Ôn tập tốt nghiệp THPT môn Vật lí Lớp 12 - Chương: Sóng cơ

Ôn tập tốt nghiệp THPT môn Vật lí Lớp 12 - Chương: Sóng cơ

CHƯƠNG SÓNG CƠ

Chủ đề 1: SÓNG CƠ

Bài Sóng Cơ

Câu 1. Sóng cơ truyền được, không truyền được trong môi trường nào? Nêu cách phân biệt sóng dọc và sóng ngang?

Câu 2. Trong quá trình truyền sóng cơ, yếu tố nào được truyền đi? Yếu tố nào không được truyền đi?

Câu 3. Tốc độ truyền sóng phụ thuộc yếu tố nào? Khi sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác yếu tố nào không đổi theo thời gian?

Câu 4. Giả sử phương trình sóng tại O có dạng uo= A. cos .

a)Sóng truyền từ O đến M. Viết phương trình sóng tại M ?

b)Sóng truyền từ N đến O. Viết phương trình sóng tại N ?

Câu 5. Bước sóng là gì? Viết công thức?

Câu 6. Hai điểm trên 1 phương truyền sóng dao động cùng pha cách nhau bao nhiêu?

 Hai điểm trên 1 phương truyền sóng dao động ngược pha cách nhau bao nhiêu?

 

