Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập môn bóng rổ cho học sinh khối Lớp 12 Trường THPT Thủ Đức
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
***
Mục đích của nghiên cứu này là chọn lựa, xây dựng hệ thống các bài tập kỹ thuật chơi bóng rổ bằng cách: “trang bị cho các học sinh khối lớp 12 các bài tập, các kỹ thuật chơi bóng rổ” nhằm tiếp cận xu thế bóng rổ hiện đại, nâng cao chất lượng chuyên môn dạy và học thể dục trong đơn vị nhà trường nói chung và đơn vị Trường THPT Thủ Đức nói riêng, góp phần nâng cao thành tích học tập của học sinh và chất lượng giáo dục thể chất của học sinh trong Trường THPT Thủ Đức.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập môn bóng rổ cho học sinh khối Lớp 12 Trường THPT Thủ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC ================= NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TRONG SƯ PHẠM “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP MÔN BÓNG RỔ CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 12 TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC”. PHẠM QUỐC ĐẠT TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 LỜI CAM ĐOAN *** Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi chưa được công bố trên bất kỳ các công trình nào khác, các kết quả và số liệu sử lý trong nghiên cứu là trung thực, các số liệu trích dẫn đều rõ ràng và có nguồn gốc. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực của nghiên cứu này. Tác giả nghiên cứu Phạm Quốc Đạt LỜI CẢM ƠN *** Xin cảm ơn sự giúp đỡ của Tổ Thể Dục Trường THPT Thủ Đức; cảm ơn các em học sinh 2 khối lớp 12, (học sinh lớp 12 A6 và học sinh lớp 12A12); đã giúp tôi thu thập số liệu và lấy số liệu 1 cách khách quan, giúp cho đề tài nghiên cứu sư phạm ứng dụng này hoàn thành !. Tác giả Phạm Quốc Đạt TÓM TẮT NGHIÊN CỨU *** Mục đích của nghiên cứu này là chọn lựa, xây dựng hệ thống các bài tập kỹ thuật chơi bóng rổ bằng cách: “trang bị cho các học sinh khối lớp 12 các bài tập, các kỹ thuật chơi bóng rổ” nhằm tiếp cận xu thế bóng rổ hiện đại, nâng cao chất lượng chuyên môn dạy và học thể dục trong đơn vị nhà trường nói chung và đơn vị Trường THPT Thủ Đức nói riêng, góp phần nâng cao thành tích học tập của học sinh và chất lượng giáo dục thể chất của học sinh trong Trường THPT Thủ Đức.... MỤC LỤC *** DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI *** Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Cm (đơn vị đo) Centimet m (đơn vị đo) Mét s (đơn vị đo thời gian) Giây value (tiếng anh) Giá trị xác định test Các bài tập dùng để kiểm tra đánh giá GDTC Giáo dục thể chất GDQP&AN Giáo dục Quốc phòng và An ninh TDTT Thể dục Thể thao TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Mean (tiếng anh) Giá trị trung bình Standard Deviation (tiếng anh) Độ lệch chuẩn ĐH Đại học LVĐ Lượng vận động VĐV Vận động viên BGĐT Bộ giáo dục đào tạo GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HS Học sinh GV Giáo viên DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ/HÌNH ẢNH *** BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Biểu đồ các giá trị trung bình thành tích ban đầu giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. 30 Biểu đồ 2: Biểu đồ các giá trị tăng tiến thành so với tích ban đầu của nhóm thực nghiệm. 38 Biểu đồ 3: Biểu đồ các giá trị tăng tiến thành so với tích ban đầu của nhóm đối chứng. 39 Biểu đồ 4: Biểu đồ các giá trị tăng tiến thành tích so với ban đầu của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 41 ------------- HÌNH ẢNH Hình 1: GDTC một trong những hình thức (mặt) giáo dục cơ bản trích dẫn từ sách lí luận TDTT, NXB TDTT 2008. 