Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 37 đến 48 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 37 đến 48 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học

Sau bài học, học sinh đạt đ¬ược

1. Kiến thức

Tình hình và nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Gi-ne-vo 1954.

Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam từ 1954-1965

Miền Nam chiến đấu chống lại các chiến lược lược chiến tranh của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai từ 1954-1965.

2. Năng lực

 Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phân tích, nhận định và đánh giá tình hình nước ta sau Hiệp đinh Gio-ne-vo 1954.

3. Phẩm chất

 Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc,truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên:

SGK, SGV, giáo trình Lịch sử Việt Nam tập III

Tranh ảnh có liên quan đến bài học, phim tư liệu về phong trào Đồng khởi, Ấp chiến lược, cuộc đấu tranh tại các đô thị Sài Gòn.

Phiếu học tập, máy tính có kết nối với máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh

SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài học ở nhà.

Sưu tầm tư liệu về Ngô Đình Diệm, phong trào Đồng khởi, cải cách ruộng đất.

 

docx 32 trang hoaivy21 4490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 37 đến 48 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
Ngày soạn: 20/01/2021
Ngày giảng:
CHƯƠNG IV VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Tiết 37, 38 - Bài 21: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN MIỀN NAM (1954 - 1965)
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh đạt được
1. Kiến thức
Tình hình và nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Gi-ne-vo 1954.
Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam từ 1954-1965
Miền Nam chiến đấu chống lại các chiến lược lược chiến tranh của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai từ 1954-1965.
2. Năng lực
	Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phân tích, nhận định và đánh giá tình hình nước ta sau Hiệp đinh Gio-ne-vo 1954..
3. Phẩm chất
	Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc,truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
SGK, SGV, giáo trình Lịch sử Việt Nam tập III
Tranh ảnh có liên quan đến bài học, phim tư liệu về phong trào Đồng khởi, Ấp chiến lược, cuộc đấu tranh tại các đô thị Sài Gòn.
Phiếu học tập, máy tính có kết nối với máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài học ở nhà.
Sưu tầm tư liệu về Ngô Đình Diệm, phong trào Đồng khởi, cải cách ruộng đất...
III. Tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 1. Mục tiêu
Đây là bài học đầu tiên của Chương IV, giáo viên cung cấp cho học sinh đoạn trong phim tư liệu " Cuộc chiến tranh 1000 ngày", học sinh nhớ lại một giai đoạn lịch sử anh hùng của dân tộc: Kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đồng thời kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở nội dung của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 2. Phương thức 
Giáo viên cung cấp cho học sinh đoạn phim tư liệu " Cuộc chiến tranh 1000 ngày" (trong thời gian 5 phút).
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
1. Đoạn phim tư liệu phản ánh giai đoạn nào của lịch sử dân tộc?
2. Nêu những điều em đã biết và muốn biết về giai đoạn lịch sử đó?
Học sinh hoạt động cá nhân trong khoảng 2 phút. Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm.
3. Gợi ý sản phẩm
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954-1975.
- Những điều cần biết:
+ Vì sao Mĩ can thiệp vào Việt Nam.
+ Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gi-ne-vo
+ Những thắng lợi của nhân dân hai miền Nam- Bắc.
Giáo viên lựa chọn 1 sản phẩm để kết nối bài học.
 	PV: Chỉ ra điểm hạn chế của Hiệp định Gionevo?
=> Học sinh suy nghĩ trả lời.
Hạn chế:
+ Hiệp định không phản ánh hết thắng lợi của ta trên chiến trường, vùng giải phóng bị thu hẹp
+ Thời gian chia cắt tại Việt Nam dài
 + mĩ không kí hiệp định.
Giáo viên thuyết trình: Theo qui định của Hiệp định Gionevo, Việt Nam tạm chia cắt thành 2 miền lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến, thời gian là 300 ngày. Nhưng trên thực tế liệu sau 300 ngày sau đắt nước ta có được thống nhất hay không? Trong thời gian đó các thế lực phản động sẽ là gì để chống phá cách mạng nước ta? Cách mạng nước ta sẽ tiếp tục diễn ra như thế nào? Những nội dung đó sẽ được là sáng tỏ trong bài 21.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gionevo năm 1954.
