Thuyết minh bài giảng Vật lí Lớp 12 - Phản ứng phân hạch - Võ Thị Hải Yến

Thuyết minh bài giảng Vật lí Lớp 12 - Phản ứng phân hạch - Võ Thị Hải Yến

2.1. Chọn phần mềm thiết kế

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhằm phát huy tối đa khả năng tự học của học sinh trong thời đại mới. Hưởng ứng phong trào dự thi thiết kế bài giảng E – learning của Bộ giáo dục và đào tạo và qua thực tiễn dạy học của bản thân tôi trong suốt thời gian công tác tôi thấy phần mềm Powerpoint là phần mềm tuyệt vời để thiết kế một bài giảng điện tử dễ hiểu phục vụ công tác của mình. Trong các phần mềm tích hợp trong phần mềm Powerpoint thì tôi thấy phần mềm Ispring Prensenter 8 có nhiều ưu điểm vượt trội có thể giúp tôi thiết kế một bài giảng tương tác trên internet mà không quá nhiều lỗi như phần mềm Adobe Presenter cho dù phần mềm này có giao diện trình chiếu tốt hơn nhưng đã nhiều lần tôi không thể xuất bản được trong khi Ispring Prensenter 8 lại khắc phục được các lỗi đó của Adobe Presenter. Nên tôi quyết dịnh chọn phần mềm Ispring Prensenter 8 để thiết kế bài giảng của mình.

Ngoài phần mềm Ispring Prensenter 8 để có các video phù hợp với bài giảng tôi còn sử dụng các phần mềm chỉnh sửa, cắt, ghép video là Proshow Producer.

2.2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử

- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể chi tiết do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết.

- Nâng cao năng lực tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.

- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau.

2.3. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng

a) Ngoài 2 slide giới thiệu và kiểm tra còn tất cả các slide đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập.

b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học.

c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Times New Roman và tập trung các màu xanh dương, đỏ và tím.

d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi phản ứng đều có video hướng dẫn, minh họa sinh động bằng các hình ảnh 3D đẹp mắt giúp cho học sinh dễ hình dung, bởi các kiến thức về phản ứng phân hạch không thể quan sát bằng mắt thường trrong thực tế.

e. Mỗi bài tập đều có thống kê kết quả và nút lệnh kiểm tra kết quả để người học đối chiếu để xem mình đã hoàn thành nội dung gì và mình chưa hoàn thành nội dung gì.

 

