Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 15 đến 34 - Phạm Thị Loan

Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 15 đến 34 - Phạm Thị Loan

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Học sinh tóm tắt được phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 với hoạt động của các giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân và hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925.

- Rút ra đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Đánh giá tác động của những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925 đến cách mạng Việt Nam

2. Kỹ năng

- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.

- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ.

- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng.

- Kính trọng, biết ơn các nhà yêu nước như Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội châu, Phan Châu Trinh

4. Định hướng phẩm chất và năng lực:

- Hình thành và phát triển các năng lực: sưu tầm và xử lí thông tin lịch sử; trình bày lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác

- Hình thành và phát triển các phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

- Các tranh ảnh có liên quan .

- Các tài liệu tham khảo có liên quan.

- Máy tính kết nối máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP.

* Mục tiêu:

Với việc HS quan sát một số hình ảnh về cuộc sống của người dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp và một số lãnh đạo trong pong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, các em thấy được nguyên nhân của các phong trào dân tộc dân chủ, nhưng chưa thể thấy hết được nội dung, đặc điểm, vai trò của phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, cũng như chưa biết điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.

* Phương thức:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây

1. Năm bức ảnh trên nói lên nội dung gì trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.

2. Nguyễn Ái Quốc đã làm gì và có vai trò như thế nào trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.

* Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.

 

