Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 32+33: Đọc văn bài Sóng - Tác giả: Xuân Quỳnh - Năm học 2020-2021

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 32+33: Đọc văn bài Sóng - Tác giả: Xuân Quỳnh - Năm học 2020-2021

Bản thân:

+ Tuổi thơ có nhiều thiệt thòi .

+ Từng làm diễn viên múa, sau chuyển sang làm báo và sáng tác thơ.

+ Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ.

Sự nghiệp sáng tác:

+ Các tập thơ tiêu biểu: Hoa dọc chiến hào, Lời ru trên mặt đất, Gió Lào cát trắng, Tự hát

+ Phong cách thơ: hồn nhiên, chân thực, đằm thắm, tha thiết.

=> Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

 

ppt 19 trang phuongtran 4030
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 32+33: Đọc văn bài Sóng - Tác giả: Xuân Quỳnh - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 12A3Môn: Ngữ VănNgày 18/11/2020KHỞI ĐỘNG(Xuaân Quyønh)Sóng -Xuân Quỳnh-Tiết 32 - 33	- Tên thật: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh( 1942- 1988)- Quê quán: La Khê – một làng nghề dệt lụa nổi tiếng ở Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội) I. Tìm hiểu chung:	1. Tác giả:Bản thân: + Tuổi thơ có nhiều thiệt thòi .+ Từng làm diễn viên múa, sau chuyển sang làm báo và sáng tác thơ.+ Là gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ.Sự nghiệp sáng tác:+ Các tập thơ tiêu biểu: Hoa dọc chiến hào, Lời ru trên mặt đất, Gió Lào cát trắng, Tự hát + Phong cách thơ: hồn nhiên, chân thực, đằm thắm, tha thiết.=> Năm 2001, Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.Qua khổ thơ trên em có cảm nhận chung gì về âm điệu, nhịp điệu của khổ thơ ?* Âm điệu của khổ thơ ngũ ngôn phù hợp với nhịp điệu của song và nhịp đập của trái tim ngưồi con gái đang yêu.Của khổ thơ thứ hai Xuân Quỳnh nhận ra sức sống của con sáng với thời gian như thế nào ?Sóng tuân theo quy luật của tự nhiên.Hai câu thơ“Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” Diễn tả điều gì ? 	 b. Đề tài và chủ đề: 	- Đề tài: tình yêu. 	- Chủ đề: Mượn hình ảnh sóng để diễn tả những cung bậc cảm xúc trong tình yêu của người phụ nữ. 	 c. Bố cục: 3 phần	+ 4 khổ đầu: Em soi vào sóng để tự nhận thức .	+ 3 khổ giữa: Em thông qua sóng để tự biểu lộ.	+ 2 khổ cuối: Em tan vào sóng để bất tử. 2. Tác phẩm: 	a. Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ: 	Sóng được sáng tác năm 1967 trong một chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, in trong tập Hoa dọc chiến hào.Qua khổ thơ trên em có cảm nhận chung gì về âm điệu, nhịp điệu của khổ thơ ?* Âm điệu của khổ thơ ngũ ngôn phù hợp với nhịp điệu của song và nhịp đập của trái tim ngưồi con gái đang yêu.Của khổ thơ thứ hai Xuân Quỳnh nhận ra sức sống của con sáng với thời gian như thế nào ?Sóng tuân theo quy luật của tự nhiên.Hai câu thơ“Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” Diễn tả điều gì ? II. Tìm hiểu chi tiết: 1. Bốn khổ thơ đầu: a. Khổ 1:	Dữ dội và dịu êm	Ồn ào và lặng lẽ	Sông không hiểu nổi mình	Sóng tìm ra tận bể.Hai câu trước:Các yếu tố nghệ thuật: Tính từ chỉ trạng thái cảm xúc trái ngượcNgắt nhịp 2/3 Sự thay đổi luân phiên thanh B - T -> Kết hợp các yếu tố nghệ thuật, ta nhận ra trạng thái của sóng: rất thất thường.-> Từ đó, ta liên tưởng đến tâm lí phong phú và khá phức tạp của người phụ nữ khi yêu: lúc giận dữ, hờn ghen; khi dịu dàng, sâu lắng.Qua khổ thơ trên em có cảm nhận chung gì về âm điệu, nhịp điệu của khổ thơ ?* Âm điệu của khổ thơ ngũ ngôn phù hợp với nhịp điệu của song và nhịp đập của trái tim ngưồi con gái đang yêu.Của khổ thơ thứ hai Xuân Quỳnh nhận ra sức sống của con sáng với thời gian như thế nào ?Sóng tuân theo quy luật của tự nhiên.Hai câu thơ“Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” Diễn tả điều gì ? Hai câu sau: Sông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bểỞ với sông mà sông không hiểu sóng thì sóng sẽ bỏ sông tìm ra biển lớn.