1. Mục tiêu
Đặc điểm nổi bật của nước ta sau Hiệp đinh Gionevo năm 1954
Nét độc đáo của cách mạng nước ta sau Hiệp định Gionevo năm 1954.
2. Phương pháp
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I, sgk trang 157,158 và thảo luận
1. Quá trình các bên thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đã tác động như thế nào đến tình hình nước ta.
2. Nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gio-ne-vo 1954.
Học sinh hoạt động cá nhân, sau đó giáo viên yêu cầu 1 học sinh trình bày sản phẩm, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung.
3. Gợi ý sản phẩm
-Tại miền Bắc. Sau Hiệp định Gionevo, ta nghiêm chỉnh chấp hành những điều khoản của hiệp định:
+ Thực hiện việc chuyển quân, tập kết chuyển giao khu vực
+Ngày 10/10/1954, bộ đội ta tiếp quản thủ đô Hà Nội.
+ Ngày 1/1/1955, Hồ Chí minh, Trung ương Đảng về Hà Nội.
+ Ngày 16/5/1955, toán lính cuối cùng của Pháp rút khỏi miền Bắc.
-Tại miền Nam:
+ Giữa T5/1956 Pháp rút khỏi miền Nam rũ bỏ trách nhiệm của một bên thi hành hiệp định Giơnevo.
+ Mĩ dựng lên chính quyền tay sai do Ngô Đình Diệm cầm đầu....
 => Điểm nổi bật của tình hình nước ta sau Hiệp định Gionevo năm 1954 đất nước bị chia cắt thành 2 miền với hai chế độ khác nhau: 
-Nhiệm vụ cách mạng của nước ta sau Hiệp định Gionevo:
+ Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc là hậu phương lớn của cách mạng cả nước.
+ Miền Nam thực hiện nhiệm vu cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân, miền Nam là tiền tuyến.
+ Cả nước thực hiện nhiệm vụ cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân - Kháng chiến chống mĩ cứu nước.
+ Mối quan hệ của cách mạng hai miền là hậu phương và tiền tuyến.
=> Nét độc đáo của các mạng nước ta là một Đảng thống nhất lãnh đạo một nước tạm thời chia cắt thành 2 miền thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ cách mạng khác nhau.
HOẠT ĐỘNG 2. Cách mạng hai miền Nam- Bắc 1954 -1960.
1. Mục tiêu
Tình hình miền Bắc sau Hiệp định Gionevo và quá trình hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế.
Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ- Diệm tiến tới Đồng khởi.
2. Phương thức
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk mục II trang 158,159 thảo luận:
1. Những khó khăn và nhiệm vụ của miền Bắc sau Hiệp định Gio-ne-vo 1954.
2. Tại sao hoàn thành cải cách ruộng đất là vấn đề trọng tâm của miền Bắc
Học sinh thảo luận theo từng cặp đôi.
Học sinh tiến hành các hoạt động thảo luận, giáo viên yêu cầu 2 cặp, nhóm trình bày sản phẩm của mình, các cặp, nhóm lắng nghe và bổ sung.
3. Gợi ý sản phẩm
* Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất.
- Sau Hiệp định Giơnevo miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, gặp nhiều khó khăn:
+ Kinh tế lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá.
+ Phần lớn ruộng đất nằm trong tay địa chủ
- Nhiệm vụ : Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất. 
- Trọng tâm là hoàn thành cải cách ruộng đất.
+ Đảng và Chính phủ quyết định “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”. 
+ Trong hai năm 1954-1956, tiến hành 6 đợt giảm tô, 4 đợt cải cách ruộng đất tại 22 tỉnh đồng bằng và trung du
+ Kết quả chung đã tịch thu, trưng thu, trưng mua được 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ lao động từ địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân miền Bắc.
+ Ý nghĩa: Xóa bỏ vĩnh viễn chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ. Khẩu hiệu người cày có ruộng thành hiện thực. Khối liên minh công –nông được tăng cường.
* Miền Nam đấu tranh chống chế độ mĩ- Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng tiến tới « Đồng khởi ».
- Nguyên nhân
+ Từ năm 1957-1959, chính quyền Sài Gòn đã thực hiện chính sách tố cộng- diệt cộng gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Yêu cầu đặt ra cần có phương pháp đấu tranh quyết liệt hơn.
+ T1/1959, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã họp, quyết định để miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền mĩ- Diệm.
+ Bản thân các lực lượng các mạng miền Nam có bước phát triển.
-Diễn biến:
+ T2-T8/1959, diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa như Bắc Ái, Trà Bồng, Vĩnh Thạch. 
+ 17/1/1960, nhân dân 3 xã điểm: Định Thủy, Bình Khánh, Phước Hiệp (mỏ Cày- Bến Tre) đồng loạt khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Từ Bến Tre, phong trào đấu tranh lan rộng ra khắp miền Nam các tỉnh Nam Trung bộ.
-Kết quả:
+ Đồng khởi đã phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch tại các thôn, xã trên toàn miền Nam.
+ Từ trong không khí Đồng khởi mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được thành lập.
-Ý nghĩa:
+ Đồng khởi đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
+ Đồng khởi đã giáng một đòn nặng nề vào Chính quyền Sài Gòn.
HOẠT ĐỘNG 3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III và sự phát triển của cách mạng hai miền Nam- Bắc 1961 -1965.
1. Mục tiêu
Nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần III .
Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
Miền Nam đấu tranh chống chiến lược " Chiến tranh đặc biệt" từ 1961-1965.
2. Phương pháp
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục IV, V sgk từ trang 165-172, học sinh thảo luận theo nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam.
+ Nhóm 2: Thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc từ 1961-1965.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược " Chiến tranh đặc biệt".
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về quá trình đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược 
" Chiến tranh đặc biệt". 
Các nhóm thảo luận, giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
3. Gợi ý sản phẩm
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam
-Hoàn cảnh lịch sử:
+ Đến năm 1960, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều nhiều thay đổi ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.
+ Trên thế giới: Chủ nghĩa xã hội ngày càng phát triển, phong trào cách mạng thế giới ngày càng phát triển, nhưng chủ nghĩa đế quốc tăng cường đàn áp cách mạng.
+ Tại Việt Nam cách mạng hai miền Nam- Bắc đã giành được những thắng lợi bước đầu.
+T9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng đã diễn ra tại Hà Nội.
-Nội dung :
+ Đại hội đã xác định rõ nhiệm vụ cách mạng nước ta:
 Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc là hậu phương có vai trò quyết định nhất đến thắng lợi cách mạng
 Miền Nam thực hiện nhiệm vu cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân, miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp đến cách mạng.
 Cả nước thực hiện nhiệm vụ cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân - Kháng chiến chống mĩ cứu nước.
 mối quan hệ của cách mạng hai miền là hậu phương và tiền tuyến.
+Đại hội thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất miền Bắc (1961-1965)
+ Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn bầu là Bí thư thứ nhất.
-Ý nghĩa: Đại hội đã đưa ra những nghị quyết đúng đắn để phát triển cách ạng hai miền Nam- Bắc, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống mĩ phát triển.
* miền Bắc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1961 -1965.
-Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng đã thông qua kế hoach 5 năm lần thứ nhất miền Bắc để xây dựng bước đầu cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
- Nhiệm vụ:
+ Ra sức phát triển công nghiệp, nông nghiệp.
+ Tiếp tục cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
+ Cải thiện một bước đời sống nhân dân và chi viện cho miền Nam.
- Quá trình thực hiện.
Lĩnh vực
Biện pháp
Kết quả đạt được
Ý nghĩa của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) 
+ Những thành tựu trên đã làm thay đổi bộ mặt của miền Bắc : đất nước, xã hội, con người đều đổi mới
+ Những thành tựu trên tạo ra cơ sở để miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần 1 của đế quốc mĩ.
* Chiến lược « Chiến tranh đặc biệt » của Mĩ ở miền Nam.
-Sau thất bại trong việc dùng chính quyền Ngô Đình Diệm để đàn áp cách mạng miền Nam, từ năm 1961, Tổng thống mĩ Kennodi đề ra chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” với 3 cấp độ chiến tranh: Chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tổng lực. Thí điểm ở miền Nam chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- Chiến tranh đặc biệt được thực hiện từ 1961-1965, thông qua hai kế hoach quân sự:
+ Kế hoạch Xtalay -Taylo, bình định miền Nam trong 18 tháng.
+ Kế hoạch Gionxon- macnamara, bình định miền Nam có trọng điểm 2 năm.
-Biện pháp:
+ Tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn, đưa vào miền Nam cố vấn quân sự, vũ khí, phương tiện chiến tranh.
+ Tăng cường phát triển ngụy quân, ngụy quân là chỗ dựa của chiến tranh đặc biệt
+ Dồn dân lập ấp chiến lược, ấp chiến lược là xương sống của chiến tranh đặc biệt.
+ mở các cuộc hành quân tiêu diêt lực lượng cách mạng bằng chiến thuật trực thăng vận và thiết xã vận.
