Thuyết minh bài giảng Vật lí Lớp 12 - Tiết 47: Tia X

Thuyết minh bài giảng Vật lí Lớp 12 - Tiết 47: Tia X

Slide1: Trang bìa

Slide2:

GV: Chào các em,trước khi học bài mới,mời các em xem video sau

Slide3: Video về máy chụp X quang

Slide 4: Bài tập trắc nghiệm

Slide5:

GV: Các em thân mến, video trên nói về máy chụp X quang, một thiết bị để bác sĩ chuẩn đoán bệnh, hoạt động của nó dựa trên ứng dụng của tia X.Vậy tia X là gì? Nó có những ứng dụng gì trong cuộc sống. Mời các em nghiên cứu bài học này

Slide 6:

Gv: Tiết học này chúng ta nghiên cứu các vấn đề sau:

+ Vấn đề thứ nhất: Phát hiện tia X

+ Vấn đề thứ 2: Cách tạo tia X

+Vấn đề thứ 3: Bản chất, tính chất tia X

Vấn đề thứ 4: Thang sóng điện từ

 

docx 9 trang Phước Dung 26/10/2024 250
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Vật lí Lớp 12 - Tiết 47: Tia X", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 47: TIA X
Slide1: Trang bìa
Slide2: 
GV: Chào các em,trước khi học bài mới,mời các em xem video sau
Slide3: Video về máy chụp X quang
Slide 4: Bài tập trắc nghiệm
Slide5: 
GV: Các em thân mến, video trên nói về máy chụp X quang, một thiết bị để bác sĩ chuẩn đoán bệnh, hoạt động của nó dựa trên ứng dụng của tia X.Vậy tia X là gì? Nó có những ứng dụng gì trong cuộc sống. Mời các em nghiên cứu bài học này
Slide 6: 
Gv: Tiết học này chúng ta nghiên cứu các vấn đề sau:
+ Vấn đề thứ nhất: Phát hiện tia X
+ Vấn đề thứ 2: Cách tạo tia X
+Vấn đề thứ 3: Bản chất, tính chất tia X
Vấn đề thứ 4: Thang sóng điện từ
Slide 7:
Gv: các em cần đạt được mục tiêu sau
1.Kiến thức
- Biết được quá trình phát hiện tia X 
- Nêu được nguyên nhân phát ra tia X 
- Nêu được cấu tạo và hoạt động của ống Culitgio 
- Nêu được bản chất, tính chất, công dụng của tia X trong đời sống. 
- Kể tên được các vùng sóng và thứ tự tần số, bước sóng trong thang sóng điện từ.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến đã học để giải các bài tập về tia X
- Biết cách tiếp cận với tia X sao cho phù hợp, an toàn.
3. Thái độ
- Có phong cách làm việc khoa học độc lập nghiên cứu, tác phong nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác trong học tập.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực cá nhân, năng lực trao đổi thông tin, năng lực sử dụng phương pháp.
GV: Trên đây là những mục tiêu cần đạt được.Sau đây thầy và các em cùng nghiên cứu phần thứ nhất
 I.Phát hiện tia X
Slde 8:
Gv: các em thân mến.Việc ứng dụng tia X để chuẩn đoán bệnh là cuộc cách mạng trong y học. Biến giấc mơ nhìn xuyên thấu cơ thể con người của y học thành hiện thực. Để có điều kì diệu đó chúng ta phải biết ơn nhà bác học Rơ ghen, người đã tìm ra tia X. Vậy tia X được phát hiện như thế nào? Mời các em xem video sau
Slde 9: Video phát hiện tia X
Slde 10: Bài tập trắc nghiệm
Slde 11:
Năm 1895
Gv: Quá trình phát hiện tia X được tóm tắt lại như sau
Nghiên cứu ống phóng tia catot
Nhận thấy có một bức xạ phóng ra làm đen kính ảnh
Đặt tên là tia X
Từ đó ông kết luận: Kết luận: Mỗi khi chùm tia catôt hay chùm electron có năng lượng lớn đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X. 
Slide 11: Bài tập tắc nghiệm
Slide 13: 
