Thuyết minh bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Đàn ghi-ta của Lorca

Thuyết minh bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Đàn ghi-ta của Lorca

Cấu trúc bài học gồm 4 phần:

- Phần I: Giới thiệu chung về tác giả, văn bản.

- Phần II: Đọc – tìm hiểu: 1. Bố cục.

 2. Nhan đề, câu thơ đề từ

- Phần III: Đọc hiểu: Hình tượng người nghệ sĩ tự do Lor-ca

 1. Giới thiệu chung về người nghệ sĩ (đoạn 1)

 2. Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca (12 câu tiếp)

 3. Niềm xót thương, sự tiếc nuối những cách tân nghệ thuật dang dở và khẳng định sự bất tử của Lor-ca (khổ 4)

 4. Suy tư về sự giải thoát và giã từ của Lor-ca (khổ cuối).

- Phần IV: Tổng kết

 

doc 17 trang Phước Dung 26/10/2024 70
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Đàn ghi-ta của Lorca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG THUYẾT MINH
Trang bìa
Trang bìa 
Slide 2 
Lời giới thiệu
Slide 3
Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh:
- Kiến thức: 
 + Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca qua mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả.
 + Thấy được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức thơ mang phong cách tượng trưng, siêu thực.
- Kỹ năng: Có tri thức đọc hiểu bài thơ viết theo phong cách hiện đại.
- Giáo dục: Cảm phục, ngưỡng mộ những nhân cách lớn. Tình cảm yêu mến, tự hào về nền văn hóa dân tộc. Tinh thần đấu tranh vì tự do dân chủ và sự tiến bộ xã hội.
Slide 4

 Cấu trúc bài học gồm 4 phần:
- Phần I: Giới thiệu chung về tác giả, văn bản.
- Phần II: Đọc – tìm hiểu: 1. Bố cục.
 2. Nhan đề, câu thơ đề từ
- Phần III: Đọc hiểu: Hình tượng người nghệ sĩ tự do Lor-ca
 1. Giới thiệu chung về người nghệ sĩ (đoạn 1)
 2. Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca (12 câu tiếp)
 3. Niềm xót thương, sự tiếc nuối những cách tân nghệ thuật dang dở và khẳng định sự bất tử của Lor-ca (khổ 4)
 4. Suy tư về sự giải thoát và giã từ của Lor-ca (khổ cuối).
- Phần IV: Tổng kết
Silde 5
Tác giả: 
- Thanh Thảo là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ trẻ những năm k/c chống Mĩ. Sau 1975, Thanh Thảo dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ ca Việt Nam. 
- Với ngót 40 năm cầm bút, Thanh Thảo vừa là một nhà báo kỳ cựu vừa là một nhà thơ sinh ra để cách tân thơ và viết trường ca. Nhà phê bình Chu Văn Sơn có đánh giá: “Trong các nhà thơ chống Mỹ, Thu Bồn là người hùng về trường ca với số lượng lớn và sức vạm vỡ của nó. Nhưng Thanh Thảo mới thực là ông “vua trường ca”. Anh viết dễ có đến cả chục bản trường ca” 
 Những tác phẩm tiêu biểu làm nên tên tuổi của Thanh Thảo phải kể đến: 
 + Những người đi tới biển (1977 - trường ca).
 + Dấu chân qua trảng cỏ (1978 - thơ).
 + Khối vuông ru-bích (1985 - thơ).
 + Từ một đến một trăm (1988 - thơ).
 + Những ngọn sóng mặt trời (1994 - trường ca).
 + Cỏ vẫn mọc (2002 - trường ca) 
 