doc 13 trang Trịnh Thu Huyền 5770
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập tốt nghiệp THPT môn Vật lí Lớp 12 - Chương: Sóng cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG SÓNG CƠ
Chủ đề 1: SÓNG CƠ
Bài Sóng Cơ
Câu 1. Sóng cơ truyền được, không truyền được trong môi trường nào? Nêu cách phân biệt sóng dọc và sóng ngang?
Câu 2. Trong quá trình truyền sóng cơ, yếu tố nào được truyền đi? Yếu tố nào không được truyền đi?
Câu 3. Tốc độ truyền sóng phụ thuộc yếu tố nào? Khi sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác yếu tố nào không đổi theo thời gian?
Câu 4. Giả sử phương trình sóng tại O có dạng uo= A. cos. 
a)Sóng truyền từ O đến M. Viết phương trình sóng tại M ?
b)Sóng truyền từ N đến O. Viết phương trình sóng tại N ?
Câu 5. Bước sóng là gì? Viết công thức?
Câu 6. Hai điểm trên 1 phương truyền sóng dao động cùng pha cách nhau bao nhiêu?
 Hai điểm trên 1 phương truyền sóng dao động ngược pha cách nhau bao nhiêu?
*Câu 1. Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là:
 A. v = λf 	B. v = 	 C. v = 	D. v = 2πfλ
Câu 2. Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường
 A. là phương ngang. B. là phương thẳng đứng 
 C. trùng với phương truyền sóng D. vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 3: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Sóng cơ lan truyền được trong chân không.	B. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.
	C. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí.	D. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng
Câu 4.Một sóng cơ lan truyền trên một đường thẳng từ điểm O đến điểm M cách O một đoạn d.
Biết tần số f, bước sóng l và biên độ a của sóng không đổi trong quá trình sóng truyền. Nếu phương trình dao động của phần tử vật chất tại điểm M có dạng uM(t) = acos2pft thì phương trình dao động của phần tử vật chất tại O là
	A. 	B.
 	C. 	D.
Câu 5: Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
	A. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
	B. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
	C. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
	D. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
Câu 6: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là:
A. v = λf B. v = C. v = 	D. v = 2πfλ
Câu 7: Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường
A. là phương ngang. B. là phương thẳng đứng
C. trùng với phương truyền sóng D. vuông góc với phương truyền sóng.
8.Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sóng cơ học ?
Sóng cơ là sự lan truyền các phần tử vật chất theo thời gian.
Sóng cơ là sự lan truyền dao động theo thời gian trong môi trường vật chất.
Sóng cơ là sự lan truyền vật chất trong không gian.
Sóng cơ là sự lan truyền biên độ dao động theo thời gian trong một môi trường vật chất.
9.Điều nào sau đây đúng khi nói về phương dao động của các phần tử tham gia sóng ngang ?
A. Nằm theo phương ngang.	B. Vuông góc với phương truyền sóng.
C. Nằm theo phương thẳng đứng.	D. Trùng với phương truyền sóng.
10.Sóng dọc là sóng mà các phần tử vật chất trong môi trường có phương dao động
	A. hướng theo phương nằm ngang.	 B. trùng với phương truyền sóng.
	C. vuông góc với phương truyền sóng.	D. hướng theo phương thẳng đứng. 
11.Sóng ngang truyền được trong các môi trường:
A. rắn, lỏng.	B. rắn, và trên mặt môi trường lỏng. C. lỏng và khí.	D. khí, rắn.
12.Sóng dọc truyền được trong các môi trường:
A. rắn, lỏng.	B. khí, rắn. C. lỏng và khí.	D. rắn, lỏng, khí.
13.Sóng ngang không truyền được trong môi trường
A. rắn.	B. lỏng. 	C. khí.	D. rắn và lỏng.
14.Vận tốc của sóng trong một môi trường phụ thuộc vào:
A. tần số của sóng.	B. Độ mạnh của sóng.
C. biên độ của sóng.	D. tính chất của môi trường.
15.Tốc độ truyền sóng trong một môi trường đồng tính và đẳng hướng phụ thuộc vào 
