Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện ngắn: Rừng xà nu (Trích) - Tác giả: Nguyễn Trung Thành - Lê Thị Lan Anh

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện ngắn: Rừng xà nu (Trích) - Tác giả: Nguyễn Trung Thành - Lê Thị Lan Anh

Cụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và cuộc đồng khởi của dân làng Xô man:

+ Tnú làm liên lạc cho anh Quyết

+ Tnú bị bắt, bị tù 3 năm rồi vượt ngục trở về làng chuẩn bị kháng chiến

+ Tnú lấy Mai. Mai và con bị giặc tra tấn đến chết- Tnú xông ra cứu vợ con và bị giặc bắt, bị đốt cháy 10 đầu ngón tay- Cụ Mết chỉ huy dân làng giết giặc, cứu Tnú.

+ Tnú tham gia Giải phóng quân

 

pptx 37 trang phuongtran 5850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện ngắn: Rừng xà nu (Trích) - Tác giả: Nguyễn Trung Thành - Lê Thị Lan Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC NGỮ VĂN 12GV : Lê Thị Lan AnhTuần 19:  CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 2Gồm 5 tiết học : (55 -> 59)Bài “ Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành (3 tiết)Bài “ Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi (1 tiết)3. Bài “Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi” (1 tiết)RỪNG XÀ NU(NGUYỄN TRUNG THÀNH)Tuần 19 - Tiết 55, 56, 57:CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 2BÀI 1 :I. TÌM HIÊỦ CHUNGNguyễn Trung Thành1. Tác giả :I. TÌM HIÊỦ CHUNGNguyễn Trung Thành sinh năm 1932, quê: Thăng Bình, Quảng Nam.Là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên.Sáng tác của ông mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.1. Tác giả :1. TÁC GIẢ: - Tác phẩm tiêu biểu: + Tiểu thuyết Đất nước đứng lên (1955) + Rẻo cao (1961) + Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969) + Đất Quảng ( 1971-1974) 2. Tác phẩm.a. Xuất xứ:Rừng xà nu được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969).b. Hoàn cảnh ra đời:Tác phẩm được viết vào năm 1965 khi đế quốc Mĩ kéo quân ồ ạt vào miền Nam với chiến dịch càn quét và diệt tận gốc Việt cộng. I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Tác giả :I. TÌM HIỂU CHUNG:1. Tác giả :2. Tác phẩm.c. Nhan đề:RỪNG XÀ NUGợi lên không khí, màu sắc Tây NguyênTạo bối cảnh cho câu chuyệnGợi liên tưởng đến số phận và phẩm chất của con người Tây NguyênNhan đề tác phẩm chứa đựng cảm xúc, tư tưởng của nhà văn; chủ đề của tác phẩm thấm đẫm chất sử thi và vẻ đẹp lãng mạn.II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNTÓM TẮT TÁC PHẨMBUỔI CHIỀU Rừng xà nu - Tnú được về thăm làng sau 3 năm đi lực lượng Giải phóng quân(Tác giả kể) ĐÊM HỌP LÀNG TẠI NHÀ CỤ MẾTCụ Mết kể cho dân làng nghe về cuộc đời Tnú và cuộc đồng khởi của dân làng Xô man:+ Tnú làm liên lạc cho anh Quyết+ Tnú bị bắt, bị tù 3 năm rồi vượt ngục trở về làng chuẩn bị kháng chiến+ Tnú lấy Mai. Mai và con bị giặc tra tấn đến chết- Tnú xông ra cứu vợ con và bị giặc bắt, bị đốt cháy 10 đầu ngón tay- Cụ Mết chỉ huy dân làng giết giặc, cứu Tnú.+ Tnú tham gia Giải phóng quânSáng hôm sau Tnú trở lại đơn vị. Cụ Mết, Dít tiễn anh. Những đồi xà nu nối tiếp chạy đến tận chân trời ( Tác giả kể)II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNRỪNG XÀ NUHÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NUHÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MANÝ NGHĨA THỰCÝ NGHĨA BIỂU TƯỢNGNHÂN VẬT T-NÚCỤ MẾT, DÍT, BÉ HENG II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1. HÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NU	(1) Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn.	Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loáng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng 	Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. (SGK -38)	(2) Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.	Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (SGK -48)(3) Mày có đi qua chỗ rừng xà nu gần con nước lớn không? Nó vẫn sống đấy. Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này! (SGK-40)(4) anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ. ... Ba anh em đốt khói xà nu xông bảng nứa đen kịt rồi lấy nhựa cây luông-tờ-ngheo phết lên một lớp dày, rửa nước cũng không phai được. (SGK-43)(5) Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. (SGK -47)(6) Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ, xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ. (SGK -48)II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1. HÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NUa. Ý nghĩa thực.- Là cây có thật sống ở Tây Nguyên, họ nhà thông xuyên suốt tác phẩm.- Cây xà nu gắn bó mật thiết trong đời sống và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên ( Cành, củi xà nu có trong mỗi bêp, nhựa xà nu dùng để đốt, khói xà nu làm bảng .)- Gắn với sự kiện trọng đại của dân làng Xô man ( mài vũ khí, bọn thằng Dục dùng nhựa xà nu đốt tay Tnú, Lửa xà nu soi rõ xác 10 tên lính )b. Ý nghĩa biểu tượng1. HÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NUII. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNCÂY XÀ NUSỐ PHẬN, PHẨM CHẤT NGƯỜI DÂN XÔ MANCả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương“ “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình . Ở chỗ vết thương ,nhựa ứa ra, tràn trề thơm ngào ngạt ..bầm lại thành cục máu lớn ”“Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi... vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết". “bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”.=> Là đối tượng của tàn phá và huỷ diệt, chịu nhiều thương tích từ bom đạn kẻ thù.+ Sự sống của buôn làng đang đối diện với cái chết.+ Cuộc sống chìm trong đau thương, mất mát dưới sự khủng bố ác liệt của kẻ thù Mĩ – Diệm.- Nỗi đau thương của dân làng Xô manb. Ý nghĩa biểu tượng1. HÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NUII. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNCÂY XÀ NUSỐ PHẬN, PHẨM CHẤT NGƯỜI DÂN XÔ MAN+ Sự sống của buôn làng đang đối diện với cái chết.+ Cuộc sống chìm trong đau thương, mất mát dưới sự khủng bố ác liệt của kẻ thù Mĩ – Diệm.- Nỗi đau thương của dân làng Xô man- Người dân làng Xô Man anh dũng, có sức sống bền bỉ “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn ,hình nhọn mũi tên, lao thẳng lên bầu trời ”“Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng nhanh chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt rất nhanh để thay thế những cây đã ngã ”+ Anh Quyết hi sinh -> Tnú lên thay+ Mai ngã xuống -> Dít lên thay+ Tnú đi xa thì có bé Heng thay anh làm liên lạc => Loài cây có sức sống mãnh liệtb. Ý nghĩa biểu tượng1. HÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NUII. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢNCÂY XÀ NUSỐ PHẬN, PHẨM CHẤT NGƯỜI DÂN XÔ MAN+ Sự sống của buôn làng đang đối diện với cái chết.+ Cuộc sống chìm trong đau thương, mất mát dưới sự khủng bố ác liệt của kẻ thù Mĩ – Diệm.- Nỗi đau thương của dân làng Xô man- Người dân làng Xô Man anh dũng, có sức sống bền bỉ + Anh Quyết hi sinh -> Tnú lên thay+ Mai ngã xuống -> Dít lên thay+ Tnú đi xa thì có bé Heng thay anh làm liên lạc - Phẩm chất cao đẹp của người dân Xô man+ Khao khát tự do, lí tưởng cách mạng+ Kết tinh vẻ đẹp tâm hồn người dân Tây Nguyên+ Tình đoàn kết gắn bó Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng => Loài cây biểu hiện cho những phẩm chất cao đẹpII. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN1. HÌNH TƯỢNG RỪNG XÀ NUa. Ý nghĩa thực.- Là cây có thật sống ở Tây Nguyên, họ nhà thông xuyên suốt tác phẩm.- Cây xà nu gắn bó mật thiết trong đời sống và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên - Gắn với sự kiện trọng đại của dân làng Xô manb. Ý nghĩa biểu tượng:- Nỗi đau thương của dân làng Xô man - Người dân làng Xô Man anh dũng, có sức sống bền bỉ - Phẩm chất cao đẹp của người dân Xô manKết hợp phép ẩn dụ, so sánh, nhân hoá cùng bút pháp sử thi, kết cấu vòng tròn => Nổi bật hình tượng rừng xà nu – người Tây Nguyên : đau thương nhưng kiên cường.2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.1. Nhân vật Tnú :a. Khi còn nhỏ:(1) Nó đấy! Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô-man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta. (sgk – 42)(3) Anh Quyết hỏi:- Các em không sợ giặc bắt à? Nó giết như anh Xút, như bà Nhan đó.- Cụ Mết nói: Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn. (sgk – 43)(4) Đêm đó, anh ôm nó trong hốc đá. Anh rủ rỉ:- Sau này, nếu Mỹ - Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh. (sgk – 43) (2) Lúc đầu thanh niên đi nuôi và gác cho cán bộ, thằng Mỹ - Diệm biết được, nó bắt thanh niên. Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng.- Ai nuôi cộng sản thì coi đó!Rồi nó cấm thanh niên đi rừng. Bà già ông già thay thanh niên đi nuôi cán bộ. Nó lại biết được. Nó giết bà già Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng.Sau cùng đến lũ trẻ thay ông già, bà già. Trong đám đó, hăng nhất có Tnú và Mai. Hễ Tnú đi rẫy thì Mai đi với cán bộ. Hễ Mai ở nhà giữ con Dít cho mẹ thì Tnú đi. Cũng có bữa cả hai đứa cùng đi. Chúng ở lại luôn ngoài rừng ban đêm.(sgk – 42 +43)a/ Khi cßn nhá:- Sè phËn: må c«i c¶ cha lÉn mÑ, sèng nhê vµo sù cưu mang ®ïm bäc cña d©n lµng- PhÈm chÊt: tiªu biÓu cho phÈm chÊt cña con ng­ưêi X« man:+ Gan góc, táo bạo, dũng cảm (khi học chữ, khi tiếp tế, làm liên lạc )+ Tuyệt đối tin tưởng và trung thành với cách mạng.2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.1. Nhân vật Tnú :(1) Tnú thêm một vết chém nữa. Trên tấm lưng chưa rộng bằng bề ngang cái xà-lét mẹ để lại đó, ứa một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quện lại, tím bầm như nhựa xà nu. (trích lược)(2) Xô- ma mài giáo đến tai bọn giặc ở đồn Đắc Hà. Giữa mùa suốt lúa, chúng kéo về một tiểu đội, vừa đúng lúc đứa con trai của Mai và Tnú ra đời. Cũng thằng chỉ huy năm trước, thằng Dục. Nó đội mũ đỏ mầu máu. Nó gầm lên:- Lại thằng Tnú chứ không ai hết. Con cọp đó mà không giết sớm, nay nó làm loạn rừng núi này rồi.(SGK -44)(3) thằng Dục dùng đến ngón đòn cuối cùng. Nó bắt Mai.- Bắt được con cọp cái và cọp con, tất sẽ dụ được cọp đực trở về.Tnú nghe rõ câu nói đó của thằng Dục. Anh nấp ngay gốc cây cạnh máng nước đầu làng. Từ chỗ anh, nhìn thấy sân làng rõ mộn một. Hai bàn tay anh bíu chặt lấy gốc cây khi bọn lính, mười thằng, dẫn Mai ra giữa sân. Mai địu con trên lưng, thằng bé chưa đầy một tháng. (SGK -45)2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.1. Nhân vật Tnú :b. Khi trưởng thành :(4) Chị vội tháo tấn địu, vừa kịp lật đứa con ra phía bụng lúc cây sắt giáng xuống trên lưng.- Thằng Tnú ở đâu, hả?Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lật đứa bé ra trước ngực. Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập, không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt. Chỉ còn tiếng cây sắt nện xuống hừ hự.Tnú bỏ gốc cây của anh...Anh chồm dậy. Một bàn tay níu anh lại. Tiếng cụ Mết nặng trịch:- Không được. Tnú! Để tau!Tnú gạt tay ông cụ ra. Ông cụ nhắc lại:- Tnú!Tnú quay lại. Ông cụ không nhìn ra Tnú nữa. Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn. Ông cụ buông vai Tnú ra.Một tiếng thét dữ dội. Chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chúi vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai.- Đồ ăn thịt người, tau đây. Tnú đây Tnú không cứu sống được Mai - Ừ. Tnú không cứu sống được mẹ con Mai Tiếng ông cụ Mết vẫn trầm và nặng. Ông cụ vụng về trở tay lau một giọt nước mắt. Bỗng nhiên ông cụ nói to lên:- Tnú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó đứng đằng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu. Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo! (SGK – 45+46)(5) Thằng lính mở tút-se, lấy ra một chùm giẻ. Giẻ đã tẩm dầu xà-nu. Nó quấn lên mười đầu ngón tay Tnú. Rồi nó cầm lấy một cây nứa. Nhưng thằng Dục bảo:- Để nó cho tau!Nó giật lấy cây nứa.Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó dí cây lửa lại sát mặt anh:- Coi kỹ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào. Số kiếp chúng mày không phải số kiếp giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không?Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy ở trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! (SGK – 47)b. Khi trưởng thành :- Sè phËn :+ Cã gia ®×nh, vî, con nh­ưng ®Òu bÞ giÆc s¸t h¹i d· man.+ B¶n th©n Tnó còng mang th­ư¬ng tÝch trªn th©n thÓ - hËu qu¶ cña nh÷ng ®ßn tra tÊn cña kÎ thï: tÊm l­ưng l»n ngang däc, bµn tay côt m­ưêi ngãn.Phẩm chất :+ Kiªn c­ưêng, gan gãc tr­ưíc nh÷ng trËn ®ßn thï + Mét lßng trung thµnh víi c¸ch m¹ng+ Giµu t×nh yªu víi quª h­ư¬ng, víi d©n lµng, víi vî con2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.1. Nhân vật Tnú :Tóm lại :- Tnó lµ nh©n vËt cã tÝnh chÊt sö thi: sè phËn vµ phÈm chÊt cña anh tiªu biÓu cho con ng­ưêi X« man nãi riªng vµ nh©n d©n T©y Nguyªn nãi chung.- Làm sáng ngời chân lý: chỉ có cầm vũ khí đứng lên là con đường sống duy nhất; bạo lực phản cách mạng phải được đáp trả bằng bạo lực cách mạng.2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.1. Nhân vật Tnú :2.2. Nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng :2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.2. Nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng :a. Cụ MếtNgữ liệu : Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một cái kìm sắt. Anh quay lại: cụ Mết! Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng. Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Ông cụ đẩy Tnú ra một bước, nhìn anh từ đầu đến chân, rồi phá lên cười:- Hà hà! Đeo cả tôm-xông về à! Anh lực lượng Được!Tnú hiểu ý ông cụ. Ông không bao giờ khen “Tốt! Giỏi!” Những khi vừa ý nhất, ông chỉ nói “Được”.Lúc ông cụ Mết nói, mọi người đều im bặt. Ông nói như ra lệnh, sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ, ồ, dội vang trong lồng ngực. (SGK -39)Cụ Mết “quắc thước như một cây xà nu lớn” là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi.2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.1. Nhân vật Tnú :2.2. Nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng :b. Nhân vật Dít : Chỉ có con Dít nhỏ, lanh lẹn, cứ sẩm tối lại bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên. Tảng sáng ngày thứ tư thì chúng bắt được con bé, khi nó ở ngoài rừng về. Chúng để con bé đứng giữa sân, lên đạn tôm - xông rồi từ từ bắn từng viên một, không bắn trúng, đạn chỉ sượt qua tai, sém tóc, cày đất quanh hai chân nhỏ của Dít. Váy nó rách tượt từng mảng. Nó khóc thét lên, nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mảnh dẻ của nó lại quật lên một cái, nhưng đôi mắt nó thì vẫn nhìn bọn giặc bình thản lạ lùng, bình thản như đôi mắt của chị bí thư bây giờ vậy. (SGK -44) Dít lớn lên lại giống Mai đến thế. Cái mũi hơi tròn của Dít ngày trước nay đã thẳng và nhỏ lại, hai hàng lông mày đậm đến che tối cả đôi mắt mở to, bình thản, trong suốt. Dít nhìn Tnú bằng đôi mắt ấy rất lâu, trong khi bốn, năm đứa bé, đứa nào cũng tranh chỗ ngồi gần chị Dít. Rồi chị hỏi Tnú, giọng hơi lạnh lùng:- Đồng chí về có giấy không?Tnú không hiểu:- Giấy gì?