doc 15 trang Phước Dung 26/10/2024 150
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Vật lí Lớp 12 - Phản ứng phân hạch - Võ Thị Hải Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT TRÌNH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING
Môn Vật lý lớp 12 – Ban nâng cao
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
- Họ và tên: Võ Thị Hải Yến
- Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Liễn
- Tên bài giảng: 	Phản ứng phân hạch
II. PHẦN THUYẾT TRÌNH
2.1. Chọn phần mềm thiết kế
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Nhằm phát huy tối đa khả năng tự học của học sinh trong thời đại mới. Hưởng ứng phong trào dự thi thiết kế bài giảng E – learning của Bộ giáo dục và đào tạo và qua thực tiễn dạy học của bản thân tôi trong suốt thời gian công tác tôi thấy phần mềm Powerpoint là phần mềm tuyệt vời để thiết kế một bài giảng điện tử dễ hiểu phục vụ công tác của mình. Trong các phần mềm tích hợp trong phần mềm Powerpoint thì tôi thấy phần mềm Ispring Prensenter 8 có nhiều ưu điểm vượt trội có thể giúp tôi thiết kế một bài giảng tương tác trên internet mà không quá nhiều lỗi như phần mềm Adobe Presenter cho dù phần mềm này có giao diện trình chiếu tốt hơn nhưng đã nhiều lần tôi không thể xuất bản được trong khi Ispring Prensenter 8 lại khắc phục được các lỗi đó của Adobe Presenter. Nên tôi quyết dịnh chọn phần mềm Ispring Prensenter 8 để thiết kế bài giảng của mình.
Ngoài phần mềm Ispring Prensenter 8 để có các video phù hợp với bài giảng tôi còn sử dụng các phần mềm chỉnh sửa, cắt, ghép video là Proshow Producer.
2.2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử
- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể chi tiết do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết.
- Nâng cao năng lực tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.
- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau.
2.3. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng 
a) Ngoài 2 slide giới thiệu và kiểm tra còn tất cả các slide đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập. 
b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học. 
c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Times New Roman và tập trung các màu xanh dương, đỏ và tím.
d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi phản ứng đều có video hướng dẫn, minh họa sinh động bằng các hình ảnh 3D đẹp mắt giúp cho học sinh dễ hình dung, bởi các kiến thức về phản ứng phân hạch không thể quan sát bằng mắt thường trrong thực tế.
e. Mỗi bài tập đều có thống kê kết quả và nút lệnh kiểm tra kết quả để người học đối chiếu để xem mình đã hoàn thành nội dung gì và mình chưa hoàn thành nội dung gì.
2.4. Kĩ năng thiết kế Multimedia
a. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành )
b. Có các video thực hành, minh họa cho bài giảng giúp học sinh hình dung bài học dễ dàng hơn.
c. Có hình ảnh trong các bài tập phù hợp với các nội dung kiến thức của bài học.
d. Công nghệ: 
Đóng gói theo chuẩn HTML 5 của thể lệ quy định. Sản phẩm thân thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của học sinh Việt Nam.
2.5. Nội dung các câu hỏi của GV
Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở kích thích người học qua hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học.
Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người học.
Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế với mục đích phát huy tối đa năng lực tự học của người học.
III. TÓM TẮT BÀI GIẢNG
3.1. Mục tiêu bài học
3.1.1. Kiến thức
- Hiểu được phản ứng phân hạch là gì? Viết được ví dụ phương trình phản ứng phân hạch.
- Hiểu được phản ứng phân hạch dây chuyền là gì? Và các điều kiện xẩy ra phản ứng phân hạch dây chuyền.
- Biết được cấu tạo nguyên lý hoạt động của lò phản ứng hạt nhân và nêu được các bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân.
3.1.2. Kỹ năng
- Viết được phương trình phản ứng phân hạch và tính được năng lượng tỏa ra của phản ứng phân hạch nói riêng. Và bài tập tổng hợp về phản ứng hạt nhân nói chung.
- Vận dụng được định luật phóng xạ và khái niệm độ phóng xạ để giải được các bài tập.
3.1.3. Thái độ
- Có hứng thú học Vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học, có thái độ khách quan trung thực, có tác phong cẩn thận tỷ mỉ chính xác.
- Có ý thức học tập đúng đắn.
- Yêu tự nhiên, bảo vệ giới tự nhiên và sức khoẻ con người. Vận dụng kiến thức học được để phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn.
3.1.4. Định hướng các năng lực hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học: lập kế hoạch học tập vào các thời gian rảnh phù hợp với thời gian biểu của bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết vấn đề khi tìm hiểu các bước của quá trình tự học và tương tác trực tiếp trên bài giảng trực tuyến; 
- Năng lực hợp tác: có thể chia sẻ bài học cũng như trao đổi thông tin và tương tác trực tiếp với giáo viên và các bạn học khác thông qua mạng xã hội; email; diễn đàn, 
- Năng lực phân tích, so sánh, tính toán thông qua bài kiểm tra trực tuyến, khả năng phán đoán nhận biết đề nhanh.
- Các kĩ năng quan sát, ghi chép làm việc khoa học và bước đầu hình thành phẩm chất tự nghiên cứu khoa học.
3.2. Thuyết minh bài giảng điện tử
STT
Slide trình chiếu
Mục tiêu và ý
tưởng thiết kế
Slide 1
Giới thiệu 

Trang mở đầu giới thiệu những thông tin liên quan đến giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với bài hát “Về hà tĩnh người ơi” của ca sĩ Bùi Lê Mận thể hiện. Với giai điệu mộc mạc như chính những lời giảng của tác giả xuyên suốt bài giảng này.
Slide 2
Đặt vấn đề 

GV nêu đặt vấn đề vào tiết học bằng video giới thiệu sơ lược về phản ứng phân hạch. Xuất hiện các câu hỏi tình huống dưới dạng hình ảnh gợi mở giúp học sinh tò mò khi tham gia vào bài học.
Side 3
Giới thiệu tên bài học

Giới thiệu vị trí bài giảng trong chương trình GDPT hiện hành, tên bài học để học sinh dễ hình dung và liên kết trong chương trình học của mình ở trường.
Slide 4
Giới thiệu tên bài giảng.

Giới thiệu nội dung chính của tiết học. Giúp học sinh dễ hình dung kiến thức khi tham gia vào bài học cũng như tiến trình của bài học.
Slide 5
Sự phân hạch là gì?