doc 89 trang hoaivy21 4691
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 15 đến 34 - Phạm Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: ..
Tiết số: 15
PHẦN HAI - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG I - VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
Bài 12 - PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Trình bày được chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sự biến chuyển về KT- xã hội ở Việt Nam.
2. Kĩ năng: 
- Bồi dưỡng về tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị của các nước đế quốc.
3. Thái độ: 
- Biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của lịch sử Việt Nam.
- Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình, 
4. Định hướng phẩm chất và năng lực: Tự học và tự chủ; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tái hiện và nhận thức lịch sử; Yêu nước và trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Tập bản đồ và các khu Công nghiệp, hầm mỏ, đồn điền.. trong cuộc khai thác. 
- Máy vi tính kết nối máy chiếu 
Ghi chú: Giáo viên có thể liên hệ với khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội để khai thác tư liệu hình ảnh trên, hoặc tìm mua đĩa CD - Encatar và cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 THPT (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009).
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
* Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về sự thay đổi của tình hình Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Qua đây học sinh có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi về sự thay đổi của tình hình Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng không thể trả lời đầy đủ được. Vì thế học sinh sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài 12: Phong trào DTDC ở Việt Nam từ 1919-1925.
* Phương thức: 
 - GV giao nhiệm vụ cho Học sinh: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có nhiều biến chuyển về mọi mặt. Sự biến chuyển đó dẫn đến Phong trào dân tộc dân chủ sôi nổi từ 1919 đến 1925. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau:
Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì sao tình hình Việt Nam có nhiều chuyển biến?
Câu 2: Sự chuyển biến về Kinh tế- Xã hội của Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất tác động như thế nào đến phong trào yêu nước?
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần 2, kinh tế- xã hội Việt Nam có biến chuyển gì về mọi mặt? Sự biến chuyển đó dẫn đến Phong trào Dân tộc dân chủ sôi nổi từ 1919 đến 1925, mỗi lực lượng tham gia đấu tranh sẽ có mục tiêu và hình thức đấu tranh khác nhau như thế nào? 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
I. Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Hoạt động 1: 1. Tìm hiểu chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (cá nhân, cặp đôi, cả lớp). 
* Mục tiêu: HS trình bày được bối cảnh Thế giới và nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Việt Nam
* Phương thức: 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: 
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình Thế giới có sự kiện nổi bật nào tác động đến Việt Nam?
+ Mục đích Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác lần 2?
+ Nội dung cuộc khai thác lần 2 của Thực dân Pháp?
- Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và hoạt động cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
* Gợi ý sản phẩm:
a. Bối cảnh TG:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận họp phân chia lại thế giới, hình thành trật tự Vécxai – Oasinhtơn. 
+ Các nước tư bản bị tàn phá nặng nề, nhất là Pháp. 
+ Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời 
b. Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TD Pháp
- Mục đích: Thu lợi nhuận, bù đắp sự thiệt hại do chiến tranh. 
- Thời gian: 1919-1929
- Nội dung chương trình khai thác:
+ Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế với quy mô lớn, tốc độ nhanh (Số vốn đầu tư lên đến 4 tỉ Phơ - răng (trong vòng 6 năm từ 1924 - 1929)
+ Trong nông nghiệp: Số vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là cho đồn điền cao su, diện tích cao su tăng, nhiều công ty cao su mới ra đời .
+ Trong công nghiệp: Tư bản Pháp coi trọng khai thác mỏ, trước hết là mỏ than, ngoài than còn có thiếc, kẽm, sắt .bên cạnh đó Pháp còn mở một số ngành công nghiệp chế biến : dệt, rượu, muối, xay xát 
+ Thương nghiệp : Ngoại thương có bước phát triển mới, nội thương được đẩy mạnh .
+ Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông được phát triển, các đô thi được mở rộng, dân cư đông hơn
+ Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương. Pháp thi hành biện pháp tăng thuế 
=> Kết quả : Ngân sách Đông Dương1930 tăng gấp 3 lần so với 1912 
Hoạt động 2: 3. Tìm hiểu Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam (HĐ nhóm).
* Mục tiêu: HS trình bày được những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp ở Việt Nam do tác động của cuộc khai thác lần 2. 
* Phương thức: HĐ nhóm. (chia lớp thành 2 nhóm)
GV giao nhiệm vụ:
- Nhóm1: Sự chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam do tác động của cuộc khai thác lần 2? Sự chuyển biến về kinh tế tác động ntn đến tình hình xã hội? 
- Nhóm2: Những chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam do tác động của cuộc khai thác lần 2? 
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và trao đổi đàm thoại nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm, các học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
* Gợi ý sản phẩm của nhóm 1.
a. Chuyển biến về Kinh tế: 
- Kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới theo hướng TBCN, nhưng cơ cấu kinh tế mất cân đối.