+ Ra sức củng cố đô thị, biến đô thị thành hậu cứ an toàn.
- Nhận xét
+ Chiến lược này đặc biệt ở chỗ đế quốc Mĩ không trực tiếp gây chiến mà thông qua tay sai là ngụy quân và ngụy quyền.
+ Chỗ dựa của chiến lược là: Ngụy quân, ấp chiến lược.
>> Khái niệm: Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của mĩ được thực hiện bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn mĩ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của mĩ.
-Âm mưu của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là dùng người Việt đánh người Việt.
* Miền Nam chiến đấu chống chiến lược « Chiến tranh đặc biệt ».
- Chủ trương của Đảng và sự chuẩn bị của cách mạng.
+ Đảng chủ trương tiếp tục phát triển cách mạng miền Nam giữ vững thế tiến công chiến lược.
+ Năm 1961, Trung ương Cục miền Nam được thành lập, các lực lượng vũ trang miền Nam thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.
-Thắng lợi trên mặt trận quân sự:
+ Năm 1962, quân giải phóng miền Nam đánh bại các cuộc hành quân của Ngụy quân
+ Năm 1963, chiến thắng Ấp Bắc (mĩ Tho). Chiến thắng này chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại ngụy quân. 
+ Năm 1964 -1965, quân ta ở nhiều chiến dịch tấn công địch ở Đông Nam Bộ, giành thắng lợi ở Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài. Ngụy quân đứng trước nguy cơ tan rã.
-Phong trào đấu tranh chống bình định, phá ấp chiến lược.
+ Cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt giữa ta và địch.
+ Nhân dân miền Nam với ý chí “một tấc không đi một li không dời” đã bám đất, bám làng, phá ấp chiến lược. Đến giữa năm 1965, địch chỉ kiểm soát được 2.200 ấp chiến lược.
 => Ấp chiến lược xương sống của Chiến tranh đặc biệt bị ta bẻ gãy.
-Phong trào đấu tranh chính trị:
+ Phong trào diễn ra mạnh mẽ tại các đô thị lớn: Huế, Sài Gòn, Đà Nẵng.
+ Lãnh đạo là mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.
+ Những phong trào tiêu biểu của học sinh, sinh viên, tăng ni phật tử.
 => Đô thị- hậu cứ của địch bị rối loạn.
 	Đến giữa năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cơ bản đã phá sản.
-Ý nghĩa: Những thắng lợi của nhân dân miền Nam đã là phá sản âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của đế quốc mĩ, buộc chúng phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu. Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
2. Phương thức
Giáo viên giao nhiệm vụ: học sinh hoạt động cá nhân.Trong quá trình hoạt động học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô. 
Câu 1. Em đánh giá như thế nào về quyết định của Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 1-1959?
A. Ra đời muộn so với yêu cầu của cách mạng Việt Nam.
B. Ra đời sớm so với tình hình cách mạng miền Nam.
C. Ra đời đúng thời điểm so với tình hình cách mạng miền Nam.
D. Ra đời khi cách mạng miền Nam đang phát triển mạnh.
Câu 2. “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiên những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới”. Câu nói đó của ai? Nói vào thời điểm nào?
A. Của Trường Chinh vào năm 1965 B. Của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1964.
C. Của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1965. D. Của Trường Chinh vào năm 1964.
Câu 3. Chiến thắng quân sự nào của ta làm phá sản về cơ bản chiến tranh đặc biệt của Mĩ?
A. Chiến thắng Ấp Bắc. 	B. Chiến thắng Bình Giã.
C. Chiến thắng Đồng Xoài. 	D. Chiến thằng Ba Gia.
Câu 4. “Một tấc không đi, một li không rời” là câu nói thể hiện sự quyết tâm của nhân dân miền Nam trong giai đoạn chống chiến lược chiến tranh nào?
A. Chiến tranh cục bộ. B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh một phía. D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 5. Trong thời kì 1954 – 1975, phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Phong trào “Đồng khởi”. B. Phong trào “Phá ấp chiến lược”.
C. Phong trào “Phá thế kìm kẹp” của Mĩ. D. Phong trào “Vì hòa bình”.
3. Gợi ý sản phẩm
Câu 1: C	Câu 2: B	Câu 3: B	Câu 4: B	 Câu 5: A.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Mục tiêu. Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
2. Phương thức 
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Đọc trước nội dung bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1968).
- Sưu tầm tư liệu về chiến lược " Chiến tranh cục bộ", chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc. 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02/02/2021
Ngày giảng:
Tiết 39,40,41- Bài 22:
NHÂN DÂN HAI MIỀN TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ XÂM LƯỢC. NHÂN DÂN MIỀN BẮC VỪA CHIẾN ĐẤU VỪA SẢN XUẤT (1965-1973)
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh đạt được
1. Kiến thức
Việc thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” mĩ đã đẩy chiến tranh xâm lược Việt Nam lên qui mô lớn, ác liệt hơn,thể hiện rõ bản chất hiếu chiến của đế quốc mĩ. Trong bối cảnh cả nước có chiến tranh, nhân dân hai miền Nam - Bắc đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng mà Đảng giao cho.
Âm mưu và thủ đoạn của mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” 
Những thắng lợi đạt được của nhân dân hai miền Nam- Bắc trong các năm 1969-1973, thắng lợi quan trọng nhất là Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
2. Năng lực
- Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phân tích, nhận định và đánh giá 
3. Phẩm chất
	Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc,truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
SGK, SGV, giáo trình Lịch sử Việt Nam tập III
Tranh ảnh có liên quan đến bài học, phim tư liệu về chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ở miền Bắc, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, cuộc chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị, Hiệp định Pari năm 1973.
Phiếu học tập, máy tính có kết nối với máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài học ở nhà
Sưu tầm tư liệu lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ từ 1965-1968.
III. Tiến trình dạy học
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu 
Với việc cung cấp cho học sinh đọc bài thơ Thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Bác Hồ các em có thể nhớ được sự kiện lịch sử là Tổng Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Đây là thắng lợi buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của Chiến tranh cục bộ), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari. Tuy nhiên, các em chưa biết được những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong giai đoạn đó. Điều này sẽ kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
2. Phương thức 
 	Giáo viên giáo nhiệm vụ cho học sinh :Hãy đọc bài thơ sau và thảo luận một số vấn đề dưới đây : 
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mĩ
Tiến lên toàn thắng ắt về ta?
(Thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Bác Hồ)
1. Bài thơ này gợi cho em nhớ tới sự kiện lịch sử nào?
2. Nêu những điều em đã biết và muốn biết về sự kiện lịch sử đó?
Học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu về những vấn đề đã nêu.
3. Gợi ý sản phẩm
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động I. Chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc (1965 – 1968).
1. Mục tiêu 
Trình bày được hoàn cảnh, âm mưu, mục tiêu và hành động của Mĩ thực hiện Chiến tranh cục bộ.
Cuộc chiến đấu của nhân dân hai miền Nam- Bắc giai đoạn 1965-1968.
2. Phương thức 
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin mục I, mục II sgk từ trang 173 đến 180 thảo luận theo nhóm
Nhóm 1. Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của “Chiến tranh cục bộ”. Âm mưu, mục tiêu và hành động của Mĩ thực hiện Chiến tranh cục bộ.
Nhóm 2. Để đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” cần đánh bại trên mặt trận nào? Nêu những thắng lợi trên mặt trận đó.
Nhóm 3. Ý nghĩa của Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Yếu tố bất ngờ nhất của Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 là gì?
Nhóm 4. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ
Học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại theo nhóm, theo kĩ thuật khăn trải bàn để thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của mình, học sinh lớp lắng nghe và bổ sung.
Giáo viên cùng học sinh trao đổi đàm thoại để thấy được tham vọng của Mĩ và sự khốc liệt của chiến lược Chiến tranh cục bộ.
3. Gợi ý sản phẩm
* Chiến lược " Chiến tranh cục bộ" 
 -Hoàn cảnh ra đời của “Chiến tranh cục bộ". Sau thất bại của chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ phải chuyển sang chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Âm mưu, mục tiêu và hành động của Mĩ thực hiện Chiến tranh cục bộ
+ Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân Sài Gòn, lúc cao nhất lên gần 1,5 triệu tên.
+ Mục tiêu: cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trờ về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút về biên giới.