Slide 6
- Đặc điểm thơ Thanh Thảo
 + Nội dung: Thơ Thanh Thảo vừa có sức lắng đọng, vừa có khả năng lan tỏa kì lạ trong hồn người. Đọc thơ ông, không thể đọc lướt, đọc qua mà cần chậm rãi, nghiền ngẫm và suy tư cùng nhà thơ như nhâm nhi một thứ trà đặc biệt để cảm nhận được vị ngọt sau cùng. 
 Quả là vậy, thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Thơ Thanh Thảo viết về đề tài nào cũng đều đậm chất triết lí. Ông không ngừng suy ngẫm khôn nguôi về lẽ đời, cả những chiêm nghiệm khôn cùng về cái đẹp, nghệ thuật
 “Bài hát của hôm nay 
Thô sơ mà hực sáng 
Mang lẽ đời đơn giản 
 Nói được tới ngày mai”
Đặc biệt, Thanh Thảo luôn kiếm tìm “chất người” ở những nhân cách thanh cao, bất khuất, tâm hồn phóng khoáng và yêu tự do như: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê-nhin, Lor-ca Hay những vẻ đẹp vô danh, lặng thầm mà bất diệt. Cho nên, sẽ chẳng có gì là quá lời khi bảo rằng: viết về nghĩa khí và viết bằng nghĩa khí là một mãnh lực của ngòi bút Thanh Thảo
 + Nghệ thuật: Điểm nổi bật của thơ Thanh Thảo giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong cảm xúc, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. Thanh Thảo là nhà thơ sinh ra để cách tân thơ Việt. Một hồn thơ giàu chất triết lí, luôn tìm đến với những vẻ đẹp nhân cách cao cả bằng hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở chiều sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi mà tìm kiếm những cách biểu đạt mới mang tính hiện đại. 
 Có ý kiến cho rằng Thanh Thảo đã là một ngòi bút ham cách tân. Dù biết rằng phải đương đầu, trả giá. Và đến nay, dấu ấn mạnh mẽ anh gieo vào lòng người đọc cũng là những táo bạo của một bản lĩnh dám dấn thân, dám tiên phong. Đó không phải là những dấu chân in trên trảng cỏ thời gian hiền lành, mà những dấu chân mở lối giữa chông gai nhiều khi rớm máu. 
 - Đóng góp riêng đầy ý nghĩa của Thanh Thảo cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam là những trang thơ liền mạch suy cảm trữ tình hướng tới những vẻ đẹp tinh thần của con người: lòng nhân ái, bao dung, sự can đảm, trung thực và khát vọng tự do. 
Slide 7
Câu hỏi:
Nhận định nào sau đây không đúng về nhà thơ Thanh Thảo?
A. Ông là ngòi bút thơ luôn khước từ cách biểu đạt dễ dãi, tìm kiếm những cách biểu đạt mới.
B. Ông là ngòi bút thơ luôn nỗ lực cách tân thơ Việt, với xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm 
C. Ông là ngòi bút thơ góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại, tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc và hình ảnh. 
D. Ông là ngòi bút thơ giàu suy tư mãnh liệt, phóng túng trong cảm xúc, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
Slide 8
Câu hỏi: Thơ Thanh Thảo dành mối quan tâm đặc biệt cho những con người như thế nào?
A. Những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh 
B. Những người nông dân nghèo khổ nhưng vẫn giữ phẩm chất trong sáng 
C. Những người sống có nhân cách, nghĩa khí sáng ngời dù số phận có thể trái ngang 
D. Những người lính đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc 
Slide 9
2. Văn bản
a. Xuất xứ bài thơ
 - Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được xem là tiêu biểu nhất kết tinh được tài năng và tình cảm nhân đạo cao cả của Thanh Thảo được rút từ tập thơ Khối vuông Ru- bích (1985). 