- Sự chuyển biến chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, còn lại phổ biến vẫn in tình trạng lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc vào Pháp, là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
- Kinh tế thay đổi, thúc đẩy xã hội có nhiều chuyển biến.
* Gợi ý sản phẩm của nhóm 2.
b. Chuyển biến về Xã hội: 
Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới:
 - Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa: Đại địa chủ có quyền lợi gắn chặt với td Pháp là tay sai đắc lực của Pháp nên đây là đối tượng của cm Việt Nam. Một bộ phận không nhỏ tiểu, trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và tay sai 
 - Giai cấp nông dân: bị đế quốc và phong kiến tước đoạt rưộng đất, bị bần cùng hoá, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, đây là lực lượng cách mạng đông đảo và hăng hái nhất .
 - Giai cấp tư sản: số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành hai bộ phận : tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ 
 - Giai cấp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống thực dân Pháp và tay sai.
 - Giai cấp công nhân: giai cấp công nhân ngày càng phát triển (trước chiến tranh 10 vạn sau chiến tranh tăng lên 22 vạn), bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu CMVS nên đã nhanh chóng vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
=> Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp đã tác động lớn tới kinh tế và xã hội Việt Nam. Làm cho mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đó là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của TD Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam. 
 2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình thế giới có sự kiện nổi bật nào tác động đến Việt Nam ?
+ Mục đích, Nội dung cuộc khai thác lần 2 của TD Pháp?
+ Sự chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam do tác động của Cuộc khai thác thuộc địa lần 2? Sự chuyển biến về kinh tế tác động như thế nào đến tình hình xã hội? 
+ Những chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam do tác động của cuộc khai thác lần 2? 
+ Xã hội Việt Nam tồn tại mấy mâu thuẫn cơ bản? Mâu thuẫn hàng đầu là gì?
+ Nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng Việt Nam lúc này là gì, nhiệm vụ nào là nhiệm vụ hàng đầu?
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh dựa vào nội dung đã học hoàn thành những câu hỏi trên.
+ Câu 1, Câu 2, Câu 3 và Câu 4 như sách giáo khoa.
+ Câu 5: 2 mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn dân tộc là hàng đầu
+ Câu 6: Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và con người, trong đó giải phóng dân tộc là hàng đầu
D. VÂN DỤNG, MỞ RỘNG.
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: tình hình Kinh tế- Xã hội hiện nay ở Việt Nam và địa phương nơi sinh sống...
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Hiện nay xã hội Việt Nam có những giai cấp, tầng lớp nào?
+ Hiện nay ở địa phương em có những khu công nghiệp nào? 
+ HS Tìm hiểu đời sống công nhân, đời sống nông dân . của địa phương 
* Dự kiến sản phẩm: HS có thể trả lời
+ C1: giai cấp công nhân, nông dân, trí thức 
+ C2: khu Công nghiệp Gián Khẩu, Khánh Phú 
+ C3: HS có thể sưu tầm Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học 
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Ngày soạn: 
Ngày dạy: ..
Tiết số: 16
PHẦN HAI - LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000
CHƯƠNG I - VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930
Bài 12 - PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh tóm tắt được phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 với hoạt động của các giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân và hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925.
- Rút ra đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Đánh giá tác động của những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925 đến cách mạng Việt Nam
2. Kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.
- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng.
- Kính trọng, biết ơn các nhà yêu nước như Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội châu, Phan Châu Trinh 
4. Định hướng phẩm chất và năng lực: 
- Hình thành và phát triển các năng lực: sưu tầm và xử lí thông tin lịch sử; trình bày lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề; giao tiếp và hợp tác 
- Hình thành và phát triển các phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
- Các tranh ảnh có liên quan ...
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Máy tính kết nối máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP.
* Mục tiêu: 
Với việc HS quan sát một số hình ảnh về cuộc sống của người dân Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp và một số lãnh đạo trong pong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX, các em thấy được nguyên nhân của các phong trào dân tộc dân chủ, nhưng chưa thể thấy hết được nội dung, đặc điểm, vai trò của phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925, cũng như chưa biết điểm khác biệt trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với các bậc tiền. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
* Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây
1. Năm bức ảnh trên nói lên nội dung gì trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.
2. Nguyễn Ái Quốc đã làm gì và có vai trò như thế nào trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
II. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925.
Hoạt động 1. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam.