7 Hình 2: Test bật xa tại chỗ (cm) 18 Hình 3:Test chạy 30m xuất phát cao (giây) 18 Hình 4: Test kiểm tra ném rổ 1 tay trên vai. 19 Hình 5: Test kiểm tra dẫn bóng và thực hiện 2 bước lên rổ. 19 Hình 6: Test kiểm tra nhận bóng xoay người 1800 ném rổ trong 30 giây. 20 Hình 7: Phương pháp toán học thống kê dự kiến sử dụng. 21 DANH MỤC CÁC BẢNG *** Bảng 1: Bảng phân phối chương trình thể dục lớp 12 theo quy định của BGD&ĐT. 8 Bảng 2: Bảng phân bổ thời gian công việc tổ chức nghiên cứu. 22 Bảng 3: Bảng thống kê cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học GDTC trong nhà trường. 25 Bảng 4: Bảng phân phối chung chương trình môn học TD trong nhà trường: 26 Bảng 5: Phân phối chương trình học môn bóng rổ. 26 Bảng 6: Diễn giải sự điều chỉnh mẫu nghiên cứu. 28 Bảng 7 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm các chỉ tiêu đánh giá. 28 Bảng 8: Bảng thống kê các bài tập môn bóng rổ. 31 Bảng 9: Bảng phân bổ kế hoạch áp dụng và giảng dạy các bài tập được chọn lựa và xây dựng. 35 Bảng 10: Kết quả kiểm tra đánh giá thành tích giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. 36 Bảng 11: Kết quả kiểm tra đánh giá sự tăng tiến và giá sự khác biệt giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. 40 MỞ ĐẦU *** Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại. TDTT giúp chúng ta có được sức khỏe tốt, từ đó, có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường hay ngoài xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Thể dục thể thao thao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp tất cả mọi người, đặc biệt đối với đối tượng học sinh, sinh viên TDTT sẽ giúp cho các em trở thành con người hoàn thiện về thể mỹ, có ích cho xã hội; Hồ chủ tịch đã dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe”. Thấm nhuần lời dạy của Người, toàn dân dân tộc Việt Nam, trong đó có lực lượng học sinh, sinh viên đang ra sức thi đua học tập, rèn luyện, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Nhận thức được tư tưởng phát triển con người toàn diện như trên của Bác, Đảng và Nhà nước ta, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những biện pháp đổi mới nội dung chương trình giáo dục thể chất nội khóa, ngoại khóa cũng như cải tiến các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể phù hợp sự phát triển của xã hội; đó là những cái chung trong xu thế phát triển và hội nhập mà Đảng và nhà nước ta đang quan tâm và cải tiến; xét về cái riêng hoạt động GDTC của đơn vị nhà Trường. Trường THPT Thủ Đức được thành lập năm 1976, trên cơ sở phát triển từ Trường Đức Minh (1959) đã có từ trước đó, đến năm 1982 theo Quyết định số 14/QĐ ngày 13/2/1982 của Bộ Giáo dục Đào tạo Trường Thủ Đức được quyết định là một trong danh sách 33 Trường THPT của Thành phố Hồ Chí Minh thời bấy giờ, ngày nay Trường THPT Thủ Đức là một trong những trường trọng điểm của Quận Thủ Đức và của cụm chuyên môn 8 gồm các trường trong 3 quận (Quận 2, Quận 9 Quận Thủ Đức). Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường luôn được ban giám hiệu quan tâm sâu sát, đặc biệt lĩnh vực GDTC là một trong những môn học có nhiều phong trào hoạt động và là môn học tạo nên bề nổi của nhà trường; Bóng rổ là một trong những môn thể thao đó; những nội dung học của môn Thể dục trong nhà trường được quy định trong chương trình học chính khóa, được thực hiện 2 tiết/tuần, môn bóng rổ cũng là một trong những chương trình học chính khóa và học tự chọn của các học sinh nhằm, mục đích là, để đa dạng hóa các hình thức dạy học cho hoạt động GDTC trong nhà trường. Góp phần củng cố duy trì và phát triển thể lực cho học sinh; Việc áp dụng giảng dạy môn học Bóng rổ hiện nay trong Trường THPT Thủ Đức đã áp dụng nhiều năm trong kế hoạch chuyên môn của nhà trường, của tổ chuyên môn, tuy nhiên nội một số nội dung giảng dạy còn nhiều hạn chế, các