 - Vị trí: Tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực. 
- Ở đây vì sao có tên gọi Ru bich? Rubich thuần là một trò chơi, thơ là một chuyện nghiêm túc; rubich là của vật lí, cơ học, còn thơ là của tâm thức, tâm hồn. Làm sao lại có mối liên hệ giữa chúng ? Dù bề mặt các ô màu có hỗn loạn nhưng tất cả vẫn phải tuân theo quy luật về vận hành của nó ! Đó là trật tự của vũ trụ, trật tự của sự sống. Thiết lập được trật tự cho sự hỗn loạn và Thanh Thảo đã thành thi sĩ say mê tìm kiếm cái trật tự trong cái hỗn loạn tạo nên những bản giao hưởng thơ và những khối ru-bích thơ. 
Ru bích cũng là cấu trúc thơ - mô hình mở phá bỏ khuôn mẫu, giải phóng cảm xúc và tưởng tượng.
Slide 10
b. Thể thơ, Cảm hứng sáng tác: 
* Thể thơ Tự do, mang phong cách tượng trưng - siêu thực 
* Cảm hứng sáng tác: Lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút đầy bi phẫn trong cuộc đời của Lor-ca – người nghệ sĩ thiên tài Tây Ban Nha thế kỉ XX. 
 Nhà thơ Thanh Thảo đã từng chia sẻ: “Lorca là một nhà thơ mà tôi hết sức ngưỡng mộ, cả về thi ca lẫn cuộc đời và cái chết đều gây cho tôi nhiều xúc cảm và ấn tượng. Chính những hình ảnh nhạc điệu trong nhiều bài thơ Lorca đã dẫn dắt tôi khi viết bài thơ mà tôi coi như là một khúc tưởng niệm ông” 
Slide 11
Câu hỏi:
Tình cảm của Thanh Thảo dành cho Lor-ca trong bài thơ là gì ? 
A. Sự ngưỡng mộ 
B. Lòng tiếc thương sâu sắc 
C. Sự đồng cảm 
D. Cả A,B,C 
Slide 12
 Phê-đê-ri-cô Ga-xi-a Lor-ca (1898 -1936) 
 * Nghệ sĩ đa tài: 
 - Thành công trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật: thơ ca, hội họa, âm nhạc, sân khấu 
 - Đi đầu cho tinh thần đấu tranh đòi tự do dân chủ và khát vọng cách tân nghệ thuật của Tây Ban Nha thế kỉ XX. 
 * Một nhân cách cao đẹp: cống hiến cả cuộc đời vì nền độc lập tự do và nghệ thuật của Tây Ban Nha 
 * Một số phận đầy oan khuất: kẻ thù tàn nhẫn lén thủ tiêu ông, nhiều người không hiểu hết sự hy sinh cao cả của ông. 
 => Tên tuổi sự nghiệp và cuộc đời oan khuất của Lorca có ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn hóa của Tây Ban Nha và Tây Âu lúc đó 
Slide 13
Ý nào sau đây nói đúng về cái chết của Lor-ca? 
A. Lor-ca bị phe phát xít Phrăng-cô thủ tiêu trong thời gian đầu cuộc nội chiến ở quê hương ông Đúng 
B. Lor-ca hi sinh anh dũng trong thế chiến thứ II trên đất Pháp 
C. Lor-ca hi sinh anh dũng trong trận tấn công phe phát xít Phrăng-cô trên quê hương ông 
D. Lor-ca bị thương trong thời gian đầu cuộc nội chiến và mất không lâu sau đó.
Slide 14
Nhận định sau đây sẽ giúp ta hình dung phần nào sức ảnh hưởng ấy: 
 Nhờ có những vần thơ tài hoa mang đậm chất dân gian của ông mà người ta nghe thấy tiếng hoàng hôn than khóc ánh bình minh, tiếng đàn guitare cất lên xao xuyến 
 Cũng chính nhờ có thơ ông mà đất nước Tây Ban Nha hiện lên với chiều dài sâu thẳm của lịch sử, với những sắc màu độc đáo, nồng nhiệt, nhưng vẫn phảng phất đâu đó một nỗi buồn mênh mang trong tâm hồn 
Slide 15
II. Đọc tìm hiểu
1. Bố cục
- Phần 1 (6 dòng đầu): Hình ảnh Lor – ca - người nghệ sĩ tự do với những khát khao cách tân nghệ thuật và tự do dân chủ
- Phần 2 (12 dòng tiếp theo): Cái chết đầy bi phẫn của Lor – ca 
- Phần 3 (4 dòng tiếp theo): Niềm xót thương Lor – ca và tiếc nuối những cách tân nghệ thuật dang dở, khẳng định sự bất tử. 
- Phần 4: (Phần còn lại): Suy tư về sự giải thoát và giã từ của Lor – ca.

