Kiến thức môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Polime-Vật liệu Polime

Kiến thức môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Polime-Vật liệu Polime

- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Gọi tên: poli+ tên monome

VD: poli etilen

 -CH2-CH2- : mắt xích

 n: hệ số polime hoá

 polime trùng hợp

- Phân loại: polime tổng hợp polime trùng ngưng.

 polime bán tổng hợp, như xenlulozơ trinitrat, tơ visco,.

 polime thiên nhiên, như cao su, xenlulozơ,.

- Cấu trúc: Mạch có nhánh, như amilozơ

 Mạch không nhánh, như amilopectin, glicogen

 

doc 3 trang phuongtran 4200
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức môn Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Polime-Vật liệu Polime", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: POLIME – VẬT LIỆU POLIME
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. POLIME
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
- Gọi tên: poli+ tên monome
VD: poli etilen
 -CH2-CH2- : mắt xích
 n: hệ số polime hoá
 polime trùng hợp
- Phân loại: polime tổng hợp polime trùng ngưng.
 polime bán tổng hợp, như xenlulozơ trinitrat, tơ visco,...
 polime thiên nhiên, như cao su, xenlulozơ,... 
- Cấu trúc: Mạch có nhánh, như amilozơ
 Mạch không nhánh, như amilopectin, glicogen
 Mạch không gian, như cao su lưu hoá, nhựa bakelit
Phương pháp điều chế: 
 +) Phản ứng trùng hợp: Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).
 +) Phản ứng trùng ngưng: Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác.
II. VẬT LIỆU POLIME
1. Chất dẻo
- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. 
- Một số polime dùng làm chất dẻo: Polietilen (PE), Poli(vinyl clorua), (PVC),Poli(metyl metacrylat), Poli(phenol-fomanđehit) (PPF).
2. Tơ 
- Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
- Đặc điểm: polime có mạch không phân nhánh, sắp xếp song song với nhau; tương đối rắn; tương đối bền với nhiệt và các dung môi thông thường; mềm, dai, không độc, có khả năng nhuộm màu.
- Phân loại: Gồm 2 loại là tơ thiên nhiên và tơ hoá học.
 +) Tơ thiên nhiên: Có sẵn trong thiên nhiên, VD bông, len, tơ tằm, ..
 +) Tơ hoá học: Chế tạo bằng phương pháp hoá học, bao gồm:
Tơ tổng hợp (chế tạo từ các monome tổng hợp), VD tơ poliamit, tơ vinylic
Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo: Xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng phương pháp hoá học. VD Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat.
 - Một số loại tơ tổng hợp thường gặp 
 + Tơ poliamit (có nhiều nhóm amit –CO–NH–) 
+ Tơ polieste (có nhiều nhóm este)
+Tơ vinylic (có nhiều nhóm polivinyl) 
3. Cao su 
- Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
- Phân loại: Có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
 +) Cao su thiên nhiên: Là polime của isopren
+) Cao su tổng hợp: 
- Cao su buna
- Cao su buna –S có tính đàn hồi cao 
- Cao su buna – N có tính chống dầu tốt 

Tài liệu đính kèm:

  • dockien_thuc_mon_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_polime_vat_lieu_polim.doc