giáo viên trang bị các bài tập giảng dạy khác nhau chủ yếu là theo kinh nghiệm; theo chương trình của sách giáo khoa, các bài tập chuyên môn hóa sâu nâng cao kỹ thuật và kỹ năng chơi bóng của các học sinh còn nghèo nàn và hạn chế; các học sinh muốn tập phát triển nâng cao phải tự tìm hiểu các kiến thức trên các trang mạng thông tin đại chúng, hoặc phải tham gia học thêm tại các trung tâm TDTT; công tác khai thác vận dụng bài tập để nâng cao kỹ thuật và kỹ sảo vận động chưa được đồng bộ giữa các giáo viên trong nhà trường, việc khai thác các bài tập và đa dạng hóa các bài tập để nâng cao thành tích, năng lực của học sinh khi tham gia học các giờ học môn bóng rổ chưa đạt hiệu quả cao; Các tố chất kỹ thuật và thể lực trang bị cho học sinh chưa phù hợp, chưa hệ thống; Từ đó việc giảng dạy và rèn luyện thể chất của học sinh có nhiều mặt hạn chế nhất định. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống các bài tập giảng dạy môn học bóng rổ trong nhà trường mang tính hợp lý và phù hợp với thể chất của học sinh trong nhà trường là một trong những yêu cầu rất cần thiết. Từ yêu cầu thực tiễn, với sự đồng ý và nhất trí cao của tổ chuyên môn thể dục trong nhà trường, cũng như sự khuyến khích nghiên cứu sư phạm ứng dụng trong nhà trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập môn bóng rổ cho học sinh khối lớp 12 Trường THPT Thủ Đức” Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu thực trạng chương trình giảng dạy môn Bóng rổ của học sinh lớp 12 tại trường THPT Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập môn Bóng rổ cho học sinh lớp 12 Trường THPT Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng giảng dạy các bài tập Bóng rổ cho học sinh khối 12, Trường THPT Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC (thể dục) trong trường học. Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện trong trường phổ thông, trong đó, thể dục có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe, thể lực của học sinh, chuẩn bị cho người lao động tương lai, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, Thể dục ở đây là vì con người, góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, giúp học sinh giải tỏa những căng thẳng do thiếu vận động tạo nên, đồng thời phục vụ cho quá trình tiếp thu kiến thức trong học tập được tốt hơn. Nhiệm vụ cơ bản quan trọng nhất của giáo dục thể chất trong trường học là giáo dục, rèn luyện cho thế hệ học sinh có sức khỏe tốt, có lối sống lành mạnh, làm phát triển thêm những kỹ năng vận động cơ bản, giúp cho học sinh học tập đạt hiệu quả cao và chuẩn bị cho học sinh những kỹ năng sống, làm hành trang bước vào đời. Đồng thời, giáo dục thể chất trong nhà trường còn có nhiệm vụ là phát hiện và đào tạo những nhân tài thể dục thể thao cho đất nước; Thông qua giáo dục thể chất, bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, kiên cường, trung thực, thẳng thắn, ý thức tổ chức, kỹ luật, tinh thần đoàn kết, xây dựng thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và đồng thời làm cho không khí của trường, lớp thêm vui tươi, lành mạnh. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của vai trò sức khỏe con người đối với vận mệnh đất nước, cũng như đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc, Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn chú trọng đến việc tăng cường, mở rộng các hoạt động TDTT và đặc biệt là công tác giáo dục thể chất cho thanh niên. Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác ngày 27 tháng 3 năm 1946, Bác đã chỉ rõ “... Mỗi người dân khỏe mạnh tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, dân cường thì nước thịnh... Tự tôi ngày nào cũng tập” [5]. Ngày 31/3/1960, Bác Hồ tự tay viết thư gửi Hội nghị cán bộ TDTT toàn miền Bắc. Trong thư, người dạy: “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn có sức khỏe, thì thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy, chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp”. Đồng thời, Bác cũng căn dặn: “Cán bộ thể dục thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu nghiệp vụ và hăng hái công tác” nhằm phục vụ sức khỏe cho nhân dân. Về vị trí TDTT trong xã hội, Bác Hồ khẳng định “ TDTT là một công tác trong những công tác cách mạng khác” [5]. Vì vậy, việc chăm lo cho công tác giáo dục thể chất trong trường học, là một việc làm có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, nhằm chuẩn bị con người cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng, số 169/CT.TW ngày 14/12/1969, ghi rõ: “Trường phổ thông cần có các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục lên một bước, nhằm vào 3 mặt: tư tưởng đạo đức, kiến thức văn hóa và sức khỏe... tăng cường rèn luyện thân thể và công tác vệ sinh phòng bệnh trong trường học, đảm bảo từng bước giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh”. Hiến pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định tại điều 41 năm 1992 “ Nhà nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp TDTT, quy định chế độ giáo dục thể chất bắt buộc trong trường học, khuyến khích và giúp đỡ phát triển các hình thức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao” [10]. Ngày 24/3/1994, Ban bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 36/CT-TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới, đã nêu rõ: “... Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho từng trường học các cấp, tạo những điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở tất cả các trường học” [1]. Ngày 7/3/1995, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT và Giáo dục đào tạo. Về GDTC trong trường học, Chỉ thị nêu rõ: “... Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy đinh tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với công tác GDTC trong nhà trường” [3]. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã khẳng định: “... Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu... chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ 21...” Đồng thời, Đảng cũng khẳng định: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quí để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành các đoàn thể...” [3]. Để cụ thể hóa các văn bản pháp luật có tính định hướng và chỉ đạo nói trên, Bộ GD&ĐT đã ban hành: “Quy chế giáo dục thể chất trong nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân” [2], trong đó chỉ rõ: GDTC là nội dung bắt buộc đối với học sinh, sinh viên, được thực hiện trong hệ thống giáo dục quốc dân, từ mầm non đến đại học. GDTC là một bộ phận quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhiệm vụ của GDTC là hình thành ở thế hệ trẻ nếp sống lành mạnh, có tri thức, kỹ năng và phương pháp giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Ngành giáo dục đào tạo phối hợp với ngành TDTT, y tế và các ngành có liên quan, tạo điều kiện để tất cả các học sinh, sinh viên được học tập và tham gia các hoạt động TDTT, tham gia các giải thi đấu thể thao. Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số số 29-NQ/TW) “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” .v Tóm lại, qua những Chỉ thị và Nghị quyết trên cho thấy: Đảng và Nhà nước rất coi trọng việc tăng cường sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với tầng lớp học sinh, sinh viên. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của thời đại hiện nay, việc giáo dục và phát triển thể chất là một trong những biện pháp tích cực nhất góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe, cải tạo nòi giống... Đó cũng là vấn đề cốt lõi mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu, để góp phần xây dựng một đất nước “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” và phấn đấu đạt vị trí ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới trong tương lai. 1.2. Đặc điểm của giáo dục thể chất trong các nhà trường THPT ở nước ta hiện nay: 1.2.1. Giáo dục thể chất: Thuật ngữ giáo dục thể chất (GDTC), trong các nhà trường THPT gọi chung là dạy thể dục, thuật ngữ này đã có từ lâu trong ngôn ngữ của nhiều sách vở chuyên ngành Thể dục thể thao (TDTT) của nhiều nước trên thế giới; Riêng ở nước ta, do bắt nguồn từ gốc Hán - Việt nên cũng có người gọi tắt giáo dục thể chất là thể dục theo nghĩa tương đối hẹp (là chỉ việc học thể dục trong các nhà trường). Vì theo nghĩa rộng của từ Hán - Việt cũ, thể dục còn có nghĩa là TDTT. Thông thường, người ta coi giáo dục thể chất là một bộ phận của TDTT. Nhưng chính xác hơn, đó còn là một trong những hình thức hoạt động cơ bản có định hướng rõ của TDTT trong xã hội, nó có một quá trình có tổ chức để truyền thụ và tiếp thu những giá trị của TDTT trong hệ thống giáo dục - giáo dưỡng nói chung (chủ yếu trong các nhà trường). Mặt khác, phạm trù, lĩnh vực chung hơn, tập hợp lớn hơn, bao gồm cả giáo dục thể chất, lại là giáo dục theo nghĩa rộng của từ này. Cũng như các hình thức giáo dục khác, thì giáo dục thể chất theo đặc trưng chung, cũng là một quá trình giáo dục với đầy đủ những dấu hiệu chung của nó (vai trò chủ đạo của nhà giáo dục trong quá trình dạy học, tổ chức hoạt động theo những nguyên tắc sư phạm...) Nhưng đặc trưng cơ bản, chuyên biệt thứ nhất của giáo dục thể chất là dạy học vận động (qua các động tác). Nói rõ và đầy đủ hơn, đó là truyền thụ và tiếp thu có hệ thống những cách thức điều khiển hợp lý sự vận động của con người qua đó sẽ hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản cần thiết và những hiểu biết có liên quan (hình). Hình 1: GDTC một trong những hình thức (mặt) giáo dục cơ bản trích dẫn từ sách lí luận TDTT, NXB TDTT 2008. Đặc trưng cơ bản tiếp theo của giáo dục thể chất là sự tác động có chủ đích đến sự phát triển theo định hướng các tố chất thể lực nhằm nâng cao sức lực vận động của con người. Việc dạy học động tác và phát triển các tố chất vận động có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau thậm chí có thể “chuyển” lẫn nhau. Nhưng chúng không bao giờ đồng nhất và quan hệ có khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và giáo dục thể chất khác nhau; Trong những buổi tập, thời đoạn khác nhau, nhiệm vụ giáo dưỡng thể chất (dạy kỹ thuật chẳng hạn) hoặc phát triển tố chất vận động nào đó lại là chính.Thấu hiểu và vận dụng thành thạo theo những đặc trưng, mối quan hệ trên là một trong những yêu cầu hàng đầu với các nhà sư phạm TDTT. Như vậy, giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (chủ yếu các động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người. Quan niệm như thế, chúng ta có thể coi phát triển thể chất là một phần hệ quả của giáo dục thể chất. Quá trình phát triển thể chất có thể chỉ là do bẩm sinh tựn hiên (sự phát triển thể chất tựn hiên của học sinh khi đang trong giai đoạn phát triển) hoặc còn có thêm tác động có chủ đích, hợp lý của giáo dục thể chất đem lại. 1.2.2. Chuẩn bị thể lực: Thuật ngữ" Chuẩn bị thể lực" hay bồi dưỡng nâng cao thể lực (bao gồm các tố chất chuên môn của TDTT như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự khéo léo) thực ra cũng tương tự với thuật ngữ giáo dục thể chất. Nhưng khi dùng thuật ngữ này, người ta chủ yếu muốn nhấn mạnh tới phương hướng, mục đích chuẩn bị thể lực thực dụng cho lao động hoặc hoạt động cụ thể nào đó trong thực tế