+ Hành động: dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “ tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi ) và hai cuộc công chiến lược mùa khô (1965-1966 và 1966-1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “ tìm diệt” và “ bình định” vào “ Đất thánh Việt Cộng”. Để ngăn chặn một các có hiệu quả sự chi viện từ Bắc vào Nam và hỗ trợ cho “Chiến tranh cục bộ” mĩ đã tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Sự khốc liệt được thể hiện trong 2 gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”.
* Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ"
-Chủ trương của Đảng:tiếp tục giữ vững thế tiến công chiến lược, đấu tranh trên cả 3 mặt trận.
- Nhân dân miền Nam với ý chí “không có gì quí hơn độc lập, tự do” đã chiến đấu chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của mĩ.
- Trên mặt trận quân sự:
+ T8/1965, quân dân miền Nam giành chiến thắng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). Chiến thắng này chứng tỏ nhân dân miền Nam hoàn toàn đánh bại được chiến tranh cục bộ.
+ Trong mùa khô 1965-1966, quân dân miền Nam đã đẩy lùi 450 cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến hơn 10 vạn tên địch.
+ Trong mùa khô 1966-1967, quân dân miền Nam đã đẩy lùi 895 cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến 15 vạn tên địch.
 Thắng lợi này đã làm cho tinh thần chiến đấu của quân mĩ và đồng minh ngày càng suy giảm.
-Trên mặt trận chống bình định, phá ấp chiến lược, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, phá vỡ từng mảng lớn ấp chiến lược, vùng giải phóng ngày càng đươc mở rộng.
-Trên mặt trận chính trị, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh tại các đô thị.
* Ý nghĩa Tổng tiến công và nổi dậy mậu thân 1968 
- Ý nghĩa của Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968
+ Tổng tiến công và nổi dậy mậu thân 1968 đã loại khỏi vòng chiến 1 bộ phận quân địch, giáng 1 dồn nặng nề vào ý chí xâm lược của quân mĩ.
+ Tổng tiến công và nổi dậy mậu thân 1968 đã buộc mĩ phải tuyên bố Phi mĩ hóa chiến tranh xâm lược Việt Nam, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận đàm phán với ta. Điều đó có nghĩa là Mĩ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
* Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa sản xuất và làm tròn nghĩa vụ hậu phương.
-Sau khi thất bại ở chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đế quốc Mĩ đã đã thưc hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và đồng thời gây chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
-Sau khi dựng nên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, ngày 5/8/1964, Mĩ cho máy bay ném bom một số nơi ở miền Bắc.
-Ngày 7/2/1965, lấy cớ trả đũa quân giải phóng tấn công quân mĩ ở Playku, Mĩ cho máy bay ném bom thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ, chính thức gây ra chiến tranh phá hoại miền Bắclần thứ nhất.
-Âm mưu:
+ Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc
+ Ngăn chăn sự chi viên của miền Bắc cho miền Nam
+ Uy hiếp tinh thần chiến đấu của nhân dân hai miền.
-Thủ đoạn
+ Huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân hiện đại.
+ Dội xuống miền Bắc một khối lượng bom đạn lớn với cường độ liên tục 24/24. 
>> Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã gây nên những hậu quả nặng nề với nhân dân miền Bắc, gây nên những tội ác tày trời.
-Khi Mĩ đưa chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Đảng chủ trương chuyển mọi hoạt động của miền Bắc sang thời chiến, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, chiến đấu và chi viện cho miền Nam.
-Nhân dân miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, xây dựng thế trận phòng không nhân dân và chiến tranh nhân dân.
-Nhân dân miền Bắc đã đánh bại chiến tranh phá hoại của mĩ và kịp thời chi viện cho miền Nam. Từ năm 1965-1968, miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn vũ khí, lương thực, thuốc men Sự chi viện trong các năm 1965-1968, tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước, góp phần cùng miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. 
Hoạt động II. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh ” và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ (1969– 1973).
1. Mục tiêu 
Âm mưu và thủ đoạn mới của Mĩ trong chiến lược « Việt Nam hóa chiến tranh » và « Đông Dương hóa chiến tranh ».
Những thắng lợi của nhân dân 3 nước Đông Dương chống lại chiến lược « Việt Nam hóa chiến tranh » và « Đông Dương hóa chiến tranh » 
2. Phương thức: 
Học sinh đọc thông tin mục III, mục IV, sgk từ trang 180- 185 và thảo luận về một số vấn đề
1. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược « Việt Nam hóa chiến tranh » và « Đông Dương hóa chiến tranh ».
2. Những thắng lợi của nhân dân 3 nước Đông Dương chống lại chiến lược « Việt Nam hóa chiến tranh » và « Đông Dương hóa chiến tranh ».
3. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 của đế quốc Mĩ.
Học sinh hoạt động cá nhân sau đó thảo luận theo từng cặp đôi.
Giáo viên gọi một số đại diện của các cặp đôi trình bày sản phẩm và trao đổi cùng học sinh trong lớp.
3. Gợi ý sản phẩm.
* Chiến lược « Việt Nam hóa chiến tranh » và « Đông Dương hóa chiến tranh ».
- Sau thất bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và trên thực tế không triển khai được chiến lược “Chiến tranh tổng lực”, chiến lực toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mĩ bị phá sản.
-Từ năm 1969, đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu “Ngăn đe thực tế”, áp dụng ở Việt Nam là chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng ra toàn cõi Đông Dương là “Đông Dương hóa chiến tranh”.
-Thủ đoạn:
+ Tăng cường viện trợ kinh tế, quân sư để phát triển ngụy quân
+Ngăn chặn hiệu quả sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
+ Đẩy mạnh các cuộc hành quân xâm lươc Lào và Campuchia, sử dụng quân đội Sài Gòn là mũi nhọn. ở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.
+ Đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao xảo quyệt nhằm cô lập cách mạng Việt Nam.
-Việt Nam hóa chiến tranh là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng ngụy quân có sự hỗ trợ của quân mĩ dựa vào hỏa lực, không quân và hậu cần mĩ.
-Âm mưu của chiến lược vẫn là tiếp tục thực hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, giảm bớt thương vong cho quân Mĩ.
* Chiến đấu chống Chiến lược « Việt Nam hóa chiến tranh» và « Đông Dương hóa chiến tranh ».
-Chủ trương của Đảng: đẩy mạnh chiến đấu trên cả 3 mặt trận (quân sự, chính trị, ngoại giao); tăng cường tình đoàn kết của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
-Thắng lợi trên mặt trận Chính trị
+ Ngày 6/6/1969, Chính phủ lâm thời cách mạng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam được thành lập có 23 nước công nhận trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.
+ Tại các đô thị, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh tại các đô thị thu hút được đông đảo quần chúng tham gia.
+ Ở nông thôn phong trào phá ấp chiến lược phát triển, vùng giải phóng được mở rộng.
-Trên mặt trận quân sự:
+ T4-T6/1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
+ T2-T3/1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân đội Lào đập tan cuộc hành quân Lam Sơn của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.
-Trên mặt trận ngoại giao:
+ T4/1970, Hội nghị cấp cao của 3 nước Đông Dương đã họp tăng cường tình đoàn kết của 3 nước.
+ Trên bàn ngoại giao Pari, phái đoàn của ta kiên quyết giữ vững lập trường.
Những thắng lợi trên đã là thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch theo chiều hướng có lợi cho ta, tạo thuận lợi cho ta ở cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
- Từ T3-T6/1972, cuộc tiến công chiến lược, đánh vào các phòng tuyến mạnh của địch bắt đầu từ Quảng Trị. Kết quả:
+ Cuộc tiến công đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Tiêu diệt 1 bộ phận lớn quân địch. Giải phóng 1 vùng đất đai rộng lớn.
>> Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng 1 đòn mạnh vào “Việt Nam hóa chiến tranh”, buộc mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
* Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, vừa sản xuất và là tròn nghĩa vụ hậu phương.
-T4/1972, Tổng thống Mĩ Nichxon tuyên bố thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 tại miền Bắc.
- Chiến tranh phá hoại lần 2 của Mĩ về cơ bản mục đích giống với chiến tranh phá hoại lần 1, nhưng vượt xa lần 1 về qui mô và thủ đoạn.
- Quân dân miền Bắc vừa chiến đấu, vừa sản xuất và là nghĩa vụ hậu phương, lập nhiều thành tích xuất sắc
-Từ ngày 18/12 đến ngày 29/12/1972, đế quốc Mĩ tiến hành cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố lớn ở miền Bắc với cường độ 24/24, dội xuống miền Bắc khoảng 10 vạn tấn bom đạn.
-Quân dân miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích bằng B52 của Mĩ buộc Mĩ phải tuyên bố ngững ném bom ở miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng n

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_12_tiet_37_den_48_nam_hoc_2020_2021.docx