Slide 16
2. Nhan đề và câu thơ đề từ
 a. Nhan đề
- Nhan đề: Nội dung chính của bài thơ được thể hiện ở ngay tên bài thơ. Nhiều khi tên tác phẩm có thể gợi mở cho độc giả nội dung chủ yếu, cốt lõi của tác phẩm. Nhan đề bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” cũng thuộc trường hợp ấy.
 Ý nghĩa nhan đề:
+ Đàn ghi-ta được coi là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha. Vì thế, ngoài tên gọi chính, ghi-ta còn được nhiều người gọi bằng cái tên khác là Tây Ban Cầm.
+ Đàn ghi-ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. Là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời.
 + Theo nhà thơ Thanh Thảo: cây đàn ghi-ta ở đây là biểu tượng của thơ ca. Như vậy, bài thơ của Thanh Thảo trước hết viết về thơ ca (nghệ thuật) của Lor-ca. Song “Thơ tức là người”, thơ Lor-ca là phần tinh hoa, tinh túy nhất của tâm hồn Lor-ca: “dường như không thể phân biệt được cuộc đời của Lor-ca với thơ ông bởi chúng quện chặt vào nhau và thơ Lor-ca chính là cuộc đời của ông, đúng đến từng câu, từng giây phút một” (Thanh Thảo). Cho nên nhan đề bài thơ không chỉ dừng lại ở một nhạc cụ Tây Ban Nha, về thơ của Lor-ca mà sâu thẳm hơn nhan đề bài thơ ấy còn là viết về chính con người Lor-ca.
Slide 17
 b. Lời đề từ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
 - Lời đề từ của thi phẩm nhiều khi là chiếc chìa khóa mà tác giả trao cho bạn đọc nhằm mở cánh cửa tìm con đường khai phá, thâm nhập vào tác phẩm, giúp độc giả giải mã những ý nghĩa sâu kín của tác phẩm.
 - Lời đề từ có xuất xứ từ bài thơ “Ghi nhớ” của Lor-ca. Đây là di chúc sớm của nhà thơ. Sinh thời Lor-ca luôn linh cảm về “một cái chết được báo trước”. 
khi nào tôi chết
hãy vùi xác tôi cùng với cây đàn
dưới lớp cát.
khi nào tôi chết
hãy vùi xác tôi giữa rặng cây cam
và đám bạc hà.
khi nào tôi chết
hãy vùi xác tôi, tôi xin các người đó
nơi một chiếc chong chóng gió.
khi nào tôi chết!
 - “Hãy chôn tôi với cây đàn” thể hiện tình yêu Tổ quốc nồng nàn và cũng là tình yêu nghệ thuật say đắm của Lor-ca.
 - “Hãy chôn tôi với cây đàn” còn biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca, ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật. Nhưng ông sợ một lúc nào đó, thơ ca của mình sẽ là bước cản đối với những người đến sau. Vì vậy, lời đề từ còn mang ý nghĩa là mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới. Đây là một nhân cách cao đẹp. Thông điệp của Lor ca có sự gặp gỡ với Booc ghết - biểu tượng vĩ đại của văn học Achentina, ông đã nói khi xuống tàu giã biệt bạn bè: “Hỡi tuổi trẻ hãy giết chết Booc ghết”. Hay Trần Dần cũng từng tuyên bố: “Hãy chôn thơ mới”. 
Silde 18
Câu hỏi: Tính cách nghệ sĩ của Lor-ca được nhiều người biết đến qua câu thơ nổi tiếng nào? 
A. Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn 
B. Cây đàn chúng tôi trở nên người bạn tâm tình 
C. Từng phím từng giây thuộc về Tổ quốc 
D. Đàn theo ta đi tải đạn nuôi quân 
Slide 19 
III. Đọc hiểu: Hình tượng người nghệ sĩ tự do Lor-ca:
1. Giới thiệu chung về người nghệ sĩ
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Slide 20
1. Giới thiệu chung về người nghệ sĩ
- Qua hình ảnh tượng trưng siêu thực
+ Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, Tố Hữu đã dựng lại bức chân dung của Nguỷễn Du qua chân dung Thuý Kiều – nhân vật đặc sắc gắn với thành công nổi bật của đời thơ Nguỷễn Du. Trong bài thơ này, do ảnh hưởng lối thơ tượng trưng siêu thực, Thanh Thảo đã góp cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam một tứ thơ lạ khi ông miêu tả tiếng đàn với những liên tưởng độc đáo, kì lạ để tượng trưng cho số phận, vẻ đẹp tâm hồn Lorca.
 + Những tiếng đàn bọt nước: Nghệ thuật – ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, âm thanh của tiếng ghi ta được cụ thể hóa qua hình hài của những bọt nước”. Bọt nước là rất cụ thể, rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Đặc điểm của bọt nước là mong manh, dễ vỡ và trôi nổi phù du nhưng có khả năng tái sinh. Hình ảnh tiếng đàn bọt nước tượng trưng cho nghệ thuật cách tân của Lor ca đã nổi lên tròn trịa, trẻ trung, nhảy nhót, thổi bùng lên rồi lại tan biến đi.
 Như vậy qua một câu thơ giới thiệu ngắn ngủi, nhịp thơ ngắn 2-2-2 đều đặn gợi cảm giác u buồn, đặc biệt là sự kết hợp một vài hình ảnh chấm phá tượng trưng, Thanh Thảo đã diễn tả một cách ám ảnh và ấn ượn về cuộc đời và số phận của nghệ sĩ Lor-ca gắn liền với nền nghệ thuật, âm nhạc Tây Ban Nha nhưng cuộc đời ngắn ngủi, mỏng manh tựa như những bọt nước. 
Slide 21
Câu hỏi: Hình ảnh “Tiếng đàn bọt nước” giúp người đọc liên tưởng đến điều gì ? 
A. Số phận, tâm hồn của Lor-ca 
B. Số phận ngắn ngủi của Lor-ca 
C. Tình cảm gắn bó của Lor- ca với nghệ thuật 
D. Niềm tiếc thương của Thanh Thảo đối với Lor-ca 
Slide 22
 - Hình ảnh áo choàng đỏ gắt
 Hình ảnh Lor-ca còn được giới thiệu qua những hình ảnh mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc: áo choàng đỏ gắt, vầng trăng, yên ngựa, li la li la. 