- Giấy cấp trên cho nghỉ phép đó. Không có giấy trên cho về thì không được. Ủy ban phải bắt thôi.Tnú cười ồ. Anh định đùa, bảo nhớ làng quá trốn về thăm làng một bữa, nhưng đôi mắt nghiêm khắc của Dít và nghe cái im lặng chờ đợi chung quanh, anh mở túi áo, lấy ra một mảnh giấy nhỏ đưa cho chị.- Báo cáo đồng chí chính trị viên xã đội Dít cầm tờ giấy, soi lên ánh lửa. Hàng chục cái đầu chụm lại, mấy đứa bé lắp bắp đánh vần. Dít đọc rất lâu, đọc đi đọc lại đến ba lần. Cụ Mết hỏi:- Đúng chớ? Nó có phép chớ?Dít đưa trả lại cho Tnú. Bây giờ chị mới cười:- Đúng rồi, có chữ ký người chỉ huy. Sao anh về có một đêm thôi?Rồi chị trả lời:- Thôi cũng được. Về một đêm cho làng thấy mặt là được rồi. Bọn em miệng đứa nào cũng nhắc anh mãi. (SGK -41)2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.1. Nhân vật Tnú :2.2. Nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng :Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.b. Nhân vật Mai, Dít :2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.1. Nhân vật Tnú :2.2. Nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng :c. Nhân vật bé Heng : Ba năm đi lực lượng bữa nay Tnú mới có dịp ghé về thăm làng. Thằng bé Heng gặp ở con nước lớn dẫn anh về. Ngày anh ra đi nó mới đứng ngang bụng anh, chưa biết mang củi, chỉ mới đeo cái xà-lét nhỏ xíu theo người lớn ra rẫy. Bây giờ nó mang một khẩu súng trường mát, dẫn anh đi. Vẫn là con đường cũ, qua cái nà bắp đã trồng sắn và cây pomchu, vắt lên hai cái dốc đứng sững đã được cắt ra từng bực, chui qua một rừng lách rậm ngày mưa thì vô số vắt lá, rồi đến cái làng nhỏ của anh. Nhưng nếu không có người dẫn, chắc chắn Tnú không dám đi một mình. Đường cũ nay chằng chịt hầm chông, hố chông, cứ mười phút lại gặp một giàn thò chuẩn bị sẵn, cần thò căng như dây ná, đánh một phát chắc gẫy đôi ống quyển, lưỡi thò từng đôi, từng đôi gác lên giàn, sắc lạnh. Thằng bé Heng lớn lên cũng ít nói như những người dân làng Xô-man này. Nó đội một cái mũ sụp xin được của anh giải phóng quân nào đó, mặc một chiếc áo bà ba dài phết đít, vẫn đóng khố, súng đeo chéo ngang lưng ra vẻ một người lính thực sự. (SGK -39)2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.1. Nhân vật Tnú :2.2. Nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng :c. Nhân vật bé Heng :Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.2. HÌNH TƯỢNG DÂN LÀNG XÔ MAN2.1. Nhân vật Tnú :2.2. Nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng :=> Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung – như rừng xà nu anh dũng, bạt ngàn đến tận chân trời .1. Nghệ thuật:- Kết cấu: truyện lồng truyện- Không gian, thời gian nghệ thuật rộng lớn, kì vĩ, hoành tráng được kể lại chỉ trong một đêm dồn nén về thời gian - Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc- Xây dựng các hình ảnh nghệ thuật mang tính biểu tượng cao.2. Nội dung:- Viết về cuộc nổi dậy của một buôn làng Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Tập trung thể hiện chân lí thời đại, ngợi ca tinh thần yêu nước, căm thù giặc, tinh thần quật khởi của nhân dân ta III. TỔNG KẾT

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_truyen_ngan_rung_xa_nu_trich_ta.pptx