Ở trong sông mà sóng không thể hiểu được bản thân mình thì sóng cũng sẽ xa sông, tìm đến nơi được là chính mình.=> Hai cách hiểu đều cho thấy khát vọng của sóng: khát vọng được thấu hiểu từ sông và được sống là chính mình.Soi vào sóng, người con gái khi yêu cũng mong muốn tìm được tình yêu đích thực: có sự đồng cảm, tri âm và trân trọng. TIỂU KẾT: Khổ thơ 1, khi soi vào sóng, em nhận ra: khi yêu, trái tim mình giàu cảm xúc, hay thất thường và luôn khao khát được đồng cảm, tri âm.Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm chính của Xuân Quỳnh và năm sáng tác ?Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà văn chống Mỹ.Thơ Xuân Quỳnh thể hiện những phong cách đặc sắc nào ?- Hồn nhiên, tươi tắn Chân thành đằm thắm Luôn khát vọng hướng về đời thường. Luôn dự cảm lo âu về sự phai tàn đổ vỡ. Thơ Xuân Quỳnh mang một nét phong cách độc đáo rất riêng.b. Khổ 2:	Ôi con sóng ngày xưa 	Và ngày sau vẫn thế	Nỗi khát vọng tình yêu	Bồi hồi trong ngực trẻ. - Quy luật của con người:	 Nỗi khát vọng tình yêu - Bồi hồi trong ngực trẻ -> Đây là quy luật xã hội: Khát vọng tình yêu mãi mãi là một khát khao cháy bỏng, bồi hồi trong trái tim con người, nhất là tuổi trẻ. Quy luật của sóng: Sóng - ngày xưa – ngày nay - vẫn thế.> Đó là quy luật tự nhiên: Sự trường tồn vĩnh cửu của sóng trước thời gian.TIỂU KẾT:	Ở khổ thơ này, soi vào sóng, Xuân Quỳnh khẳng định một chân lí: khát vọng yêu và được yêu là vĩnh cửu trong trái tim con người. c. Khổ 3,4: 	Giữa muôn trùng sóng bể	Em nghĩ về anh, em	Em nghĩ về biển lớn	Từ nơi nào sóng lên	Sóng bắt đầu từ gió	Gió bắt đầu từ đâu	Em cũng không biết nữa	Khi nào ta yêu nhau. => Đây là suy tư muôn đời của con người trong nhận thức, lí giải về tình yêu. Thế nhưng: + Tình yêu là một trạng thái tâm lí đầy bí ẩn và huyền diệu. Nó có những lí lẽ riêng mà lí trí thông thường không thể cắt nghĩa được. - Đối diện với biển, nhân vật trữ tình suy tư về điểm khởi nguồn của sóng: “ Từ nơi nào sóng lên” và nguồn gốc của tình yêu ‘khi nào ta yêu nhau’’ + Tình yêu cũng như sóng biển; sóng có được là nhờ gió; vậy gió từ đâu đến? Không ai có thể giải thích được=> Tương tự, tình yêu bắt đầu từ đâu ? Thật khó có thể cắt nghĩa một cách cụ thể, rõ ràng về nguồn gốc cuả tình yêu: “Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau”. => Đó là sự bí ẩn của tình yêu. TIỂU KẾT: 	Ở hai khổ thơ 3 - 4, soi vào sóng, em nhận ra điều bí ẩn của tình yêu nhưng vẫn luôn khát khao được hiểu mình, hiểu người trong tình yêu.TÓM LẠI: 	Thông qua phép điệp từ, lặp cấu trúc, câu hỏi tu từ và các hình ảnh ẩn dụ, ở 4 khổ thơ đầu, Xuân Quỳnh đã để cho hình tượng em soi vào sóng để nhận thức những sắc thái, những cung bậc cảm xúc phong phú của người con gái khi yêu: luôn thất thường, muốn có sự tri âm, đồng cảm, muốn hiểu mình, hiểu người trong tình yêu.Bài tập vận dụngChọn đáp án đúng:Câu 1: Giữa Sóng và Em trong bài thơ ‘Sóng’ của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?	A. Sóng là hóa thân của Em.	B. Là một đôi tình nhân trong tưởng tượng.	C. Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.	D. Là một cặp hình ảnh đối lập, chia tách.=> Đáp án A.Câu 2: Bài thơ ‘Sóng’ của Xuân Quỳnh là:A. Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.B. Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu.C. Lời tự bạch của một tâm hồn đang yêu.D. Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ với các cô gái trẻ.=> Đáp án C.Bài tập về nhà1. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau: Cảm nhận về 4 khổ thơ đầu của bài thơ Sóng.2. Tìm 3 bài thơ cùng đề tài với bài thơ Sóng.Dặn dò- Học thuộc lòng bài thơ.- Làm bài tập.- Chuẩn bị tiết 2 bài Sóng.Cảm ơn các thầy cô đã tham dự!

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_tiet_3233_doc_van_bai_song_tac.ppt