GV: Như vậy chúng ta đã biết tia X được phát hiện như thế nào, vậy làm thế nào để tạo ra tia x. Mời các em nghiên cứu phần tiếp theo.
Slde 14:
GV:
II. Cách tạo tia X
Cấu tạo ống culitgio
Trên đây là những hình ảnh mô tả cấu tạo ống culitgio
 F
 -
Ống có cấu tạo gồm các bộ phận sau:
+ Bình thủy tinh
+ Dây vônfram
+ Catot
+ Anot
Slide 15: Bài tập trắc nghiệm
Slide 16:
GV: Trên đây chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo của ống culitgio. Vậy hoạt động của ống như thế nào? Mời các em xem video sau
Slide 17: Video hoạt động ống culigio
Slde 18:
Hoạt động 
Sợi dây FF, được nung nóng làm phát xạ các electron
Gv: Như vậy hoạt động ống culitgio được tóm tắt lại như sau
 Phát ra tia X
Các electron được tăng tốc tới đập vào anot 
Các electron được tăng tốc dưới hiệu điện thế vài chục kV
Slde 18: Bài tập trắc nghiệm
Slde 19:
Gv: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu cách tạo ra tia x .Vậy tia X có bản chất,tính chất và những ứng dụng gì trong cuộc sống. Để tìm hiểu những vấn đề đó mời các em nghiên cứu phần tiếp theo
Slide 20: 
III.BẢN CHẤT, TÍNH CHẤT
1.Bản chất
Slide 21: Bài tập trắc nghiệm 
Slide 22: 
Gv: Khi phát hiện ra tia X thì rơghen chưa rõ về bản chất và phải 17 năm sau thì nhà bác học Maxvonlaue bằng nhiều thí nghiệm của mình, ông đã chứng minh được tia X có bản chất là sóng điện từ, và ông kết luận.
- Kết luận: Tia X là sóng điện từ có bước sóng trong khoảng từ 10-11m đến 10-8 m. 
Slide 23: 
2.Tính chất
GV: như vậy chúng ta vừa tìm hiểu bản chất tia X . Vậy tia X có những tính chất gì ? Để tìm hiểu tính chất thứ nhất , mời các em xem video sau.
Slide 24: Video mô tả tính chất đâm xuyên
Slide 25: Bài tập trắc nghiệm
Slide 26: 
GV: Như vậy tính chất thứ nhất của tia X là khả năng đâm xuyên. 
+Tia X dễ dàng xuyên qua gỗ, giấy vải, da thịt.
+ Tia X có thể xuyên qua kim loại nhưng khó xuyên qua kim loại có nguyên tử lượng lớn.Ví dụ như chì, vì vậy chì được sử dụng ở các phòng chụp X quang để ngăn cản tác hại tia X
Slide 27: 
GV: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu tính chất đâm xuyên của tia X. Để tìm hiểu tính chất tiếp theo mời các em xem video sau
Slide 28: Video tính chất làm đen kính ảnh
Slide 29: Bài tập trắc nghiệm
Slide 30:
GV: Như vậy tính chất tiếp theo của tia X là khả năng làm đen kính ảnh. Tia X làm đen kính ảnh, nên trong y tế thường chụp điện thay cho quan sát trực tiếp bằng mắt.
Slide 31: 
GV: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu tính chất đâm xuyên và làm đen kính ảnh của tia X. Vậy để tìm hiểu tính chất tiếp theo mời các em xem video sau
Slide 32: Video tính chất phát quang
Slide 33: bài tập trắc nghiệm
Slide 34: 
Gv: Như vậy tia X có thể làm phát quang một số chất. Tia X làm phát quang một số chất, như chất platio – xianua-bari. Nên chất này dùng làm màn quan sát khi chiếu điện.
Gv: Như vậy chúng ta đã tìm hiểu ba tính chất. Để tìm hiểu tính chất thứ tư mời các em xem video sau.
Slide 35: Video về tính chất ion hóa không khí
Slide 36: Bài tập trắc nghiệm
Slide 37:
Gv: Như vậy tính chất tiếp theo của tia X là khả năng làm ion hóa không khí.Dựa vào mức độ ion hóa không khí có thể đo được liều lượng tia X . Tia X cũng có thể làm bứt electron ra khỏi vật.
Slde 38:
Gv: Như chúng ta đã biết tia X dùng để chuẩn đoán bệnh. Nhưng trong y học tia X còn một tính chất kì diệu nữa. Để tìm hiểu tính chất đó mời các em xem video sau
Slde 39: Video tính chất tác dụng sinh lí của tia X
Slde 40:
GV: Như vậy tính chất tiếp theo của tia X là tác dụng sinh lí. Tia X có thể hủy diệt tế bào. Vì vậy được dùng để chữa trị ung thư .
Slde 41:
Gv: Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu những tính chất của tia X. Ngoài công dụng trong y học thì tia X còn nhiều công dụng khác. Để tìm hiểu những công dụng đó mời các em nghiên cứu phần tiếp theo.
Slide 42: Video giới thiệu công dụng thứ nhất
Slide 43: Video công dụng kiểm tra hành lí ở sân bay
Slde 44: Bài tập trắc nghiệm
Slide 45:
Gv: Như vậy tia X được ứng dụng để kiểm tra hành lí ở sân bay.Nhờ tia X sử dụng để kiểm tra hành lí tại sân bay mà nhiều hàng hóa bị cấm bị phát hiện.
Slide 46: Như vậy chúng ta đã biết tia X được ứng dụng để kiểm tra hành lí ở sân bay.Vậy tia X còn có công dùng gì? Mời các em quan sát video sau
Slide 47: Video dò tìm khuyết tật trong sản phẩm
Slide 48: Bài tập trắc nghiệm
Slide 49: 
GV: Như vậy tia x có công dụng dò tìm khuyết tật bên trong sản phẩm. Dưới góc chiếu của tia x thì nhiều khuyết tật đã được phát hiện ra
Slide 50: 
GV: Tia X còn có một tính chất là dùng để nghiên cứu cấu trúc vật rắn. Ngành khoa học tinh thể dựa vào sự nhiễu xạ tia X để nghiên cứu thành phần và cấu trúc vật rắn.
Slide 51: 
GV: Như chúng ta đã biết tia x có nhiều công dụng. Nhưng tia X cũng có những tác hại nhất định. Để tìm hiểu những tác hại đó mời các em quan sát video sau.
Slide 52: Video tác hại tia X
Slide 53:
Gv: Như chúng ta đã biết tia X có cùng bản chất với tia tử ngoại. Vậy so với ánh sáng nhìn thấy,tia hồng ngoại, sóng vô tuyến thì tia X có mối quan hệ gì về bản chất và thứ tự bước sóng. Để tìm hiểu vấn đề đó mời các em nghiên cứu phần tiếp theo. Thang sóng điện từ.
Slide 54: Video nói về các bức xạ trong thang sóng điện từ
Slde 55: Bài tập trắc nghiệm
Slide 56: 
GV: Như vậy các bức xạ
+ Sóng vô tuyến
+ Tia hồng ngoại
+ Ánh sáng nhìn thấy
+ Tia tử ngoại
+ Tia X
+ Tia gama
Tất cả các tia này đều có điểm chung là sóng điện từ nhưng có bước sóng khác nhau.Tập hợp các tia đó tạo thành một phổ liên tục gọi là thanh sóng điện từ.
Thứ tự bước sóng của các tia được mô tả như sau
Slide 57: Bài tập trắc nghiệm
Slide 58:
Gv: Như vậy bài học này chúng ta đã nghiên cứu các vấn đề sau
Phát hiện tia X
Cách tạo tia X: ở vấn đề này chúng ta cần biết được cấu tạo và hoạt động của ống culitgio
Bản chất, tính chất tia X: ở vấn đề này chúng ta cần biết được bản chất,tính chất,công dụng tia X
Thang sóng điện từ: ở vấn đề này chúng ta cần biết được mối quan hệ về bản chất và thứ tự của các tia trong thang sóng điện từ
Slide 59: Bài tập trắc nghiệm
Slide 60: Bài tập trắc nghiệm
Slide 61: Bài tập trắc nghiệm
Slide 62: Thông điệp gửi học sinh
Slide 63: Tư liệu tham khảo
Sóng vô tuyến
Ánh sáng nhìn thấy
Tia tử ngoại
Tia X
Tia ga ma
Sóng điện từ, khác nhau ở tần số ( hay bước sóng)
Tia hồng ngoại
Tạo thành một phổ liên tục 
Thang sóng điện từ
Sự sắp xếp về bước sóng của các tia theo thứ tự giảm dần

Tài liệu đính kèm:

  • docxthuyet_minh_bai_giang_vat_li_lop_12_tiet_47_tia_x.docx