Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện ngắn Rừng xà nu - Tác giả: Nguyễn Trung Thành

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện ngắn Rừng xà nu - Tác giả: Nguyễn Trung Thành

2. Tác phẩm:

-"Rừng xà nu" nằm trong tập truyện ký "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc "

- Kết cấu: Có hai truyện đan cài vào nhau

+ Chuyện về cuộc đời Tnú

+ Cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man

=> Chuyện về Tnú là tình tiết chính, là cốt lõi cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man .

 

ppt 20 trang phuongtran 31360
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện ngắn Rừng xà nu - Tác giả: Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.TÌM HiỂU TiỂU DẪN1. Tác giả:- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) - tên thật Nguyễn Văn Báu, sinh ngày 5/9/1932. - Quê: Thăng Bình - Tỉnh Quảng Nam .- Là nhà văn gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, viết nhiều về cuộc kháng chiến chống Mỹ.2. Tác phẩm:-"Rừng xà nu" nằm trong tập truyện ký "Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc "- Kết cấu: Có hai truyện đan cài vào nhau+ Chuyện về cuộc đời Tnú+ Cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man => Chuyện về Tnú là tình tiết chính, là cốt lõi cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man .Đinh Núp (1914 - 1999) II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN1. Đọc văn bản 2. Tóm tắt tác phẩm	Truyện kể về cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân làng Xô Man và cuộc đời Tnú – nhân vật chính của truyện. Tnú là một chú bé mồ côi cha mẹ, được dân làng đùm bọc. Tnú cùng với Mai là hai trong số những người thiếu niên được cán bộ Quyết dìu dắt làm liên lạc, sau đó Tnú bị kẻ thù bắt và tra tấn.	 Ba năm sau, anh vượt ngục trở về cùng dân làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu. Được tin này, giặc hùng hổ kéo về làng ráo riết lùng sục cán bộ. Tnú cùng nhiều thanh niên trong làng trốn vào rừng.	 Không bắt được anh, chúng đánh đập hành hạ vợ con anh. Từ nơi ẩn nấp, Tnú đã nhảy vào giữ bọn lính. Vì chỉ có hai bàn tay trắng nên anh không thể cứu nổi vợ con. Vợ con anh bị giặc giết hại. Giặc đốt mười ngón tay anh bằng nhựa xà nu. Trước cảnh tượng ấy, dân làng Xô Man nhất tề vùng lên giết chết cả tiểu đội giặc. Cụ Mết kêu gọi mọi người cầm vũ khí đứng lên đáng giặc. Rồi Tnú gia nhập bộ đội giải phóng. Anh luôn khắc sâu mối thù quân giặc và chiến đấu rất dũng cảm để bảo vệ quê hương. 3.Chủ đề	Chñ ®Ò t¸c phÈm ®­îc ph¸t biÓu trùc tiÕp qua lêi cô MÕt: ‘Chóng nã ®· cÇm sóng, mình ph¶i cÇm gi¸o!", tøc lµ ph¶i dïng b¹o lùc c¸ch m¹ng chèng l¹i b¹o lùc ph¶n c¸ch m¹ng. * Cây xà nu gắn bó với cuộc sống con người TN:- Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân Xô Man, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến.-> Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Xô Man.- Là loại cây đặc thù tiêu biểu cho miền đất Tây Nguyên, tạo bối cảnh sử thi hùng vĩ và hoang dã cho thiên truyện. - Cây Xà nu có mặt trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, gắn với mọi sự kiện của dân làng Xô Man: làm đuốc, làm bảng, làm củi, làm nhà, làm gậy, đốt bàn tay Tnú, che chở cho dân làng Xô Man...2. Tìm hiểu văn bản2. 1- Hình tượng cây xà nu* Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người TN: - Loài cây có sức sống dẻo dai, bất diệt: cạnh cây xà nu mới ngã gục đã có 4, 5 cây con khác mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.- Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời như dân làng Xô Man yêu tự do.- Cây xà nu chịu nhiều đau thương như dân làng Xô Man dưới làn bom đạn Mĩ.- Thế hệ cây xà nu mạnh mẽ, kiên cường như thế hệ dân làng Xô Man lớp này tiếp lớp khác đứng lên đánh đuổi giặc Mĩ cứu nước.