 + Câu thơ thứ hai xuất hiện hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”. Nói đến hình ảnh này người đọc liên tưởng đến một nét đặc sắc của văn hóa Tây Ban Nha - đất nước của những chàng hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê – những con người hào phóng, tốt bụng và yêu chuộng sự công bình. 
 Hình ảnh áo choàng còn gợi lên tưởng đến một đấu trường, ở đó có những dũng sĩ mặc áo chòang đỏ và những chú bò tót. Đó là một hoạt động văn hoá tiêu biểu của Tây Ban Nha nhằm tôn vinh những con người dũng cảm, mạo hiểm và phiêu lưu. Đồng thời, áo choàng đỏ được đặc tả qua tính từ “gắt” còn gợi nên không gian chính trị - xã hội của Tây Ban Nha lúc bấy giờ thật oi nồng, tù đọng như một đấu trường khổng lồ. Nơi đó đang diễn ra cuộc đấu quyết tử giữa một bên là người đấu sĩ đơn độc Lor-ca cùng cây đàn ghi ta bất diệt của ông đứng về phía nhân dân với khát vọng tự do dân chủ >< chống nền chính trị độc tài Phát xít; giữa người nghệ sĩ mang khát vọng cách tân nghệ thuật với sự bảo thủ của nền nghệ thuật già nua. Vì thế, áo choàng đỏ gắt vừa gợi được khí chất ngang tàng của người nghệ sĩ yêu tự do, vừa gợi được tính chất quyết liệt trong cuộc đấu tranh giữa ánh sáng – bóng tối, chính – tà, cũ – mới trong nền chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha thời đó.
 -> Nếu câu thơ thứ nhất giới thiệu về sinh mệnh của Lor-ca, thì câu thơ thứ hai là lời ngợi ca sứ mệnh cao cả của Lor-ca. Cuộc đời của chàng tuy rất ngắn ngủi, mong manh như bọt nước nhưng sứ mệnh của chàng thì rất thiêng liêng, cao cả - không ngừng đấu tranh đòi tự do cho nhân dân Tây Ban Nha và góp phần phát triển, cách tân nghệ thuật nước nhà trên nhiều lĩnh vực. 
Slide 23
 Âm thanh li-la li-la li-la
- Và vũ khí đấu tranh của người nghệ sĩ ấy chính là: li-la li-la li-la. Là tiếng đàn vang vọng, là thế giới nghệ thuật đang lan tỏa hay sắc tím bình yên lãng mạn đang triền miên trong tâm thức của một loài linh hoa? Có lẽ cũng không cần đến một câu trả lời rõ ràng minh xác. Bởi đây là cảm nhận của Thanh Thảo về một Tây Ban Nha huyền bí, về một Lor-ca tài hoa không mệt mỏi cùng cây đàn cất lên những khúc ca yêu thương và tranh đấu.
 - Ngay từ đầu với những hình ảnh chấm phá giàu sức biểu tượng: tiếng đàn, áo choàng, đỏ gắt chếnh choáng, mỏi mòn, đơn độc; hơn nữa hình ảnh thơ lại được sắp đặt theo lối tương phản: âm thanh nhỏ bé 
> < hiện thực dữ dội ( Chu Văn Sơn)....đã khắc họa chân thực chân dung của Lor ca trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật đậm chất Tây Ban Nha: 
 + Chàng hiện lên với tư thế lẫm liệt, phóng khoáng của người anh hùng đấu tranh không mệt mỏi cho tự do và sự cách tân nghệ thuật nhưng cũng mong manh, đơn độc và lẻ loi biết bao. Phải chăng đó là bi kịch của những người chiến sĩ đi tiên phong?
 + Hình ảnh vầng trăng, yên ngựa, đơn độc, lang thang là hình ảnh đẹp, hấp dẫn giúp người đọc hình dung Lor-ca như một nghệ sĩ sống lãng du, lãng tử, phóng khoáng, yêu tự do; một mình một ngựa như một gã Digan đơn độc, lẻ loi bước đi vô định, lãng du trên những miền quê hẻo lánh của đất nước Tây Ban Nha để hát những ca khúc đấu tranh cho tự do, công lí, thức tỉnh tinh thần dân tộc của nhân dân Tây Ban Nha. Trên hành trình đó chỉ có vầng trăng chếnh choáng, tiếng ghi ta li la, cùng với sắc tím dìu dịu của hoa tử đinh hương làm bạn với người nghệ sĩ. Xét ở góc độ nào, trong sáng tạo nghệ thuật cũng như trong tranh đấu Lor ca đều đơn độc. Trong hoàn cảnh đó, bi kịch đến với Lor-ca là không tránh khỏi. 
Slide 24
Câu hỏi: Các hình ảnh: áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, Âm thanh phỏng nốt nhạc: Li-la li-la li-la giúp người đọc liên tưởng đến điều gì ? 
A. Lor-ca là một ca sĩ dân gian với tâm hồn phóng khoáng 
B. Không gian văn hóa đậm bản sắc Tây Ban Nha 
C. Hành trình đơn độc của người nghệ sĩ với niềm khao khát mãnh liệt đấu tranh cho tự do và cái mới 
D. Cả A,B,C 
Slide 25
 2. Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca (12 câu tiếp) 
a. Tả thực về cái chết
 - Linh cảm về “một cái chết được báo trước” luôn ám ảnh Lorca và chính nó đã trở thành một trong những động lực lớn nhất của thơ ông. Tình yêu, cái chết và cái đẹp là ba nỗi ám ảnh lớn trong thơ Lor-ca, nó hoán đổi nhau, cái này là tiền đề cho cái kia, kết thành một vòng tròn vĩnh hằng. Lor-ca đã chấp nhận và tôn vinh cái chết như đã chấp nhận và tôn vinh tình yêu, cái đẹp. 
 - Hai khổ thơ tiếp theo, nhà thơ Thanh Thảo tái hiện chân thực mà ấn tượng giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời Lor-ca - nhạc sĩ thiên tài đang cất tiếng hát đòi tự do dân chủ thì bất ngờ bị sát hại. Chàng đã ngã xuống ngay tại quê hương mình khi mới 38 tuổi, ngã xuống cùng với tiếng đàn ghi ta huyền thoại. Báo chí Tây Ban Nha nói vụ giết Lor-ca vẫn là một trong những vết thương chưa lành ở Tây Ban Nha. 
 Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
 chàng đi như người mộng du
Slide 26
 