A. bản chất môi trường và cường độ sóng.	B. bản chất môi trường và năng lượng sóng.
C. bản chất môi trường và biên độ sóng.	D. bản chất và nhiệt độ của môi trường.
16.Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong một môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức:
A. 	B. 	C. 	D. 
**Câu 17: Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
B. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 900.
C. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
D. Hai phần tử của môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.
Câu 18: Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động
	A. lệch pha .	B. ngược pha.	C. lệch pha .	D. cùng pha.
Câu 19: Một sóng hình sin đang lan truyền trong một môi trường. Các phần tử môi trường ở hai điểm nằm trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động
	A. cùng pha nhau.	B. lệch pha nhau .	C. lệch pha nhau .	D. ngược pha nhau.
20.Chỉ ra phát biểu sai 
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha.
B. Những điểm cách nhau một số nguyên lần nửa bước sóng trên phương truyền thì dao động cùng pha với nhau.
C. Những điểm cách nhau một số lẽ lần nửa bước sóng trên phương truyền thì dao động ngược pha với nhau.
D. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
21.Chỉ ra phát biểu sai.
A. Quá trình truyền sóng là một quá trình truyền năng lượng.
B. Hai điểm cách nhau một số nguyên lần nửa bước sóng trên phương truyền thì dao động ngược pha.
C. Đối với sóng truyền từ một điểm trên mặt phẳng, khi sóng truyền đi xa năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường sóng truyền.
D. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
22.Tốc độ truyền sóng tăng dần khi sóng truyền lần lượt qua các môi trường theo thứ tự sau:
A. rắn, khí và lỏng.	B. khí, rắn và lỏng. C. khí, lỏng và rắn.	D. rắn, lỏng và khí.
23.Khi biên độ của sóng tảng gấp đôi, năng lượng do sóng truyền tăng hay giảm bao nhiêu lần ?
A. giảm 4 lần	B. tăng 4 lần	C. không thay đổi	D. tăng gấp đôi.
24.Một sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với vận tốc v không đổi, khi tăng tấn số sóng lên hai lần thì bước sóng 
A. tăng bốn lần. 	B. tăng hai lần. 	C. không đổi.	D. giảm hai lần.
***Câu 25.Một nguồn phát sóng dao động theo phương trình u = acos20pt(cm) với t tính bằng giây. Trong khoảng thời gian 2 s, sóng này truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng ? 
	A. 20 	B. 40 	C. 10 	D. 30 
Câu 26: Một sóng cơ tần số 25 Hz truyền dọc theo trục Ox với tốc độ 100 cm/s. Hai điểm gần nhau nhất trên trục Ox mà các phần tử sóng tại đó dao động ngược pha nhau, cách nhau
	A. 2 cm	B. 3 cm	C. 4 cm	D. 1 cm
Câu 27: Một sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với tốc độ 1m/s và chu kì 0,5s. Sóng cơ này có bước sóng là
	A. 150 cm	B. 100 cm	C. 50 cm	D. 25 cm
Câu 28. Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = Acos(20πt – πx) (cm), với t tính băng s. Tần số của sóng này bằng:
 A. 15Hz 	B. 10Hz 	C. 5 Hz. 	D. 20Hz 
Câu 29: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 2cos(40πt - 2πx) (mm). Biên độ của sóng này là
	A. 2 mm.	B. 4 mm.	C. π mm.	D. 40π mm.
Câu 30: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox. Phương trình dao động của phần tử tại một điểm trên phương truyền sóng là u = 4cos(20πt – π) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng bằng 60cm/s. Bước sóng của sóng này là
	A. 6 cm.	B. 5 cm.	C. 3 cm.	D. 9 cm.
31.Một người ngồi ở bờ biển trông thấy có 10 ngọn sóng qua mặt trong 36 giây, khoảng cách giữa hai ngọn sóng là 10m.. Tính tần số sóng biển.và vận tốc truyền sóng biển.
 A. 0,25Hz; 2,5m/s	 B. 4Hz; 25m/s	 C. 25Hz; 2,5m/s	 D. 4Hz; 25cm/s	
32.Một sóng cơ truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Phương trình sóng tại một điểm trên dây: 
u = 4cos(20pt -)(mm).Với x: đo bằng met, t: đo bằng giây. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây có giá trị.
