Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện: Vợ nhặt - Tác giả: Kim Lân

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện: Vợ nhặt - Tác giả: Kim Lân

2. Tác phẩm “vợ nhặt”:

* Hoàn cảnh sáng tác:

- Lúc đầu tác phẩm có tên "Xóm ngụ cư­" được viết sau CMTT nhưng do mất bản thảo năm 1954 nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

- Tác phẩm phản ánh hiện thực nạn đói năm 1945 nhưng nhà văn không đi sâu miêu tả nạn đói, mà lấy bối cảnh của nạn đói để nói về tình yêu thương đùm bọc của con người Việt Nam.

* Xuất xứ: in trong tập "Con chó xấu xí" - 1962

 

ppt 20 trang phuongtran 42380
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện: Vợ nhặt - Tác giả: Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ NHẶT KIM LÂNI. TÌM HIỂU TIỂU DẪN1. Tác giả: - Kim Lân tên khai sinh Nguyễn Văn Tài (1920- 2007) ở Từ Sơn- Bắc Ninh.- Kim Lân chuyên viết về truyện ngắn. Ông thành công về đề tài nông thôn và người nông dân. Ngòi bút của KL tái hiện rất chân thực, xúc động về cuộc sống và con người.- Tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng (1955). Con chó xấu xí (1962) 2. Tác phẩm “vợ nhặt”:* Hoàn cảnh sáng tác: - Lúc đầu tác phẩm có tên "Xóm ngụ cư­" được viết sau CMTT nhưng do mất bản thảo năm 1954 nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.- Tác phẩm phản ánh hiện thực nạn đói năm 1945 nhưng nhà văn không đi sâu miêu tả nạn đói, mà lấy bối cảnh của nạn đói để nói về tình yêu thương đùm bọc của con người Việt Nam.* Xuất xứ: in trong tập "Con chó xấu xí" - 1962II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:1. Đọc: - Đọc văn bản - Tóm tắt tác phẩm2. Tìm hiểu nội dung văn bản:2.1. Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:Vợ: + Biểu tượng của khát vọng hạnh phúc của con người. + Thiên chức cao cả của người phụ nữ + Lấy vợ là một trong ba việc lớn của người con trai- Nhặt: Hành động gợi sự tầm thường, rẻ rúng.-> Thân phận con người bị rẻ rúng như cọng rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. - Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.=> Nhan đề "Vợ nhặt" vừa có giá trị tố cáo sự bi đát cùng quẫn của đời sống xã hội trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng sống và hướng tới hạnh phúc đặt niềm tin ở tương lai.2.2.Tình huống truyện: - Tình huống được gợi ra ngay từ nhan đề "Vợ nhặt".- Nạn đói khủng khiếp năm 1945 “Cái đói làm ...người chết như ngả dạ”- Bản thân Tràng: Nhà nghèo, xấu trai, ế ẩm. Là người dân ngụ cư bỗng dưng lại lấy được vợ, thậm chí có vợ theo không về.-> Chuyện lạ, khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Và ngay cả Tràng cũng rất ngạc nhiên. => Tình huống truyện độc đáo, vừa lạ, vừa éo le. Là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện. Qua tình huống độc đáo này bộc lộ rõ chủ đề tác phẩm. 2.3. Diễn biến tâm trạng của các nhân vật:a. Nhân vật Tràng:Trước khi có vợ: Xấu xí, nhà nghèo, dở hơi, dân ngụ cư, ế ẩm nhưng cởi mở, hào phóng, tốt bụng.- Nguyên nhân có vợ: Qua 2 lần gặp gỡ và mấy lời bông đùa cùng một chặp 4 bát bánh đúc.+ Xuất phát từ lời nói đùa “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Nhưng lại có vợ thật. Vậy là Tràng có vợ.+ Lúc đầu Tràng thấy chợn, đang lúc thóc cao gạo kém thế này nuôi thân không nổi còn đèo bòng. Nhưng rồi anh chậc lưỡi: "Chậc, kệ". -> Quyết định của Tràng không phải là sự liều lĩnh mà là một hành động cưu mang, một tấm lòng nhân hậu. Khát vọng hạnh phúc lứa đôi cùng lòng vị tha chiến thắng nỗi lo cơm áo.- Trên đường về nhà:+ Ra chợ mua cho thị cái thúng, mua dầu thắp+ Tràng "phởn phơ, miệng tủm tỉm, hai mắt sáng lên lấp lánh". + Không đùa và không cho lũ trẻ đùa cợt.+ Thích chí, tự đắc.+ Trong phút chốc, Tràng quên quá khứ, hiện tại "chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên”. -> Sự chu đáo, niềm hạnh phúc lớn lao của người đàn ông nghèo khổ khi có vợ.- Khi về đến nhà: + Vui mừng giới thiệu với mẹ+ Lo lắng sợ bà cụ không chấp nhận+ Được mẹ chấp nhận vô cùng hạnh phúc- Buổi sáng đầu tiên khi có vợ:+ Vẫn ngỡ ngàng, ngờ ngợ về việc mình có vợ.+ Cảm động khi thấy nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.