 - Bằng sự thay đổi đột ngột cấu trúc câu thơ - câu ngắn, tỉnh lược tối đa còn lại chỉ 1 – 2 từ: “Tây Ban Nha – hát ngêu ngao – bỗng kinh hoàng ” Thanh Thảo đã diễn tả chân xác thời điểm cũng như tâm trạng kinh ngạc, bàng hoàng của Lor-ca khi bất ngờ bị bắt, bị điệu về bãi bắn. Ngày 19-8-1936, chế độc tài Phrăng-cô đã điệu chàng về bãi bắn để phi tang một con người với những tư tưởng tiến bộ. hát nghêu ngao - đó là thanh âm của tự do, của tình yêu đời cuồng nhiệt, của tâm hồn bay bổng, say sưa, là tinh túy của sự sống đột nhiên vụt tắt. Cụm từ bỗng kinh hoàng diễn tả cảm xúc bàng hoàng, đau đớn cực độ trước cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca. Cảm giác thời gian như ngưng đọng, không gian như đặc quánh lại, và tiếng đàn, tiếng hát của người nghệ sĩ bị cắt đứt một cách phũ phàng. Tất cả đều ở trong trạng thái sững sờ, kinh sợ, không thể hiểu được những gì đang diễn ra. 
 - Mặc dù đã có dự cảm trước, những linh cảm chẳng lành nhưng cái chết đến thật dữ dội và đột ngột đến mức Lor-ca không nghĩ nó đến sớm như vậy và vào lúc chàng không ngờ nhất. Ngay cả khi bị điệu về bãi bắn mà chàng vẫn “ đi như người mộng du” giữa bầy ác quỷ, như đang đi trong một giấc mơ, như đang hướng đến những đam mê cuộn trào mà chẳng còn để ý, chẳng còn biết đến những gì đang diễn ra, kể cả cái chết đang cận kề. Đó là thái độ bỏ quên tất cả, không bận lòng bất cứ điều gì. Hình ảnh thơ đã cho ta thấy được dũng khí của Lor-ca, một con người dâng hiến cả tuổi trẻ, cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh vì tự do, sẵn sàng chấp nhận cái chết. Sự đối lập giữa hiện thực phũ phàng với tâm trạng của Lor-ca làm tăng tính chất bi kịch của cuộc đời Lor-ca, càng làm cho bạn đọc đau đớn và khinh bỉ bọn phát xít.
 - Hình ảnh Lor-ca bị hành hình được xây dựng theo lối tượng trưng, đan dệt nhiều thủ pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ: áo choàng bê bết đỏ, kết hợp với chi tiết tả thực “ Lor-ca bị điệu về bãi bắn”. => đã giúp nhà thơ diễn tả một cách ám ảnh cái chết oan khuất, bi thảm của Lor-ca do những thế lực dã man tàn bạo gây nên trong bối cảnh hiện thực đẫm máu của đất nước Tây Ban Nha: chàng bị bắn, máu thấm đẫm áo choàng 
- hình ảnh và sắc màu gây ấn tượng thật dữ dội về tội ác của bọn phát xít khiến Lor-ca và người Tây Ban Nha kinh hoàng. 
 - Cái chết của Lor-ca hiện lên rất rõ và đầy chất bi tráng, gợi niềm cảm thương và xót xa của con người. Người nghệ sĩ tài năng ấy ra đi ở tuổi 38 – tuổi đang hứa hẹn nhiều thành công. Con người tài hoa ấy gắn liền với số phận tai ách: Chữ tài liền với chữ tai 1 vần.
Slide 27
Câu hỏi: 
 Nội dung của khổ thơ 2 là gì? 
A. Khắc sâu ấn tượng về vẻ đẹp con người, quê hương Tây Ban Nha 
B. Khắc sâu ấn tượng về tiếng đàn của Lorca 
C. Khắc sâu ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca (Đúng) 
D. Khắc sâu ấn tượng về những ngày đen tối ở Tây Ban Nha 
Slide 28
2. Cái chết đầy bi phẫn (12 câu tiếp) 
b. Sử dụng hình ảnh biểu tượng để nói về cái chết
 Nếu ở khổ hai nhà thơ Thanh Thảo tái hiện lại giây phút bi phẫn trong Cuộc đời Lor-ca thì đến khổ ba, nhà thơ tiếp tục thể hiện những cảm nhận về cái chết của Lor-ca theo lối tượng trưng, siêu thực qua hình tượng tiếng đàn: tiếng ghi ta nâu 
 bầu trời cô gái ấy
 tiếng ghi ta lá xanh biết mấy 
 tiếng ghi ta tròn 
 bọt nước vỡ tan
 tiếng ghi ta 
 ròng ròng máu chảy 
Slide 29
 Tiếng ghi ta
 - Bằng những hình ảnh thơ mang phong cách tượng trưng siêu thực được viết với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nhà thơ miêu tả tiếng đàn trên hai bình diện: âm thanh và màu sắc. Tiếng đàn mang ý nghĩa biểu tượng cho cuộc đời, thơ ca và tâm hồn của Lor-ca được diễn tả theo phép tương giao và là những biểu tượng giàu chất triết lí. 
 
