Giáo án Vật lý Lớp 12 - Tiết 5: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm dao động tắt dần, dao động duy trì và dao động cưỡng bức.
- Nắm được nguyên nhân và quá trình tắt.
- Nắm được hiện tượng cộng hưởng.
- Phân biệt được dao động duy trì và dao động cưỡng bức.
- Vẽ và giải thích được đường cong cộng hưởng.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng được các kiến thức trong bài để làm các bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan.
3. Thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Một số ví dụ về dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng.
2. Học sinh:
- Ôn lại bài cũ.
- Chuẩn bị các kiến thức liên quan đến bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5phút):
Câu hỏi:
- Khi dao động nhỏ (sinα≈α (rad)), con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì như thế nào?
- Nêu biểu thức tính động năng, thế năng và cơ năng của con lắc đơn?
3. Bài mới
* Đặt vấn đề (2 phút):
- Tại sao ô tô, xe máy lại cần có thiết bị giảm xóc?
- Tại sao một đoàn quân bước qua cây cầu có thể làm sập cầu?
- Tại sao giọng hát cao và khỏe của nam ca sĩ người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô lại có thể làm vỡ chiếc cốc thủy tinh để gần?
Ngày soạn: 19/09/2020 Ngày giảng: TIẾT 5 – BÀI 4. DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC Lớp 12A5 12A3 12A1 12A4 Ngày dạy / /2020 / /2020 / /2020 / /2020 Sĩ số / / / / I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm dao động tắt dần, dao động duy trì và dao động cưỡng bức. - Nắm được nguyên nhân và quá trình tắt. - Nắm được hiện tượng cộng hưởng. - Phân biệt được dao động duy trì và dao động cưỡng bức. - Vẽ và giải thích được đường cong cộng hưởng. 2. Về kĩ năng - Vận dụng được các kiến thức trong bài để làm các bài tập và giải thích các hiện tượng liên quan. 3. Thái độ - Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Một số ví dụ về dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng. 2. Học sinh: - Ôn lại bài cũ. - Chuẩn bị các kiến thức liên quan đến bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5phút): Câu hỏi: - Khi dao động nhỏ (sinα≈α (rad)), con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì như thế nào? - Nêu biểu thức tính động năng, thế năng và cơ năng của con lắc đơn? 3. Bài mới * Đặt vấn đề (2 phút): - Tại sao ô tô, xe máy lại cần có thiết bị giảm xóc? - Tại sao một đoàn quân bước qua cây cầu có thể làm sập cầu? - Tại sao giọng hát cao và khỏe của nam ca sĩ người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô lại có thể làm vỡ chiếc cốc thủy tinh để gần? Hoạt động 1: Dao động tắt dần, dao động duy trì (11 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung - Nêu ví dụ với con lắc đơn cho HS dự đoán kết quả chuyển động, nhận xét về biên độ dao động của con lắc đơn. - Từ ví dụ dẫn dắt ra khái niệm dao động tắt dần. - Nhận xét. - Yêu cầu HS giải thích tại sao dao động lại tắt dần. - Nhận xét - Giới thiệu ứng dụng của dao động tắt dần. - Yêu cầu HS nêu những ứng dụng mà HS biết. - Nhận xét. - Yêu cầu HS đọc SGK-19 và cho biết muốn dao động duy trì phải làm như thế nào? - Nhận xét và hình thành khái niệm dao động duy trì cho HS. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về dao động duy trì. - Nhận xét. - Dự đoán kết quả và nhận xét. - Đưa ra khái niệm dao động tắt dần. - Lắng nghe và ghi nhận. - Giải thích. - Lắng nghe và ghi nhận. - Lắng nghe và ghi nhận. - Nêu ứng dụng của dao động tắt dần. - Lắng nghe. - Đọc SGK và trả lời. - Lắng nghe và ghi nhận. - Nêu ví dụ về dao động duy trì. I. Dao động tắt dần 1. Thế nào là dao động tắt dần? Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian được gọi là dao động tắt dần. 2. Giải thích Trong dao động của con lắc thì ma sát làm mất đi một phần năng lượng của dao động làm cho biên độ giảm dần. 3. Ứng dụng Dao động tắt dần được ứng dụng trong các thiết bị đóng cửa tự động, giảm xóc ô tô, mô tô. . . II. Dao động duy trì Dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ không đổi mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng gọi là dao động duy trì. Hoạt động 2: Dao động cưỡng bức (10 phút) - Giới thiệu dao động cưỡng bức. - Yêu cầu HS tìm ví dụ về dao động cưỡng bức. - Nhận xét. - Yêu cầu HS đọc SGK-19 và nhận xét về đặc điểm của dao động cưỡng bức. - Lắng nghe và ghi nhận. - Nêu ví dụ về dao động cưỡng bức. - Lắng nghe và ghi nhận. - Đọc SGK-19 và nêu đặc điểm của dao động cưỡng bức. III. Dao động cưỡng bức 1. Thế nào là dao động cưỡng bức? Dao động chịu tác dụng của một một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn gọi là dao động cưỡng bức. 2.Ví dụ 3. Đặc điểm - Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi, tần số bằng tần số lực cưỡng bức. Hoạt động 3: Hiện tượng cộng hưởng (10 phút) - Nêu một vài hiện tượng cộng hưởng trên thực tế. - Hình thành khái niệm cộng hưởng. - Tìm điều kiện cộng hưởng? - Nhận xét. - Yêu cầu HS đọc SGK và giải thích. - Yêu cầu HS tìm tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng theo hai mặt: + Có lợi + Có hại - Kết luận - Lắng nghe và ghi nhận. - Trả lời. - Lắng nghe và ghi nhận. - Đọc SGK và trả lời. - Nêu tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng. IV. Hiện tượng cộng hưởng 1. Định nghĩa Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng. * Điều kiện cộng hưởng: f = f0 2. Giải thích Khi f = f0 thì năng lượng được cung cấp một cách nhịp nhàng biên độ tăng dần lên. Biên độ cực đại khi tốc độ cung cấp năng lượng bằng tốc độ tiêu hao năng lượng 3. Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng IV. CỦNG CỐ VÀ BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Củng cố (5 phút): Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu? A. 3% B. 9% C. 4,5% D. 6% Giải: Ta có: Năng lượng trong một dao động toàn phần (một chu kì): W1=12kA2 Sau mỗi chu kì biên độ giảm 3%, nên năng lượng toàn phần sau mỗi chu kì: W2=12k1-0,03A2=12k(0,97A)2 Vậy năng lượng bị mất trong một dao động toàn phần là: ∆WW1=W1-W2W1=12kA2(1-0,972)12kA2≈0,06=6% Chọn: D 2. Bài tập về nhà (1 phút): - Làm tất cả các bài tập trong SGK-21 - Chuẩn bị bài 5 V. RÚT KINH NGHIỆM ... ... .. ... .. ... .. ... .. ......
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_12_tiet_5_dao_dong_tat_dan_dao_dong_cuong.docx