+ Tâm trạng vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng.+ Nhận ra sự thay đổi của người đàn bà vợ nhặt (đã là người đàn bà hiền hậu, đúng mực).- Khi nghe câu chuyện của mẹ, của vợ, Tràng hiểu ra con đường CM sẽ đem đến sự đổi thay trong cuộc sống con người. -> Tràng đã hoàn toàn thay đổi.=> Con người chỉ thực sự là người khi được yêu thương, chia sẻ và gắn mình với một bổn phận.+ Thấy yêu thương, gắn bó, có trách nhiệm với gia đình.+ Thấy mình nên người, nhận ra bổn phận.+ Xăm xăm tham gia việc tu sửa căn nhà.b. Người vợ nhặt:- Trước khi là vợ Tràng là nạn nhân của nạn đói.+ Thị rách rưới, tả tơi, gầy guộc, cong cớn, chao chát, thô tục.+ Vì cái đói chấp nhận theo không một người đàn ông xa lạ về làm vợ vô điều kiện.+ Thị gợi ý được ăn và lăn xả vào miếng ăn cốt sao cho khỏi đói mà không băn khoăn, do dự : Thị cắm đầu ăn một chặp - Trên đường về nhà: Bẽn lẽn trước sự để ý của mọi người.Về đến nhà Tràng thị thở dài thất vọng- Rụt rè, do dự : Ngồi ở mép giường. Cái thế chông chêng như chính cuộc đời thị.+ Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp trước sự dò xét của mẹ chồng.+ Được cảm thông chấp nhận thị bớt mặc cản.- Buổi sáng đầu tiên làm dâu: + Thị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình, hình ảnh của một người "vợ hiền dâu thảo".+ Khi được mẹ mời ăn chè khoán tức thì hai con mắt tối lại. Thị điềm nhiên va vào miệng...sự chấp nhận đồng cam cộng khổ...-> Chính tình người trong mái ấm gia đình và hạnh phúc đôi lứa đã khiến thị trở lại chính mình. Con người chỉ thực sự là người khi được yêu thương, chia sẻ, khi gắn mình với một bổn phận và lấy bổn phận làm hạnh phúc.=> Thị người đàn bà vô danh nhưng không vô nghĩa, bóng của thị hiện lên không lộng lẫy tròn đầy nhưng thị đã đem đến một làn gió mới cho gia đình Tràng và những người dân trong xóm ngụ cư.c. Bà cụ Tứ: Già cả, tuổi cao, sức yếu, chồng chết, con chết, nhà nghèo. Khi nhìn thấy người đàn bà xa lạ trong nhà chào mình bằng U, bà không tin vào tai mình nữa. Ngạc nhiên, sững sờ – hiểu ra sự thật – cúi đầu nín lặng – khóc.+ Khóc vì vui: con trai có vợ+ Khóc vì buồn: Thân phận con trai bà nghèo hèn.+ Khóc vì tủi: Tủi thân cho số phận mình chưa làm tròn bổn phận của người mẹ.+ Khóc vì thương con dâu: Giữa lúc đói kém nên phải theo con trai mình làm vợ.+ Khóc vì nghèo túng: Không có một mâm cơm để cúng.-> Bà vui vì con trai có vợ, bà buồn vì thân phận con trai bà nghèo hèn, bà tủi vì bổn phận làm mẹ của bà chưa tròn.- Thương con dâu, vì cái đói mới phải lấy đến con mình. Bà muốn có vài mâm cơm báo gia tiên, nhưng lực bất tòng tâm.- Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới thật tội nghiệp: Một cái mẹt rách, một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối, một nồi cháo cám. Nhưng bà nói toàn chuyện vui. ... khiến các con tin tưởng bởi nó không quá xa vời. Tâm hồn bà trở nên nhẹ nhõm, khuôn mặt tươi tỉnh khác ngày thường.- Người mẹ nghèo khổ ấy chẳng có gì đáng giá cho con, nhưng bà có một thứ còn quí hơn vàng, đó là tình thương yêu, sự đùm bọc, che chở của lòng mẹ.=> Một người mẹ giàu tình thương, lòng nhân hậu, thấu hiểu lẽ đời, không có của cho con nhưng để cho con cả tình thương và niềm hy vọng sống; gieo vào lòng chúng niềm tin vào bản thân và cuộc sống giữa những tháng ngày khốn khó - Giá trị nhân đạo.III. TỔNG KẾT1. Ý nghĩa văn bản (Nội dung) Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 và khẳng định: ngay trên bờ vực của cái chết, con người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.2. Nghệ thuật:Xây dựng được tình huống truyện độc đáo.- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.- Nhân vật được khắc hoạ sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.- Ng ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.3. Ghi nhớ - SGK tr 33Tìm tòi, mở rộng HS thực hiện ở nhàCó ý kiến cho rằng: “Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống bất thường để nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người”. Từ việc phân tích tình huống truyện của tác phẩm Vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_truyen_vo_nhat_tac_gia_kim_lan.ppt