* Mục tiêu: Trình bày được những hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam và rút ra nhận xét.
* Phương thức
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin, suy nghĩ, trao đổi
+ Những hoạt động chủ yếu của giai cấp tư sản? Vì sao phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản lại thất bại.
+ Tiểu tư sản đấu tranh có những hình thức nào? Nhận xét?
+ Phong trào công nhân 1919 -1925? Tại sao nói phong trào công nhân Ba Son là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ tự phát sang tự giác?
- Hoạt động này giáo viên cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi, đàm thoại cặp đôi hoặc nhóm để hiểu sâu về phong tào dân tộc, dân chủ từ 1919 – 1925.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm 
a/ Hoạt động của tư sản:
- Tổ chức phong trào tẩy chay tư sản hoa Kiều, chủ trương “chấn hưng hàng nội, bài trừ hàng ngoại”, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, 
- Thành lập Đảng lập hiến (1923) để đòi tự do dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì lại thoả hiệp.
b/ Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản Việt Nam:
- Một số tổ chức chính trị ra đời lãnh đạo đấu tranh: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên, 
- Cho ấn hành và xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Tiếng chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, 
- Năm 1923, thành lập tổ chức Tâm tâm xã ở Quảng Châu. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái mở đầu thời kì đấu tranh mới.
- Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và đòi để tang Phan Châu Trinh (1926) lan rộng khắp cả nước. 
c/ Phong trào công nhân:
- Trước năm 1925, phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát
- Tháng 8/1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) bãi công, ngăn cản Pháp đưa binh lính người Việt sang đàn áp cách mạng Trung Quốc 
" Công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.
Hoạt động 2. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (15 phút).
* Mục tiêu
- Trình bày được những sự kiện chính trong hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925.
- Biết lập niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925
* Phương thức (hoạt động cá nhân, nhóm)
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc thông tin trong sách giáo khoa kết hợp quan sát lược đồ hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và hoàn thành nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1. Trình bày trên lược đồ quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc 1911-1924.
+ Nhóm 2. Thống kê những sự kiện chính trong quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc 1919-1924 theo bảng
Thời gian
Sự kiện
+ Nhóm 3: trả lời các câu hỏi
1. Con đường đi cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với các bậc tiền bối, vì sao? 
2. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc
3. Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?
- Các nhóm báo cáo sản phẩm
- Giáo viên nhận xét, chốt ý.
* Gợi ý sản phẩm
- Nhóm 1: Quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc 1911-1924.
+ 5-6-1911: ra đi tìm đường cứu nước.
+ 1919: Gia nhập Đảng xã hội Pháp
+ 1919: Gửi bản “yêu sách của nhân dân An Nam” đến hội nghị Vecxai đòi quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng.
+ 7-1920: Đọc sơ thảo “luận cương về ... thuộc địa” của V. Lênin
+ 12-1920: Tham dự đại hội Tua, tán thành quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
+ 1921: Cùng một số người yêu nước Châu Phi lập “hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, làm chủ bút báo “người cùng khổ”, viết bài cho các báo: “nhân đạo”, “đời sống công nhân”. Viết sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”
+ 6-1923: Đi Liên Xô dự “Hội nghị quốc tế nông dân”, Người học tập và làm việc trong quốc tế Cộng sản, viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế 
+ 6-1924: Dự “Đại hội quốc tế cộng sản” lần V
+ 11-1924: Về Quảng Châu - Trung Quốc trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng
- Nhóm 2. Thống kê những sự kiện chính trong quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc 1919-1924 
Thời gian
Nội dung hoạt động
1919
- Gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
- Gửi đến Hội nghị Vecxai bản yêu sách 8 điểm tố cáo chính sách thực dân của Pháp và đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc.
7-1920
- Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản.
12-1920
- Tham dự Đại hội Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
1921
- Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
6-1923
- Viết nhiều sách, báo tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin- Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân tại Liên Xô
6-1924
- Dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.
11-1924
- Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc).
- Nhóm 3: trả lời các câu hỏi
1. Con đường đi cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với các bậc tiền bối là 
Các bậc tiền bối sang phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản nhờ giúp đánh giặc), Nguyễn Ái Quốc sang phương Tây. Vì theo Nguyễn Ái Quốc muốn đánh giặc thì phải hiểu giặc
2. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc là 7/1920, đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
3. Công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: hoạt động của các giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân và hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925.
* Phương thức: (hoạt động cá nhân)
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