	A. 60mm/s	 B. 60 cm/s	 C. 60 m/s 	 D. 30mm/s
33.Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy phao nhấp nhô lên xuống tại chỗ 16 lần trong 30 giây và khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp nhau bằng 24m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là 
	A. v = 4,5m/s B. v = 12m/s. C. v = 3m/s D. v = 2,25 m/s 
Bài 34: Một sợi dây đàn hồi nằm ngang có điểm đầu O dao động theo phương đứng với biên độ A=5cm, T=0,5s. Vận tốc truyền sóng là 40cm/s. Viết phương trình sóng tại M cách O d=50 cm.
A. 	 	B 	
C. 	 	D 
Bài 35. Một sóng cơ học truyền dọc theo trục Ox có phương trình u=28cos(20x - 2000t) (cm), trong đó x là toạ độ được tính bằng mét, t là thời gian được tính bằng giây. Vận tốc truyền sóng là
 A. 334m/s	 B. 314m/s	 	C. 331m/s	 D. 100m/s
Bài 36: Một nguồn dao động điều hoà với chu kỳ 0,04s. Vận tốc truyền sóng bằng 200cm/s. Hai điểm nằm trên cùng một phương truyền sóng và cách nhau 6 cm, thì có độ lệch pha: 
A. 1,5p. 	B. 1p.	C.3,5p. 	 D. 2,5p.
****37. Một dây đàn hồi dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 40cm, người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc Dj = (k + 0,5)p với k là số nguyên. Tính tần số, biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 8 Hz đến 13 Hz.
	 A. 8,5Hz B. 10Hz	C. 12Hz	 D. 12,5Hz
38.Sóng ngang truyền trên mặt chất lỏng với tấn số f = 10Hz. Trên cùng phương truyền sóng, ta thấy hai điểm cách nhau 12cm dao động cùng pha với nhau. Tính tốc độ truyền sóng. Biết tốc độ sóng nầy ở trong khoảng từ 50cm/s đến 70cm/s.
A. 64cm/s	B. 60 cm/s	 C. 68 cm/s	 D. 56 cm/s
Bài 39: Một sóng cơ ngang truyền trên một sợi dây rất dài có phương trình ; trong đó u và x có đơn vị là cm, t có đơn vị là giây. Hãy xác định vận tốc dao động của một điểm trên dây có toạ độ x = 25 cm tại thời điểm t = 4 s.
A.24(cm/s) B.14(cm/s) C.12(cm/s) D.44(cm/s)
Bài 40: Một sóng cơ học lan truyền trên mặt nước với tốc độ 25cm/s. Phương trình sóng tại nguồn là
 u = 3cospt(cm).Vận tốc của phần tử vật chất tại điểm M cách O một khoảng 25cm tại thời điểm t = 2,5s là:
A: 25cm/s. B: 3pcm/s. C: 0. D: -3pcm/s.
Bài 41: Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tần số 500Hz. Người ta thấy hai điểm A,B trên sợi dây cách nhau 200cm dao động cùng pha và trên đoạn dây AB có hai điểm khác dao động ngược pha với A. Tốc độ truyền sóng trên dây lả:
A 500cm/s B 1000m/s 	C 500m/s D 250cm/s
Bài Giao Thoa Sóng Cơ
Câu 1. Điều kiện 2 sóng cơ giao thoa được với nhau?
Câu 2.Em hãy mô tả hình ảnh giao thoa sóng cơ với 2 nguồn kết hợp cùng pha?
Câu 3. Hai cực đại liên tiếp hoặc hai cực tiểu liên tiếp, một cực đại và một cực tiểu liên tiếp cách nhau bao nhiêu?
Câu 4.Gọi M là 1 điểm trong vùng giao thoa. Viết CT hiệu đường đi nếu:
M là cực đại giao thoa.
M là cực tiểu giao thoa.
Câu 5.Gọi S1, S2 là 2 nguồn kết hợp. 
Viết cách tính số cực đại, số cực tiểu trong khoảng S1S2
Viết cách tính số cực đại, số cực tiểu trong đoạn MN nằm trong vùng giao thoa.
*Câu 42. Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động
A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian B. cùng tần số, cùng phương
C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ 
D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian
43.Giao thoa sóng là hiện tượng
A. giao thoa của hai sóng tại một điêmtrong môi trường.
B. cộng hưởng của hai sóng kết hợp truyền trong một môi trường.
C. các sóng triêt tiêu khi gặp nhau.
D. gặp nhau của hai sóng kết hợp trong không gian, trong đó có những chỗ sóng được tăng cường hoặc giảm bớt.
44.Hai nguồn sóng kết hợp A, B dao động theo phương trình Giả sử khi truyền đi biên độ sóng không đổi. Một điểm M cách A và B lần lượt là d1 và d2. Biên độ sóng tạ M là cực tiểu nếu
A. 	B. 
	C. 	D. 