đòi hỏi một trình độ chuyên môn chuẩn bị thểlực đáp ứng cụ thể hơn. Chuẩn bị thể lực chung là một quá trình giáo dục thể chất không chuyên môn hoá hoặc chuyên môn hoá tương đối ít, nhằm tạo những tiền đề chung rộng rãi về thể lực là chính để có thể đạt kết quả tốt trong một hoạt động (hoặc một số hoạt động) nào đó. Chuẩn bị thể lực chuyên môn lại chỉ nhằm phục vụ cho yêu cầu chuyên biệt hẹp theo từng nghề, môn thể thao, thậm chí động tác (kỹ thuật) trong từng tình huống cụ thể, thường được đặt trên nền và sau chuẩn bị thể lực chung; thể lực thường được hiểu là những tố chất vận động được phát huy ở mức cao độ, thường được thể hiện trong các năng lực hoạt động trong các lĩnh vực TDTT cụ thể. 1.2.3. Phân phối chương trình và kế hoạch giảng dạy giáo dục thể chất hện nay: Đối với chương trình GDTC cấp trung học phổ thông nói chung và GDTC khối lớp 12 nói riêng; một năm học các em có 70 tiết học Thể dục; trong đó 50 tiết là các môn thể dục bắt buộc với 6 môn GDTC cơ bản (Lý thuyết về TDTT, Thể dục nhịp điệu, Cầu lông, Nhảy cao, Chạy ngắn, Đá cầu lưới); 20 tiết còn lại là các môn Thể dục tự chọn (Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền, Bơi lội, Đẩy tạ...) các em được chọn lựa học tập để phát triển năng lực vận động và tố chất của mình (bảng thống kê nội dung giảng dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT (bảng....2): Bảng 1: Bảng phân phối chương trình thể dục lớp 12 theo quy định của BGD&ĐT. STT NỘI DUNG Chính khóa Thể dục tự chọn Lý thuyết. 2 Thể dục nhịp điệu. 8 Đá cầu lưới. 8 Cầu lông. 8 Nhảy cao. 8 Chạy ngắn 30m, 40m, 60m. 8 Bóng rổ; Bóng Đá; Bóng chuyền; Bơi lội; Võ. v.v . 16 Ôn tập, kiểm tra học kì 1 và 2; Kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực. 8 4 CỘNG 50 tiết 20 tiết 70 tiết Có thể nhận thấy: Nội dung học tập chính khóa và nội dung học tự chọn môn giáo dục thể chất rất phong phú; song thời gian học 2 tiết thể dục/1 tuần lại quá ít, do đó muốn đạt hiệu quả cao, cần phải phối hợp tốt các hình thức GDTC với nhau, đặc biệt cần có nhiều biện pháp hiệu quả GDTC ngoại khóa để nâng cao sức khỏe cho học sinh. Ở nước ta hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông về giáo dục thể chất tổng thể đã được chuẩn bị và triển khai từ ngay sau Đại hội Đảng lần thứ XI (năm 2011), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tiếp theo là Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trong đó, giáo dục thể chất là một trong trong 8 năng lực chủ yếu, có tầm quan trọng đặc biệt góp phần phát triển toàn diện cho học sinh. 1.3. Giáo dục thể chất trong các nhà trường THPT ở một số nước trên thế giới hiện nay: 1.3.1. Xu thế chung về GDTC của một số nước trên thế giới. Bên cạnh sự khác biệt do truyền thống lịch sử và do cơ cấu quản lý Nhà nước và xã hội, chương trình giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học ở nhiều nước có những yếu tố cấu trúc và tổ chức tương tự. Nội dung chương trình thường bao gồm: Các bài tập phát triển chung, các môn bóng, trò chơi vận động, bơi... Gần đây các bài tập thể dục và nhảy múa cũng được phổ biến. Thi đấu thể thao được các nhà khoa học được coi là một trong yếu tố quan trọng của hệ thống giáo dục thể chất. Số giờ học thể dục ở mỗi nước khác nhau, nói chung quy định khoảng 3-4 giờ/tuần. Nhưng trong một số trường hợp, giáo viên có thể tự quy định số giờ học và thời gian mỗi buổi học. Điểm nổi bật là các nguyên tắc và phương pháp được vận dụng từ lý thuyết tập luyện TDTT. Tập luyện vòng tròn là một trong các phương pháp chủ yếu được vận dụng. Việc luân phiên kết hợp giữa tập luyện, nghỉ ngơi, cường độ và tính xúc cảm trong tập luyện được chú trọng. Việc GDTC của các nước rất coi trọng việc kiểm ra và đánh giá sức khỏe và kết quả học tập