Slide 30
 Tiếng ghi ta
- Chuỗi hình ảnh so sánh Tiếng đàn ghi ta nâu - âm thanh được cảm nhận theo sắc màu: màu nâu vốn là màu quen thuộc của vỏ đàn ghita, màu da của cô gái Di-gan, màu của đất mẹ gợi nỗi buồn da diết, bi thương. Đồng thời “tiếng ghita nâu” còn là tiếng lòng của Lor-ca trầm tĩnh, nghĩ suy trước cái chết trên con đường chàng bị điệu về bãi bắn. 
 Và rồi câu thơ tiếng ghi ta nâu lại hướng về bầu trời cô gái ấy. Ý thơ đã đc mở rộng ra trong những liên tưởng về bầu trời, mặt đất quê hương xứ sở. Bầu trời cô gái ấy - gắn với tình yêu tự do lồng lộng, cao đẹp. 
 Tiếng ghi ta lá xanh: Màu xanh là màu của sự sống, hi vọng. Tiếng ghita lá xanh là tiếng đàn hoài niệm về bầu trời tự do cùng tình yêu cao đẹp mà Lor-ca tôn thờ. Có thể hiểu “tiếng ghi ta lá xanh” chính là tiếng lòng của Lor-ca rất đỗi trẻ trung, tha thiết yêu cuộc sống, yêu con người. Hơn thế, đó phải chăng còn là biểu tượng cho sự sống bất diệt của Lor-ca. Tiếng ghi ta xanh đối lập với màu đỏ gắt đang bao phủ khắp đất nước Tây Ban Nha. Hai chữ biết mấy ở cuối câu đã bộc lộ rõ sắc thái tình cảm của tác giả sánh, nhân hoá mang ý nghĩa biểu trưng – sản phẩm của tư duy thơ tượng trưng đã truyền đến người đọc cảm nhận: tâm hồn Lor-ca đã chuyển hoá vào hình tượng tiếng đàn. Tiếng đàn tạo sức ám ảnh đặc biệt: tiếng đàn trở thành linh hồn, sinh thể con người, trở thành biểu tượng cho tình yêu, cái đẹp. Nó trở nên bất diệt. Dù bọn phát xít Phăng cô có thể hãm hại chàng, chấm dứt cuộc đời và tuổi trẻ với những khát khao mãnh liệt nhưng vượt lên cái chết vẫn là tình yêu đời, yêu quê hương, xứ sở, tình yêu dành cho cô gái ấy (người yêu của chàng – nàng An-na Ma-ri-a) và khát vọng hướng tới bầu trời cao rộng của công lí và tự do sẽ còn sống mãi.
Slide 31
 Tiếng ghi ta tròn - bọt nước vỡ tan... ròng ròng máu chảy
- Tuy nhiên, ấn tượng day dứt nhất với Thanh Thảo vẫn là niềm xót thương Lor-ca. Ba dòng thơ cuối cùng là tiếng khóc của nhà thơ cho số phận của nghệ sĩ thiên tài: 
 tiếng ghi ta tròn 
 bọt nước vỡ tan
 tiếng ghi ta ròng ròng
 máu chảy 
 Trong những câu thơ này, Thanh Thảo đã phát huy tối đa sức mạnh của nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: từ âm thanh chuyển thành màu sắc (tiếng ghi ta nâu, lá xanh), từ màu sắc lại tan vỡ thành hình khối (tiếng ghi ta tròn), từ hình khối đã vỡ thành sự chuyển động (ròng ròng máu chảy để phục sinh thời khắc bi tráng nhất trong cuộc đời Lor-ca: 
 + Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan: Bọt nước đã phá vỡ thành nhiều mảnh, đã chẳng còn nguyên khối. Chữ vỡ tan đã cho thấy những gì là tản dần, hoà lẫn, tưởng như biến mất hoàn toàn một cách đột ngột, tô đậm sự mất mát, choáng váng. Tiếng đàn vỡ tan, bầu trời và tình yêu cũng vỡ tan, những cách tân nghệ thật của Lor-ca cũng dang dở.
 + Tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy: câu thơ cho ta nghĩ đến số phận bi kịch, đến cái chết oan khuất của Lor-ca. Nói cách khác, qua tiếng đàn ta có thể cảm nhận được định mệnh nghiệt ngã của thi hào. Đặc biệt, câu cuối của khổ thơ được tác giả xuống dòng để tạo thành một dòng thơ, chính điều đó đã gây ấn tượng mạnh mẽ về cái chết thảm khốc của Lor-ca. “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” như đang động cựa, hấp hối, máu chảy biểu tượng cho tội ác của bọn Phát xít và sự tiếc xót lớn lao của nhà thơ.
 -> Như vậy, tiếng đàn rạo rực tình yêu, chảy bỏng khát vọng tự do, trong trẻo và mãnh liệt một sức sống căng đầy không chỉ là biểu tượng cho tình yêu, cái đẹp, nó còn là biểu tượng về nỗi đau, cái chết. Âm nhạc vỡ ra thành thân phận con người. Bởi bọn phát xít đâu chỉ giết Lor-ca mà còn muốn tiêu diệt cả nghệ thuật của chàng, vì xét đến cùng nghệ thuật của Lor-ca là tinh thần của Lor-ca. Vậy nên Lor-ca bị hành hình cũng có nghĩa là nghệ thuật bị hành hình, một bản tình ca, một bài ca sự sống bị hành hình. Trong một hoàn cảnh mà cái ác ngự trị, nghệ thuật cũng tham gia vào cuộc chiễn tranh nhưng những người chiến sĩ nên cũng vỡ tan máu chảy, cao cả bi tráng.