45.Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn có cùng phương trình dao động đặt ở S1 , S2. Khoảng cách giữa hai điểm có biên độ dao động cực đại trên đoạn S1 S2 bằng:
A. 	B. 	C. 	D. 	
46.Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn có cùng phương trình dao động đặt ở S1 , S2. Khoảng cách giữa hai điểm có biên độ dao động cực tiểu trên đoạn S1 S2 bằng:
A. 	B. 	C. 	D. 
47.Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng:
A. hai lần bước sóng.	B. một bước sóng.
C. một nửa bước sóng.	D. một phần tư bước sóng.
48.Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
	Hiện tượng giao thoa sóng chỉ xảy ra khi hai sóng được tạo ra từ hai tâm sóng có các đặc điểm sau:
	A. Cùng tần số, cùng pha.	B. Cùng tần số, ngược pha.
	C. Cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi.	D. Cùng biên độ cùng pha.
**Câu 49.Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ 
	A. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại 	B. dao động với biên độ cực tiểu 
	C. dao động với biên độ cực đại 	D. không dao động 
Câu 50.Tại hai điểm A và B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng phương với phương trình lần lượt là uA = acoswt và uB = acos(wt +p). Biết vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng
	A.0	B.a/2	C.a	D.2a
Câu 51.Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acoswt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
	A. một số lẻ lần nửa bước sóng.	B. một số nguyên lần bước sóng.
	C. một số nguyên lần nửa bước sóng.	D. một số lẻ lần bước sóng.
***52: Hai nguồn sóng cùng biên độ cùng tần số và ngược pha. Nếu khoảng cách giữa hai nguồn là: thì số điểm đứng yên và số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn AB lần lượt là:
A. 32 và 33 B. 34 và 33 C. 33 và 32 D. 33 và 34.
53.Trên mặt nước có hai nguồn sóng nước giống nhau cách nhau AB=8(cm). Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng 1,2(cm). Số đường cực đại đi qua đoạn thẳng nối hai nguồn là:
A. 11 	 B. 12 	 C. 13 	D. 14
****54: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 10(cm) dao động theo các phương trình : và : . Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 0,5(m/s). Tính số điểm cực đại và cực tiểu trên đoạn A,B.
A.8 và 8 B.9 và 10 C.10 và 10 D.11 và 12 
Bài Sóng Dừng
Câu 1. Nêu đặc điểm của sóng tới và sóng phản xạ nếu:
Vật cản cố định
Vật cản tự do.
Cầu 2.Nêu khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp, 2 bụng liên tiếp, giữa 1 nút và 1 bụng liên tiếp?
Câu 3. Viết CT liên hệ chiều dài sợi dây và các đại lượng khác của sóng dừng với điều kiện:
2 đầu cố định
1 đầu cố định, 1 đầu tự do.
Câu 4. Nêu ứng dụng của sóng dừng?
*Câu 55: Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Khoảng cách từ một nút đến một bụng kề nó bằng
	A. hai bước sóng.	B. một nửa bước sóng.
	C. một phần tư bước sóng.	D. một bước sóng.
Câu 56: Trên một sợi dây có sóng dừng với bước sóng là . Khoảng cách giữa hai nút sóng liền kề là
A..	 B. 2.	 C. .	D. .
57.Hãy chọn câu đúng ?Sóng phản xạ
luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ khi phản xạ trên một vật cản cố định.
ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ khi phản xạ trên một vật cản tự do.
58.Sóng dừng là
Sóng không lan truyền nữa khi bị một vật cản chặn lại.
Sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong một môi trường.
Sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ.
Sóng trên một sợi dây mà hia đầu được giữ cố định.
59.Hãy chọn câu đúng ?Trong một hệ sóng dừng trên sợi dây khoảng cách giữa hai nút liên tiếp bằng
	A. một bước sóng.	 B. nửa bước sóng.	C. một phần tư bước sóng.	D. hai lần bước sóng.
60.Điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây đàn hồi chiều dài l , một đầu cố định một đầu tự do là:
A. 	B. 	C. 	D. 
**Câu 61: Trên một sợi dây có chiều dài l , hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết vận tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là 
v/l. 	B. v/2 l. 	C. 2v/ l. 	D. v/4 l