môn TD của học sinh, sinh viên. Trong hệ thống kiểm tra, vai trò quyết định không phải là các chỉ tiêu tuyệt đối mà là nhịp điệu tăng trưởng trình độ phát triển các tố chất vận động. Xu hướng dạy học GDTC đạt được các nhu cầu sau: Có tác dụng khuyến khích học sinh tập luyện để tự hoàn thiện. Theo dõi được hiệu quả của chương trình và phương pháp giảng dạy, từ đó điều chỉnh và hợp lý hóa phù hợp với thực tế của từng đối tượng học sinh ở các vùng khác nhau. Đánh giá được hiệu quả làm việc của giáo viên TD, phát huy tính chủ động và sáng tạo của học trong quá trình giảng dạy. Góp phần thống kê, theo dõi tình hình phát triển thể lực của học sinh ở quy mô tỉnh, thành phố, khu vực trong quá trình giảng dạy. 1.3.2. GDTC của một số nước trên thế giới [11]. Theo tạp chí Giáo dục thể chất và Thể dục thể thao số 30, in vào tháng 10 năm 2013 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch, trong mục thông tin tổng hợp với tiêu đề; các chương trình chính sách phát triển thể dục của một số quốc gia trên thế giới đã đề cập như sau: Trong hệ thống giáo dục phổ thông của phần lớn các quốc gia (89% trường tiểu học và Trung học cơ sở, 87% trường trung học), giáo dục thể chất là môn học bắt buộc trong chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục. Cùng với những quốc gia không yêu cầu bắt buộc học GDTC nhưng khuyến khích tham gia, con số này tăng lên đến 95% (tại khu vực châu Âu, áp dụng cho tất cả các nước). Việc tham gia học GDTC ở các trường học cũng khác nhau giữa các khu vực và các nước phụ thuộc vào lứa tuổi và từng giai đoạn học tại trường. Giáo dục thể chất ở Liên Xô (trước đây) [11]. Giáo dục thể chất trong trường đại học được thực hiện theo “chương trình phức hợp về giáo dục thể chất” Nhiệm vụ chủ yếu của chương trình: Giảng dạy những kỹ năng, kỹ xảo vận động quan trọng cuộc sống và ứng dụng chúng trong thực tiễn. Tăng cường sức khỏe, phát triển các tố chất thể lực chủ yếu. Trang bị những kiến thức về vệ sinh TDTT, y học TDTT, xã hội học TDTT... với mục đích nâng cao ý thức gìn giữ và chăm sóc sức khỏe sẵn sàng lao động, bảo vệ tổ chức, góp phần hình thành phẩm chất đạo đức lối sống, niềm tin, hình thành thói quen rèn luyện thân thể hằng ngày. Giáo dục thể chất ở Hoa Kỳ (Nước Mỹ) [11]. Tổ chức chỉ đạo giáo dục thể chất: Ở Hoa Kỳ, không có cơ quan chuyên trách TDTT tập trung. Các hoạt động TDTT đều do các tổ chức quần chúng điều khiển, dựa trên những khuyến nghị của nhà nước, như Hiệp hội Giáo dục quốc gia (NAE), Hiệp hội Thanh tra và hoàn thiện chương trình, Liên đoàn sức khỏe, giáo dục thể chất, nghỉ ngơi tích cực và múa, Hội đồng GDTC và thể thao trực thuộc Phủ Tổng thống, Hội đồng quốc gia về tập luyện thể thao tự nguyện và Hiệp hội TDTT các Bang. Các tổ chức đều có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, như soạn thảo chương trình, soạn thảo các trắc nghiệm đánh giá trình độ phát triển thể lực của học sinh, tổ chức, điều hòa các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT, xác định và đề xuất khen thưởng... Nội dung giáo dục thể chất: Ở Hoa Kỳ, không có chương trỉnh GDTC thống nhất, các Bang, các trường học được tự do xác định nội dung GDTC cho phù hôp với điều kiện thực tế và dựa trê những đặc điểm chung mà các Hiệp hội soạn thảo như: Đánh giá kỹ năng và kỹ xảo, các kiến thức cần thiết, các quan niệm cần hiểu, các thái độ cần hình thành, cũng như hệ thống các giá trị cần đạt được của người tham gia GDTC. Giáo dục thể chất ở Trung Quốc [11]. Mục tiêu tổng quát : Đẩy mạnh tập luyện thể thao, phát huy những học sinh có năng khiếu trong thể thao hướng đến mục tiêu thể thao đỉnh cao. Thông qua việc tập luyện thể thao, học sinh sẽ giành được những kinh nghiệm thú vị khi phát triển các kỹ năng thể