp diễn tả dòng chảy vừa sống động vừa dịu dàng ;những hình ảnh so sánh mượt mà, lãng mạn ;giọng điệu nhẹ nhàng,êm ái làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương trong sự phối cảnh hài hòa, kì thú, nên thơ với thiên nhiên xứ Huế; làm hiện lên thủy trình của sông Hương như cuộc kiếm tìm người tình nhân đích thực của một cô gái trong một huyền thoại tình yêu thủa xa xưa. * Qua thành phố Huế:Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long . uốn một cánh cung rất nhẹsang cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.→So sánh, liên tưởng bất ngờ và thú vị. 	- Cây đa, cây cừa cổ thụ toả vầng sáng u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít, lấp lánh trong sương đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ. → phong cách khác biệt của Huế: trầm mặc, cổ kính.- Chiếc cầu trắng in ngấn trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non.- Cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh.- điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế.- Mầu nước sông Hương = mầu áo lục điều của các cô dâu Huế.→ Làm nên chất Huế: chậm rãi, nên thơ.-Khi giã từ Huế: 	+lưu luyến ,đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt, nỗi vấn vương, một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu.	+Trở lại để nói một lời thề trước khi về biển cả.→ Những liên tưởng giàu chất thơ. Sông Hương như một người tình đắm say và chung thuỷ.	 	→ Liên tưởng bay bổng, hình ảnh đậm chất lãng mạn, giọng điệu đầy chất thơ của tình yêu, ngòi bút của nhà văn cũng dịu dàng, ngất ngây uốn lượn theo những đường cong mềm mại của con sông. Sông Hương = dòng sông thiếu nữ, tình tứ, dịu dàng, kín đáo mang vẻ đẹp riêng của những cô gái Huế từng làm nao lòng và níu chân bao lữ khách.*Tiểu kết: Cái nhìn tinh tế, lãng mạn; vốn tri thức phong phú, sâu sắc; lối viết tài hoa, lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương trong sự hòa điệu với thiên nhiên và con người xứ Huế. Đồng thời cũng cho thấy vẻ đẹp đa chiều, đa diện mà thống nhất và đầy sức cuốn hút của người con gái Huế ấy. Những phát hiện độc đáo, mới lạ về sông Hương hé lộ một tình yêu đắm say của nhà văn với con sông và xứ Huế mộng mơ.b. Nhìn từ góc độ văn hoá.Là dòng sông của âm nhạc.+ Là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.+Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này.+ Có ảnh hưởng tới Truyện Kiều.→ Những liên tưởng, hoài niệm hết sức gợi cảm; sự gặp gỡ của những tâm hồn nghệ sĩ trên một dòng sông mà mỗi tiếng nước rơi cũng thành một nốt nhạc.- Khơi nguồn cho một dòng thi ca bất tận. + Dòng sông trắng, lá cây xanh (Tản Đà). + Kiếm dựng trời xanh (Cao Bá Quát). + Nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng.(Bà Huyện Thanh Quan). + Trên dòng Hương giang (Tố Hữu).→ khám phá những sắc thái,vẻ đẹp khác nhau đầy biến ảo, đa dạng.* Giọng điệu tài hoa sang trọng, mê đắm. Sông Hương mang trong mình chất thơ và chất nhạc. Vẻ đẹp đầy chất nghệ thuật.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_tuan_17_ai_da_dat_ten_cho_dong.ppt