Câu 62: Một sợi dây chiều dài căng ngang, hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với n bụng sóng , tốc độ truyền sóng trên dây là v. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là
	A. 	B. .	C. .	D..
63.Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây mà hai đầu được giữ cố định thì bước sóng bằng
A.khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.	B.độ dài của dây.
C.hai lần độ dài của dây.	D.hai lần khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng.
64.Để tạomột hệ sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì độ dài của dây phải bằng
A.một số nguyên lần bước sóng.	B.một số nguyên lần nửa bước sóng.
C.một số lẻ lần nửa bước sóng.	D.một số lẻ lần bước sóng.
***Câu 65: Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có tần số f=50(Hz). Khoảng cách giữa 3 nút sóng liên tiếp là 30(cm). Vận tốc truyền sóng trên dây là: 
A.15(m/s). B.10(m/s). C.5(m/s). D.20(m/s).
Câu 66: Một dây đàn hồi AB dài 60 cm có đầu B cố định , đầu A mắc vào một nhánh âm thoa đang dao động với tần số f=50 Hz. Khi âm thoa rung, trên dây có sóng dừng với 3 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là :
 A. v=15 m/s. B. v= 28 m/s. C. v= 25 m/s. D. v=20 m/s.
Câu 67. Một sợi dây AB dài 100cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A và B, trên dây có
 A. 5 nút và 4 bụng	B. 3 nút và 2 bụng	C. 9 nút và 8 bụng	D. 7 nút và 6 bụng
****Bài 68: Một sợi dây dài l = 1,2 m có sóng dừng với 2 tần số liên tiếp là 40 Hz và 60 Hz. Xác định tốc độ truyền sóng trên dây?A. 48 m/s	B. 24 m/s	C. 32 m/s	D. 60 m/s
Câu 70: Một sợi dây căng giữa hai điểm cố định cách nhau 75cm. Người ta tạo sóng dừng trên dây. Hai tần số gần nhau nhất cùng tạo ra sóng dừng trên dây là 150Hz và 200Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây đó bằng:
A. 7,5m/s	B. 300m/s	C. 225m/s	D. 75m/s
Câu 71. Dây AB=40cm căng ngang, 2 đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B),biết BM=14cm. Tổng số bụng trên dây AB là	
A. 10	B. 8	C. 12	D. 14
Câu 74: Dây AB = 40 cm căng ngang, hai đầu cố định, khi có sóng dừng thì tại M là bụng thứ 4 (kể từ B), biết BM = 14 cm. Tổng số bụng và nút sóng trên dây AB là
A. 10.	B. 21.	C. 20.	D. 19.
Chủ đề 2. SÓNG ÂM
Câu 1. Sóng âm thuộc loại sóng gì?
Câu 2. Âm nghe được ( âm thanh) có tần số bao nhiêu?
Câu 3. Nêu các đặc trưng vật lý của âm?
Câu 4. Nêu các đặc trưng sinh lý của âm? Các đặc trưng sinh lý gắn với các đặc trưng vật lý như thế nào?
Câu 5. Thế nào là cường độ âm? Viết công thức? Nêu đơn vị các đại lượng?
Câu 6. Viết công thức mức cường độ âm tại 1 điểm M? Viết CT về sự chênh lệch mức cường độ âm giữa 2 điểm M, N?
*Câu 75.Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A. chu kì của nó tăng.	B. tần số của nó không thay đổi.
C. bước sóng của nó giảm.	D. bước sóng của nó không thay đổi.
Câu 76: Đơn vị đo cường độ âm là 
A. Oát trên mét (W/m). 	B. Ben (B). 
C. Niutơn trên mét vuông (N/m2 ). 	D. Oát trên mét vuông (W/m2 ).
Câu 77: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
	B. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
	C. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
 D. Sóng âm trong không khí là sóng ngang
Câu 78: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000 Hz	B. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz	
	C. Đơn vị của mức cường độ âm là W/m2	D. Sóng âm không truyền được trong chân không
79.Người ta có thể nghe được âm có tần số 
A. từ 16 Hz đến 20.000 Hz	 B. từ thấp đến cao. C. dưới 16 Hz.	 D. trên 20.000 Hz.
80. Chỉ ra câu sai?Âm LA cảu một cái đàn ghita và một cái kèn có thể cùng
A. tần số.	B. cường độ. C. mức cường độ.	D. đồ thị dao động.
81.Chọn phát biểu sai khi nói về âm.
A. Môi trường truyền âm có thể rắn, lỏng hoặc khí. 
B. Những vật liệu như bông, xốp, nhung truyền âm tốt hơn kim loại