- Nghệ thuật: Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh đối chiếu, nhân hoá, ẩn dụ, tượng trưng. => Là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khao khát tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man - đồng bào Tây Nguyên nói riêng, và đất nước và con người Việt Nam trong kháng chống Mỹ nói chung.2.2. Hình tượng nhân vật TnúTnú mồ côi cha mẹ, được dân làng Xô Man nuôi dưỡng.- Giác ngộ CM ngay từ nhỏ: làm liên lạc cho anh Quyết, cùng nhân dân nuôi giấu cán bộ CM.- Là người gan góc, táo bạo, dũng cảm, mưu trí (đi rừng một mình, lấy đá đập vào đầu mình, nuôi cán bộ trong rừng, chú bé liên lạc dũng cảm, khi bị giặc bắt, tra tấn nhưng Tnú không kêu khai, khi giặc bắt, bị tra tấn: 10 ngón tay bị đốt cháy thành 10 ngọn đuốc nhưng Tnú không thèm kêu van).- Có tình yêu đằm thắm, sâu đậm với vợ con. Đau xé ruột khi thấy vợ con bị tra tấn: " Nhẩy xổ vào giữa bọn lính" để cứu vợ con nhưng vì chỉ có hai bàn tay trắng Tnú đã không cứu được vợi con. Có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng (bị giặc bắt tra tấn quyết không khai báo cán bộ CM, đi bộ đội, về thăm làng đúng quy định, được dân làng tiếp đón nồng nhiệt).- Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm hờn: sống rất tình nghĩa với buôn làng và luôn mang trong tim ba mối thù, thù của bản thân, thù của gia đình và thù của buôn làng.- Bàn tay tật nguyền là chứng tích về tội ác của kẻ thù, Tnú vẫn cầm súng, cầm giáo giết chết nhiều giặc Mĩ để trả thù cho vợ con, buôn làng.- Có ý chí, nghị lực kiên cường, vượt qua bi kịch nghiệt ngã của bản thân để tiếp tục sống và chiến đấu.=> Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.* Mối tương quan hình tượng rừng xà nu với nhân vật Tnú: Hình tượng rừng xà nu và nhân vật Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú và sự hi sinh của những con người như Tnú góp phần làm cho những cánh rừng xà nu mãi mãi xanh tươi.2.3. Tập thể dân làng Xô Man: a. Chân lí cách mạng:- Lời nói của cụ Mết ẩn chứa lòng căm thù giặc sâu sắc, mang tính qui luật: Có áp bức có đấu tranh. Đấu tranh là con đường duy nhất để giải phóng dân tộc “Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo”.Thế hệ đi sau phải biết ơn, ghi nhớ công lao của thế hệ đi trước. Kế thừa, phát huy truyền thống đấu tranh của thế hệ cha anh => Trách nhiệm xây dựng bảo vệ đất nước.Tr. 1b. Hệ thống các nhân vật:* Tập thể dân làng Xô Man: Các nv không tên: Người già, thanh niên, trẻ nhỏ -> Tình nghĩa, yêu nước - Cụ Mết: Biểu tượng về truyền thống đánh giặc, chỗ dựa tinh thần, là cầu nối các thế hệ CM của dân làng Xô Man.Tr. 2-> Thế hệ CM nối tiếp nhau* Yêu nước, kiên cường, anh dũng chiến đấu để bảo vệ buôn làng và dành chiến thắng. Là sự nối tiếp các thế hệ CM => Tập thể anh hùng.- Anh Quyết, TNú, Mai, Dít: Gan góc, nhanh nhẹn, anh dũng kiên cường, sẵn sàng hi sinh vì CM -> Lực lượng CM chủ chốt trong phong trào đấu tranh.- Heng: Hồn nhiên, thích làm bộ độiTr. 3III. TỔNG KẾT 1. Ý nghĩa văn bản: Qua tác phẩm, nhà văn ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù.Tr. 4- Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật.- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (Cụ Mết, Tnú, Dít..)- Khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu - một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc - tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm, khi tha thiết, trang nghiêm 2. Nghệ thuật3. Ghi nhớ - SGK tr 49IV. LUYỆN TẬP1. Đọc hiểu: Đọc đoạn văn Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van...” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! ( Trích “Rừng xà nu” Nguyễn Trung Thành) và trả lời các câu hỏi:Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì? Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. 2. Làm văn: Lập dàn ý cho đề bài phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành?Tr. 6

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_truyen_ngan_rung_xa_nu_tac_gia.ppt