thao; khuyến khích tập luyện, bồi dưỡng thái độ công bằng, hợp tác và trách nhiệm; nuôi dưỡng quan điểm tham gia thể thao suốt đời.Khởi đầu, các chương trình giảng dạy giáo dục thể chất trong các trường học ở Trung Quốc đã rập khuôn theo mô hình của Liên Xô (cũ) và sau chiến tranh Thế giới lần thứ 2, các định hướng giáo dục thể chất trong các trường học ở Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng tác động của Mỹ. Nhìn vào các giai đoạn phát triển của giáo dục thể chất có thể thấy sự phát triển ở Trung Quốc có nhiều thăng trầm hơn so với Nhật Bản do ảnh hưởng tác động của các yếu tố chính trị. Giáo dục thể chất ở Nhật Bản [11]. Theo quan niệm của người Nhật, một sức khỏe tốt sẽ là điều kiện tiên quyết để phát triển tất cả những phương diện khác của học sinh, đồng thời rèn luyện tinh thần đồng đội, tính kỷ luật, sức chịu đựng, sự kiên trì, lòng tự tin và quan trọng là có sức khỏe thể chất cũng như tinh thần tốt. Ở cấp tiểu học, học sinh Nhật Bản sẽ có 3 tiết thể dục mỗi tuần, bằng 60% thời lượng các môn học như Toán và quốc ngữ. Từ cấp 2 trở đi, những em có sở thích và năng khiếu có thể tham dự các câu lạc bộ thể thao ngoại khóa như bóng đá, bóng chày do trường tổ chức. Thể dục, thể thao là phần quan trọng trong nền tảng giáo dục con người mang tính toàn diện ở Nhật Bản. Cứ 10 năm một lần, Bộ Giáo dục nước này lại phát hành tài liệu hướng dẫn hết sức chi tiết đối với tiết thể dục, trong đó có các thông số cụ thể như lực nắm tay, nhảy xa, nhảy cao cần phải đạt được ở mỗi lứa tuổi và yêu cầu các trường phấn đấu thực hiện các mục tiêu trên. Để giáo dục thể chất hiệu quả, Bộ Giáo dục Nhật Bản thường xuyên tiến hành khảo sát và thảo luận về việc cải thiện, sửa đổi hình thức giảng dạy nhằm tạo không khí vui vẻ cho các em. Theo khảo sát, có 84,9% trường học Nhật Bản thành công trong việc xây dựng không khí học tập tích cực, vui vẻ. Những nỗ lực này đã góp phần thúc đẩy các em học thể dục, chơi thể thao, qua đó cải thiện thể chất và đem lại nền tảng sức khỏe tốt. Ở Nhật Bản người ta đã yêu cầu các trường phổ thông trung học nhất thiết phải thiết lập các câu lạc bộ thể thao, điều đã được đưa vào trong chương trình học tập của nhà trường Hoạt động của các câu lạc bộ như Bóng đá, Bóng chày, Bóng rổ, Bóng chuyền, Bơi lội và các môn thể thao khác sẽ bổ sung và mở rộng nội dung giảng dạy của các chương trình giáo dục thể chất. Các trường phổ thông trung học ở Nhật Bản trung bình có gần 100 giờ giáo dục thể chất, nhiều hơn so với rất nhiều các trường phổ thông trung học ở khu vực châu Á. - Tiểu kết: Như vậy có thể nói giáo dục thể chất trường học là một trong những môn học được đánh giá là quan trong trong hệ thống giá dục của quốc dân Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung; nó góp phần hoàn thiện con người về nhân cách, góp phần cải tạo nòi giống của một quốc gia dân tộc; 1.4. Bóng rổ và đặc điểm giảng dạy, huấn luyện môn bóng rổ cho học sinh. Bóng rổ là một thể thao tập thể, mang tính đối kháng trực tiếp. Trận đấu được tổ chức giữa 2 đội trên sân có kích thước 28m x 15m, mỗi đội có 5 cầu thủ trên sân, các VĐV được thay đổi ra vào sân không hạn chế số lần. Mục đích thi đấu của bóng rổ là hạn chế tối đa phương ném rổ và mình và cố gắng đưa bóng vào rổ của đội bạn càng nhiều càng tốt. Trận thi đấu của bóng rổ gồm 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút (không tính thời gian bóng chết). Thời gian nghỉ giữa hiệp 1-2 và giữa hiệp 3-4 là 2 phút, giữa 2-3 là 15 phút. Mỗi đội được quyền hội ý 2 lần (1 phút/lần) trong hiệp 1-2; 3 lần trong hiệp 3-4 và 1 lần trong hiệp phụ (mỗi hiệp kéo dài trong 5 phút). Hoạt động bóng rổ thi đấu
Tài liệu đính kèm:
- nghien_cuu_xay_dung_he_thong_bai_tap_mon_bong_ro_cho_hoc_sin.docx