C. Tốc độ truyền âm thay đổi theo nhiệt độ. 
 D. Đơn vị cường độ âm là W/m2. 
82.Cường độ âm được xác định bằng 
A.áp suất tại một điểm tronng môi trường mà sóng âm truyền qua.
B.biên độ dao động của các phần tử của môi trường (tại điểm mà sóng âm truyền qua).
C.năng lượng mà sóng âm chuyển qua trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích (đặt vuông góc với phương truyền sóng).
D.cơ năng toàn phần của một thể tích đơn vị của một môi trường tại điểm mà sóng âm truyền qua.
83.Đơn vị thông dụng của mức cường độ âm là gì ?
A. Ben.	B. Đêxiben. C. Oát trên mét vuông.	 D. Niutơn trên mét vuông.
84.Chỉ ra phát biểu sai. 
A. Dao động âm có tần số trong miền 16 Hz đến 20000 Hz.
B. Sóng siêu âm là các sóng mà tai con người không nghe thấy được.
C. Về bản chất vật lý, sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm là giống nhau, cũng không khác gì các sóng cơ học khác.
D. Sóng âm là sóng dọc.
85. Độ cao phụ thuộc vào
A. biên độ. 	B. biên độ và bước sóng. C. tần số.	 D. Cường độ và tần số.
**Câu 86.Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với vận tốc lần lượt là 330 m/s và 1452 m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ 
	A. giảm 4,4 lần 	B. giảm 4 lần 	C. tăng 4,4 lần 	D. tăng 4 lần 
Câu 87.Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là
A. âm mà tai người nghe được.	B. nhạc âm. 	C. hạ âm.	D. siêu âm.
***Câu 88.Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M. 
A. 10000 lần	 B. 1000 lần 	C. 40 lần 	D. 2 lần 
Câu 89: Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, khi cường độ âm tăng gấp 10 lần giá trị cường độ âm ban đầu thì mức cường độ âm
	A. giảm đi 10 B.	B. tăng thêm 10 B.	C. tăng thêm 10 dB.	D. giảm đi 10 dB.
Câu 90 : Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Hai điểm A, B cách nguồn âm lần lượt là r1 và r2. Biết cường độ âm tại A gấp 4 lần cường độ âm tại B. Tỉ số bằng: A. 4.	 B. .	 C. .	 D. 2.
Câu 91: Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng
	A. của sóng âm tăng còn bước sóng của sóng ánh sáng giảm.
	B. của sóng âm giảm còn bước sóng của sóng ánh sáng tăng.
	C. của sóng âm và sóng ánh sáng đều giảm.
	D. của sóng âm và sóng ánh sáng đều tăng.
Câu 92: Một nguồn âm điểm truyền sóng âm đẳng hướng vào trong không khí với tốc độ truyền âm là v. Khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên cùng hướng truyền sóng âm dao động ngược pha nhau là d. Tần số của âm là
	A. .	B. .	C. .	D. .
93.Chọn phát biểu đúng.
A. Sóng âm không thể truyền được trong các vật rắn cứng như đá thép. 
B. Vận tốc truyền âm không phụ thuộc nhiệt độ.
	C. Sóng âm truyền trong nước với vận tốc lớn hơn trong không khí.
	D. Sóng âm truyền trong nước với vận tốc lớn hơn trong chân không.
94.Khi cường độ âm tăng gấp 3 lần thì mức cường độ âm
A. tăng thêm 10lg3 (dB). B. giảm đi 10lg3 (dB). C. tăng thêm 10ln3 (dB)	 D. giảm đi 10ln3 (dB).
***Câu 95: Xét điểm M ở trong môi trường đàn hồi có sóng âm truyền qua. Mức cường độ âm tại M là L (dB). Nếu cường độ âm tại điểm M tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng
	A. 100L (dB).	B. L + 100 (dB).	C. 20L (dB).	D. L + 20 (dB).
Câu96: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là
	A. 500 Hz	B. 2000 Hz	C. 1000 Hz	D. 1500 Hz
97.Khi cường độ âm tăng 100 lần thì mức cường độ âm tăng
	A. 100dB	B. 20dB	C. 30dB	D. 40dB	
Câu 98: Hai âm có mức cường độ âm chênh lệch nhau là 40 dB. Tỉ số cường độ âm của chúng là
A. 102.	B. 4.103.	C. 4.102.	D. 104.
----------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
1.Điện tích.
Câu 1. Có mấy loại điện tích, các điện tích tương tác nhau như thế nào?
Câu 2.Nêu giá trị điện tích của electron, của proton, của notron?
Câu 3. Có các cách nhiễm điện nào? Sau khi nhiễm điện, các vật tích điện ra sao?