Đặt vấn đề vào mục đầu tiên của bài là tìm hiểu về sự phân hạch. 
Phản ứng phân hạch là gì?
Slide 6
Video giới thiệu lịch sử phát hiện ra phản ứng phân hạch

Video này được trích từ video gốc “Những phát minh làm thay đổi thế giới” của kênh QPVN với mục đích giới thiệu nguồn gốc ra đời của phản ứng phân hạch cũng như giới thiệu về thảm họa hạt nhân tại Nhật bản.
Slide 7
Khái niệm phan ứng phân hạch và điều kiện để phản ứng xẩy ra.

GV nêu khái niệm phản ứng phân hạch giải thích các sản phẩm có thể tạo thành sau phản ứng phân hạch khi giới thiệu về ví dụ phản ứng phân hạch của urani 235.
Từ đó nêu điều kiện để xẩy ra phản ứng phân hạch.
Slide 8
Đặc điểm của phản ứng phân hạch.

Giáo viên nêu các đặc điểm của phản ứng phân hạch. Nhấn mạnh phản ứng phân hạch là phản ứng tỏa năng lượng và phân tích các năng lượng phản ứng tỏa ra. Từ đó đặt vấn đề vào mục II.

Slide 9
Phản ứng phân hạch dây chuyền.

Hinh ảnh minh họa về đặc điểm của phản ứng phân hạch dây chuyền. 
Giáo viên thuyết trình về quá trình xẩy ra phản ứng dây chuyền để nhấn mạnh điều kiện xẩy ra phản ứng trong side tiếp theo.
Slide 10
Điều kiện để xẩy ra phản ứng phân hạch dây chuyền.

Gv trình bày về hệ số nhân Nơtron và điều kiện cũng như các loại phản ứng phân hạch dây chuyền. Lời giảng nhấn mạnh vị trí của nó trong thực tế giúp khắc sâu cho học sinh hơn về điều kiện xẩy ra phăn ứng dây chuyền. 
Slide 11
Giới thiệu khối lượng tới hạn

Gv thông báo và giải thích điều kiện để có phản ứng phân hạch dây chuyên luôn xẩy ra thì khối lượng của nguyên liệu phản ứng phải đạt tới một giá trị tới hạn nào đó. Và đưa ra hai ví dụ về khối lượng tới hạn của Urani và của Pulotuni.
Slide 12
Lịch sử ra đời của lò phản ứng hạt nhân

Giáo viên trình bày về lịch sử ra đời của lò phản ứng hạt nhân. 
Hình ảnh về nhà bác học Enrico Fermi và lò phản ứng hạt nhân đầu tiên có tên Chicago Pile 1.
Slide 13
Video về lịch sử phát triển của lò phản ứng hạt nhân.

Giáo viên chiếu video về lịch sử phát triển lò phản ứng hạt nhân để học sinh có nhìn tổng quát hơn trong khi hình dung về lò phản ứng hạt nhân.
Slide 14
Chức năng của lò phản ứng hạt nhân

Giáo viên giới thiệu về chức năng của lò phản ứng hạt nhân để học sinh nắm được mục đích xây dựng lò phản ứng hạt nhân. Các chức năng của nó để đặt vấn đề vào side tiếp theo về cấu tạo chi tiết của lò phản ứng hạt nhân.
Slide 15
Cấu tạo của lò phản ứng hạt nhân.

Giới thiệu các bộ phận chính của lò phản ứng hạt nhân đơn giản. Giúp cho học sinh hình dung chung về cấu tạo của lò phản ứng hạt nhân.
Slide 16
Nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân.

Thông báo các nhiên liệu có thể tạo ra sự phân hạch dùng trong các lò phản ứng hạt nhân và hình ảnh mình họa cấu tạo của chúng giúp học sinh hình dung.
Side 17
Công dụng của chất làm chậm và chất điều khiển.

Giáo viên trình bày công dụng của chất làm chậm và chất điều khiển trong cùng một side giúp cho học sinh có thể quan sát và so sánh giúp hiểu rõ hơn về tính năng của nó.
Từ các đặc điểm của chất làm chậm và chất điều khiển để khi học sinh sáng nguyên liệu sử dụng có thể năm vững và lựa chọn nguyên liệu phù hợp trong lò phản ứng hạt nhân tân tiến hiện nay.
Slide 18
Nguyên liệu làm chất làm chậm và chất điều khiển trong lò phản ứng hạt nhân.

Thông báo về các nguyên liệu có thể sử dụng để làm chất làm chậm và chất điều khiển trong lò phản ứng hạt nhân. Trong đó giáo viên có phân tích rõ ưu nhược điểm của các loại chất này và giới thiệu sự thông dụng của nó trong thực tế các lò phản ứng hạt nhân hiện nay.
Slide 19
Thanh điều khiển


Cho học sinh quan sát về hình ảnh của thanh điều khiển trong các lò phản ứng hạt nhân. 
Giới thiệu sơ lược về cấu tạo của thanh điều khiển.
Slide 20
Hoạt động của thanh điều khiển.