1. Em có quan điểm gì về nhận xét: “phong trào yêu nước của tư sản, tiểu tư sản, công nhân Việt Nam 1919-1925 sôi nổi, rầm rộ nhưng còn mang tính tự phát
2. Lập bảng thống kê quá trình hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925 theo bảng
* Dự kiến sản phẩm
1. Nhận xét về phong trảo yêu nước của tư sản, tiểu tư sản, công nhân 1919-1925 
- Sôi nổi; nhiều giai cấp đứng len đấu tranh với nhiều phong trào, diễn ra dưới nhiều hình thức, lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia trong cả nước.
- Tự phát: chưa có tổ chức, lãnh đạo thống nhất, chưa có mục tiêu chung rõ ràng, chưa có con đường và chưa có sự liên kết giữa các phong trào
2. Lập bảng thống kê quá trình hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc 1919-1925 theo bảng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.
* Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như 
+ Yêu cầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn tiếp theo là gì 
+ Qua hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, em học được gì ở tấm gương đạo đức của Bác
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học sau như: 
+ Nhưng hình ảnh, phim, thơ về hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc
*Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
1. Nêu xu thế phát triển của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1930
2. Sưu tầm các hình ảnh, phim, thơ về hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc 1919-1924
3. Em học được gì ở tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh )
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử 
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
*Gợi ý sản phẩm:	
1. Xu thế phát triển của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1925-1930
- Các giai cấp trên tiếp tục đấu tranh chống đế quốc phong kiến nhưng ở một trình độ cao hơn (giai đoạn đấu tranh tự giác).
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam phát triển theo khuynh hướng vô sản).
2. Sưu tầm các hình ảnh, phim, thơ về hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc 1919-1924
3. Em học được gì ở tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. (đặc biệt là qua động lực khiến Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước. Con đường đi dài lâu và gian khó)
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Ngày soạn: 
Ngày dạy: ..
Tiết số: 17
Bài 13 - PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM
	TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930 (Tiết 1).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Trình bày được sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam dước tác động của các tổ chức cách mạng có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tính chất, vai trò lịch sử của các tổ chức, đảng phái chính trị, đặc biệt là Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc theo tư tưởng cách mạng vô sản
5. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất công dân
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt (môn Lịch sử): tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học gắn với cuộc sống.
- Phẩm chất công dân: yêu nước, chăm chỉ và trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Học sinh sưu tầm tiểu sử, chân dung một số nhà hoạt động tiêu biểu của Việt Nam Quốc dân đảng, những thành viên dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các tài liệu tham khảo có liên quan.
- Máy tính kết nối máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút).
* Mục tiêu: Từ năm 1925 đến năm 1930, trên đất nước ta lần lượt xuất hiện các tổ chức cách mạng hoạt động song song với nhau. Trong quá trình đó đã diễn ra sự thử thách nghiêm khắc, sự lựa chọn lịch sử về sứ mệnh của các tổ chức chính trị với dân tộc trong thời đại mới. Từ đó kích thích học sinh sự tò mò, mong muốn tìm hiểu xem đó là những tổ chức cách mạng nào, hoạt động như thế nào và có vai trò gì trong lịch sử.
* Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: nghe ca khúc Nguyễn Thái Học( tác giả: Tâm Thơ, Ngô Nguyễn Trần) và cho biết:
 + Công lao của Nguyễn Thái học với Cách mạng Việt nam.
 + Câu nói nổi tiếng của Nguyễn Thái Học là gì
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới
- Câu nói nổi tiếng: Chết vì Tổ quốc
 Cái chết vinh quang
 Lòng ta sung sướng
 Trí ta nhẹ nhàng...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BA TỔ CHỨC CÁCH MẠNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 
* Mục tiêu: Học sinh trình bày được hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Từ đó, thấy được vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên với cách mạng Việt Nam.
* Phương thức: (hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm)
- GV yêu cầu HS theo dõi sgk và trả lời các câu hỏi sau:
- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời vào thời gian nào, dựa trên cơ sở nào?
- Hội do ai sáng lập? Mục tiêu của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là làm gì?
- Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?
- HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi, đàm thoại để làm rõ mục tiêu và hoạt động của Hội.
- GV cung cấp, làm rõ ý nghĩa hai ấn phẩm của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là báo Thanh niên - Cơ quan ngôn luận của Hội, đặc biệt là tác phẩm Đường kách mệnh - được coi là Sơ thảo trong Chính cương, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng (tháng 2/1930). “Ðường Kách mệnh được viết một cách mộc mạc, đơn giản, ngắn gọn, nhưng nội dung phong phú, hàm chứa những tư tưởng lớn mang tính quốc gia và quốc tế vĩ đại của Hồ Chí Minh. Người đã đưa chủ nghĩa Mác-Lê-nin vào Việt Nam theo cách của riêng mình. Với những lời mộc mạc, dễ hiểu về "vũ khí tư tưởng của thời đại", làm cho lý luận Mác - Lê-nin đến với Việt Nam, thật giản dị và sinh động.” 