Câu 4.Viết công thức tính lực tương tác giữa 2 điện tích? Lực tương tác điện có quan hệ thế nào với điện tích và khoảng cách giữa chúng?
Câu 5. So sánh lực tương tác giữa 2 điện tích khi chúng đặt trong chân không và khi đặt trong môi trường có hằng số điện môi bằng 2.
Câu 6. Thế nào là ion dương? Thế nào là ion âm?
Câu 7. Thế nào là vật nhiễm điện dương? thế nào là vật nhiễm điện âm?
Câu 8. Nêu thuyết electron?
2. Điện trường.
Câu 1. Cường độ điện trường đặc trưng cho điều gì, viết công thức thể hiện điều này? Nêu nhận xét.
Câu 2. Viết CT cường độ điện trường do 1 điện tích điểm gây ra tại M.
Câu 3. Nêu đặc điểm của đường sức điện do 1 điện tích gây ra.
Câu 4. Nêu đặc điểm từ trường trong khoảng giữa 2 bản kim loại tích điện trái dấu? Viết CT quan hệ cường độ điện trường và hiệu điện thề giữa 2 bản?
Câu 5. Viết cách tính cường độ điện trường tại M trong các trường hợp:
a)----------------------M b)------M-----------
.M
c)-----------------
Câu 6. Viết CT tính công của lực điện làm di chuyển điện tích trong điện trường? Nhận xét công thức?
Câu 7. Viết CT hiệu điện thế giữa 2 điểm M, N?
Câu 8. Tụ điện:
a)Tụ điện có cấu tạo thế nào?
b)Viết công thức điện tích giữa 2 bản tụ điện?
c) Điện dung của tụ đặc trưng cho điều gì? Nêu đơn vị? 
*Câu 1. Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 0.	C. q1.q2 > 0.	D. q1.q2 < 0.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
Câu 3. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm do sự cư trú và di chuyển của êlectron. 
Câu 5. Phát biết nào sau đây là không đúng?
A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do. D. Vật cách điện có thể là môi vì chứa rất ít điện tích tự do.
Câu 6. Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường.	B. ngược chiều đường sức điện trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường.	D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Các đường sức điện song song và cách đều nhau là điện trường đều.
B. Các đường sức là các đường cong không kín. 
C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 8. Mối liên hệ giưa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là:
A. UMN = UNM.	B. UMN = - UNM.	C. UMN =.	D. UMN = .
Câu 9. Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng? 
A. UMN = VM – VN.	B. UMN = E.d	C. AMN = q.UMN	D. E = UMN.d
Câu 10. Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?
A. thanh niken. B. khối thủy ngân.	 C. thanh chì. D. thanh gỗ khô.
**Câu 11. Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong
A. chân không.	B. nước nguyên chất.	C. dầu hỏa.	D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 12. Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu.	B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.	D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
Câu 13. Cho hai bản kim loại phẳng đặt song song tích điện trái dấu, thả một êlectron không vận tốc ban đầu vào điện trường giữ hai bản kim loại trên. Bỏ qua tác dụng của trọng trường. Quỹ đạo của êlectron là: 
A. đường thẳng song song với các đường sức điện.	B. đường thẳng vuông góc với các đường sức điện.
C. một phần của đường hypebol.	D. một phần của đường parabol.
Câu 15. Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?
A. thanh niken. B. khối thủy ngân.	 C. thanh chì. D. thanh gỗ khô.
***Câu 15. Hai điện tích điểm q1 = 3 (nC) và q2 = 3 (nC),đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn F = 45.10-5 (N).	B. lực đẩy với độ lớn F = 45.10-5 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 90.10-5 (N).	D. lực đẩy với độ lớn F = 90.10-5 (N).
Câu 16. Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 25 (V/m). Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:
A. q = 8.10-6 (μC).	B. q = 12,5.10-6 (μC).	C. q = 8 (μC).	D. q = 12,5 (μC).
Câu 17. Cường độ điện 

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_tot_nghiep_thpt_mon_vat_li_lop_12_chuong_song_co.doc