Gv thông báo cách sử dụng của thanh điều khiển để điều khiển phản ứng phân hạch dây chuyền xẩy ra trong lò phản ứng hạt nhân.
Slide 21
Chất tải nhiệt 

Gv giới thiệu về chất tải nhiệt trong lò phản ứng về nhiệm vụ nguyên lý hoạt động của bồn tải nhiệt để đảm bảo an toàn cho lò phản ứng hạt nhân thì đưa thêm cho học sinh một số kiến thức ngoài để học sinh nắm rõ hơn. Và hình ảnh một bồn tải nhiệt của một lò phản ứng hạt nhân thực tế cho học sinh quan sát.
Slide 22
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò phản ứng hạt nhân.

Gv thông báo hình ảnh về sơ đồ nguyên lý hoạt động của lò phản ứng hạt nhân. Từ đó giáo viên phân tích trình bày nguyên lý hoạt động của lò phản ứng như thế nào để học sinh hiểu rõ nguyên lý thì cho học sinh quan sát video tiếp theo.
Slide 23
Video giới thiệu về nguyên lý hoạt động của lò phản ứng hạt nhân.

Giới thiệu qua một mô hình nguyên lý hoạt động của lò phản ứng hạt nhân để học sinh dễ quan sát và khắc sâu kiến thức.
Slide 24
Ứng dụng của lò phản ứng hạt nhân

Nếu các ứng dụng của lò phản ứng hạt nhân trong các lỉnh vực khoa học và đời sống.
Đặt vấn đề vào side tiếp theo.
Slide 25
Sơ đồ cấu tạo đơn giản nhà máy điện hạt nhân. 

Trong các ứng dụng của lò phản ứng hạt nhân thì giáo viên giới thiệu mục đích khi nghiên cứu về nhà máy điện hạt nhân.
Sơ đồ cấu tạo đơn giản nhà máy điện hạt nhân.
Slide 26
Video giới thiệu về nhà máy điện hạt nhân

Để giúp học sinh hình dung được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của nhà máy điện hạt nhân thì giáo viên cho học sinh xem video được trích từ video“những phát minh làm thay đổi thế giới” của kênh QPVN.
Slide 27
Năng lượng hạt nhân tại Việt Nam

Giáo viên thông báo về năng lượng hạt nhân tại Việt Nam ở hiện tại và trong tương lai.
Slide 28
Video về lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt

Giúp học sinh có định hướng về ngành năng lượng hạt nhân tại Việt Nam đặc biệt là đây cũng là một trong những kênh hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.
Slide 29
KIỂM TRA BÀI HỌC 

Để học sinh hệ thống được kiến thức đã được học thì sẽ trải qua bài kiểm tra với hệ thống câu hỏi 50 câu hỏi trắc nghiệm mỗi lần hiện thị 10 câu có xáo trộn mỗi lần làm bài.
Slide 30
Tư liệu.

Mục đích cung cấp cho học sinh về các tư liệu đuộc sử dụng trong bài giảng.

IV. KẾT LUẬN 
Nội dung bản thuyết trình bài giảng điện tử E-Learning của tôi chưa thể hiện hết các nội dung tôi đã nghiên cứu về loại bài và đặc trưng của môn học Vật lý và đối tượng học sinh lớp 12. Qua thực tiễn các bài dạy theo chủ đề tôi đã chuyển các trình chiếu thông thường sang những tương tác tích cực giúp người học tự học và chiếm lĩnh kiền thức một cách chủ động và sáng tạo hơn. Đồng thời với những video giới thiệu quan trọng cũng phần nào
Thực tiễn cho thấy với cách học khai thác được năng lực người học tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm được bài một cách chắc chắn và hứng thú học tập tại mọi thời điểm.
Tôi rất vui mừng khi ngành giáo dục đã tạo ra động lực qua cuộc thi này để tôi có được điều kiện tham gia học hỏi và hoàn thiện hơn nữa những sản phẩm bài giảng e-learning cho người học và cũng là nâng cao năng lực cho người dạy tạo ra những bài giảng chất lượng tốt cho người học.
Xin chân thành cảm ơn !
	Hà Tĩnh, ngày 12 tháng 11 năm 2016.

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_vat_li_lop_12_phan_ung_phan_hach_vo_th.doc