=> khẳng định: Hai ấn phẩm trên đã trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng. Sau khi được trang bị lí luận và đào tạo các hội viên về nước và hoạt động trong phong trào “vô sản hóa”.
- Sau khi tìm hiểu xong GV hướng dẫn HS rút ra những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc trong thời kì này đối với cách mạng Việt Nam.
* Gợi ý sản phẩm:
- Sự thành lập: 
+ 11 -1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (TQ) liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).
+ 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cơ quan cao nhất của Hội là Tổng bộ.
+ 21-6-1925, báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội, ra số đầu tiên.
-Hoạt động :
+ Mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng, phần lớn đưa về nước hoạt động.
+ 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành sách Đường Kách mệnh.
+ Báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh trang bị lí luận cho cán bộ cách mạng, là tài liệu tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam.
+ 1928, Hội VNCMTN tổ chức phong trào "Vô sản hoá" đưa hội viên thâm nhập vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền ..., tiến hành tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị. 
- Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin đã khiến cho phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1928 trở đi có những chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tổ chức Việt nam Quốc dân Đảng 
*Mục tiêu: HS trình bày được những nét cơ bản về tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và biết được nguyên nhân thất bại của khỏi nghĩa Yên Bái do tổ chức này phát động qua đó biết được nguyên nhân chấm dứt phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam.
* Phương thức: HS hoạt động cá nhân
- Yêu cầu học sinh quan sát những bức hình sau, tìm hiểu thông tin SGK trang 84 và cho biết:
- Sự ra đời, mục đích, hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng?
- So sánh Sự thành lập Nhiệm vụ, mục tiêu Lãnh đạo Hoạt động của hai tổ chức Cách mạng Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng. 
- Vì sao phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919 – 1930 thất bại nhanh chóng?
- Xác định nguyên nhân thất bại của VNQDĐ?
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- Giáo viên nhận xét và chốt ý.
* Gợi ý sản phẩm:
- Sự ra đời: 
+ 25-12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính... thành lập Việt Nam Quốc dân đảng.
+ Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng DCTS. 
- Tôn chỉ mục đích:
+ Lúc mới thành lập chưa có cương lĩnh rõ ràng.
+ 1928 - 1929, hai lần thay đổi chủ nghĩa (do nghèo về lí luận, lập trường thiếu kiên định).
- Hoạt động: 
+ Địa bàn hoạt động bị bó hẹp, chủ yếu ở một số địa phương Bắc Kì.
+ Tổ chức vụ ám sát trùm mộ phu Badanh (2-1929).
+ Tổ chức khởi nghĩa: Bắt đầu ở Yên Bái (9-2-1930), tiếp theo là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình, nhưng nhanh chóng thất bại.
- Nguyên nhân thất bại: Việt Nam Quốc dân đảng chưa có Cương lĩnh rõ ràng, thành phần ô hợp, không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Khởi nghĩa bị động, không chuẩn bị kĩ càng, thực dân Pháp còn đủ mạnh để đàn áp .
- Ý nghĩa: Cổ vũ tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân. Nối tiếp tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các tổ chức cách mạng Việt nam(1925-1930)
* Phương thức: (hoạt động cá nhân)
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
1. Câu hỏi tự luận:
Câu 1. Qua tìm hiểu sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng, em hãy chỉ ra những khuynh hướng chính trị trong phong trào dân tộc dân chủ từ năm 1925 đến năm 1929. Em có nhận xét gì về những khuynh hướng chính trị đó
Câu 2. So sánh hai tổ chức cách mạng Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và VNQDĐ
Câu 3: Vì sao phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản trong những năm 1919 – 1930 thất bại nhanh chóng?
2. Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Tháng 6/1925, tại 	Quảng Châu- Trung Quốc, Nguyễn Aí Quốc đã thành lập tổ chức nào?
A. Cộng sản đoàn. 
B. Hội liên hiệp thuộc địa.
C. Hội Việt nam cách mạng thanh niên. 
D.Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông. 
Câu 2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Việt nam cách mạng thanh niên là gì?
A. Kì bộ. B. Chi bộ.
C. Tổng bộ. D. Tổng hội.
Câu 3. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt nam cách mạng thanh niên là tờ báo nào?
A. Nhành lúa. B. Tiền phong.
C. Thanh niên. D. Nhân dân.
D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 
* Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: 
+ Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt nam.
+ Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới.
+ Tác động các sự kiện đến việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học 
- HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan tới các tổ chức cách mạng.
*Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh làm bài tập ở nhà):
1. Tại sao 6-1925, Nguyễn Ái Quốc không thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam mà thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên?
 2. Đọc truyện Hội Việt nam cách mạng thanh niên, truyện Nguyễn Thái Học...
*Gợi ý sản phẩm:	
- HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay tr

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_12_tiet_15_den_34_pham_thi_loan.doc