 - Diễn tả cái chết của Lor-ca, Thanh Thảo đã sử dụng bút pháp tượng trưng, thủ pháp đối lập giữa tình yêu cái đẹp, cái nhân văn với những thế lực dã man, phản nhân văn (áo choàng của nền văn hóa rực rỡ – áo liệm xác thi nhân/ đất nước của nền văn hóa độc đáo tráng lệ – pháp trường, bãi bắn/ sự sống – cái chết) Điệp từ tiếng ghi ta lặp lại 4 lần như tiếng nấc ngẹn ngào.....những biện pháp này có khi tách bạch, có khi thẩm thấu vào nhau, giúpThanh Thảo làm sống lại con người Lor-ca - Người chiến sĩ người nghệ sĩ có năng lực sáng tạo phi thường, yêu tha thiết quê hương, đất nước mình đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh cho tự do và tiến bộ xã hội... cũng như niềm tiếc thương vô bờ của nhân dân Tây Ban Nha nói chung, cuả tác giả nói riêng. Vì vậy chính hai khổ thơ này, số phận đau thương của Lor-ca mới lên đến đỉnh điểm và người viết những dòng thơ này cũng đang trong trạng thái căm giận xót xa sôi trào. 
Slide 32
Câu hỏi: Hình ảnh tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh, tiếng ghi-ta tròn được tạo ra bằng cách nào? 
A. Sử dụng phép so sánh 
B. Sử dụng phép liệt kê 
 C. Sử dụng phép nhân hóa 
 D. Sử dụng phép chuyển đổi cảm giác 
Slide 33
Câu hỏi:
Hai khổ thơ 2, 3 trong bài thơ gợi lên những sự đối lập, ý nào không phải là một trong những sự đối lập ấy? 
A. Đối lập giữa tình yêu cái đẹp với những thế lực dã man, tàn bạo 
B. Đối lập giữa tiếng hát yêu đời, vô tư với những hiện thực đẫm máu, phũ phàng đến kinh hoàng 
C. Đối lập giữa tình yêu quê hương, tinh thần hi sinh vì Tổ quốc với lòng ham sống 
D. Đối lập giữa tự do của người nghệ sĩ với bạo lực tàn ác của bọn phát xít 
Slide 34
3. Niềm xót thương, sự tiếc nuối những cách tân nghệ thuật dang dở và khẳng định sự bất tử của Lor-ca (khổ 4) 
Nỗi niềm tiếc thương Lor-ca, tiếc nuối những cách tân nghệ thuật dang dở, đã được chuyển hoá thành niềm tin vào sự bất tử của tiếng đàn 
 không ai chôn cất tiếng đàn 
 tiếng đàn như cỏ mọc hoang
 giọt nước mắt vầng trăng 
 long lanh trong đáy giếng
Slide 35
Nghệ thuật ẩn dụ: tiếng đàn – con người Lor-ca
- Câu thơ Không ai chôn cất tiếng đàn viết theo lối tượng trưng, có nhiều cách hiểu khác nhau: hình ảnh ẩn dụ ít nhiều gợi nhớ đến tình thế bi thảm của Lor-ca: bị thủ tiêu, bị ném xác xuống giếng, không ai dám chôn cất một người bị hành hình (Báo chí nói vụ giết Lor-ca vẫn là vết thương chưa lành ở Tây Ban Nha)/ hoặc không ai có thể chôn tiếng đàn của Lor-ca, không có gì có thể vùi lấp được tiếng đàn của thi hào vì tiếng đàn là linh hồn, nỗi lòng, khát khao tự do cùng những cách tân nghệ thuật. Cũng có thể hiểu rằng chẳng ai dám chôn vì quá ngưỡng mộ Lor-ca mà những thế hệ sau không đạt đến một nấc thang mới trong sự tiến bộ nghệ thuật. Chính vì thế mà dường như những cách tân nghệ thuật của Lor-ca đã trở thành trở ngại, thành sự án ngữ những người tiếp nối. 
 Với những cách hiểu như vậy thì câu thơ này còn là sự tượng trưng hoá âm thanh để khẳng định sức sống kì diệu của tiếng đàn nói riêng, những sáng tạo nghệ thuật nói chung mà Lor-ca để lại: Người nghệ sĩ sáng tạo nên tiếng đàn, tạo nên nghệ thuật có thể bị vùi dập, thậm chí có thể bị giết hại nhưng nghệ thuật thì không thể bị huỷ diệt. Câu thơ vừa thể hiện sự xót thương vô hạn vừa là sự khẳng định sự bất tử của Lor-ca. 
Slide 36
Nghệ thuật ẩn dụ: tiếng đàn – con người Lor-ca
 - Thanh Thảo đã so sánh “tiếng đàn như cỏ mọc hoang”.
 + Cỏ vốn là một hình ảnh quen thuộc trong thơ Thanh Thảo, nó tượng trưng cho sự đơn sơ, khiêm nhường, dân dã, cho sức sống trường tồn, mãnh liệt.
 + So sánh âm thanh tiếng đàn (vô hình) với cỏ (hữu hình( đó là một so sánh độc đáo. Thanh Thảo đã hình tượng hóa âm thanh làm cho hình ảnh thơ mở ra nhiều tầng nghĩa: Thứ nhất, hình ảnh thơ biểu trưng cho sự bất diệt của người nghệ sĩ và nghệ thuật chân chính. Lor-ca ra đi nhưng nghệ thuật, vẻ đẹp tâm hồn của ông sẽ sống mãi, mọi sự tàn ác không thể hủy diệt được. Thứ hai, c

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_ngu_van_lop_12_dan_ghi_ta_cua_lorca.doc