Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 1, Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới 2 (1945-1949)
Bài 1
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949)
I- MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: Giúp HS thấy được
- Những sự kiện quan trọng của tình hình thế giới sau CTTG 2.
- Sự hình thành trật thế mới sau chiến tranh thế giới thứ 2: Hội nghị Ian ta (2/1945).
- Sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc (mục đích, nguyên tắc hoạt động cơ bản .).
2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tư duy khái quát; biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của LSTG
3. Về thái độ:
- Giúp HS nhận thức rõ sau CTTG II tình hình thế giới diễn ra ngày càng căng thẳng, diễn biến phức tạp, đặc biệt giữa 2 phe.
- Giúp HS liên hệ với CM VN thời kì này,đặc biệt là biết đặt CM VN trong mối liên hệ mật thiết với CM thế giới.
Tiết 1 Ngày soạn............../........../............. Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000 Chương I SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949) Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949) MỤC TIÊU: Về kiến thức: Giúp HS thấy được - Những sự kiện quan trọng của tình hình thế giới sau CTTG 2. - Sự hình thành trật thế mới sau chiến tranh thế giới thứ 2: Hội nghị Ian ta (2/1945). - Sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc (mục đích, nguyên tắc hoạt động cơ bản ...). Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tư duy khái quát; biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của LSTG Về thái độ: Giúp HS nhận thức rõ sau CTTG II tình hình thế giới diễn ra ngày càng căng thẳng, diễn biến phức tạp, đặc biệt giữa 2 phe. Giúp HS liên hệ với CM VN thời kì này,đặc biệt là biết đặt CM VN trong mối liên hệ mật thiết với CM thế giới. 4. Năng lực hướng tới: Qua bài học HS thấy được quan hệ quốc tế sau CTTG2, Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế có vị trí quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới , mối quan hệ giữa VN với LHQ ra sao? II. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC - Tường thuật, phân tích. - Liên hệ, kỷ thuật khai thác đồ dùng trực quan sinh động. III. CHUẨN BỊ * GV: - Các tài liệu liên quan, cập nhật số liệu LHQ. - Bản đồ thế giới, lược đồ nước Đức sau chiến tranh thế giới thứ hai, sơ đồ tổ chức LHQ. - Một số tranh ảnh có liên quan. - Các tài liệu tham khảo. * HS: Chuẩn bị câu hỏi SGK, khai thác tài liệu, tranh ảnh. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Hoạt động tạo tình huống: a. Mục tiêu: - Ôn tập kiến thức cũ. - Gây kích thích sự hứng thú cho học sinh, để các em sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. b. Phương pháp: Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật bản (6 hoặc 9/8/1945). Sau đó giáo viên đặt câu hỏi. Qua đoạn phim em có suy nghĩ gì? c. Dự kiến sản phẩm: - HS trả lời: Sự tàn khốc của chiến tranh Cần chấm dứt CT đưa LSTG sang một trang mới Cần có một tổ chức Quốc tế có những nguyên tắc để bảo vệ thế giới - Sau đó GV bổ sung đưa ra vấn đề tìm hiểu bài học: + Giới thiệu khái quát về Chương trình Lịch sử lớp 12: Chương trình Lịch sử 12 nối tiếp chương trình lịch sử 11 và có 2 phần: Phần một: Lịch sử thế giới hiện đại ( 1945 – 2000 ); Phần hai: Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000 ). + Ở lớp 11, cuối phần lịch sử thế giới, chúng ta đã tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến và kết cục của CTTGT2. Sau khi chiến tranh TGT2 kết thúc, thế giới có những biến đổi vô cùng to lớn . Một trật tự thế giới mới được hình thành, một tổ chức quốc tế mới được thành lập và duy trì đến ngày nay, làm nhiệm vụ bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới. Trật tự thế giới mới đó như thế nào? Tổ chức quốc tế đó là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay! 2. Hoạt động hình thành kiến thức: MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC GỢI Ý SẢN PHẨM Hoạt động 1: Cả lớp - GV trình bày nêu vấn đề: Khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp bước vào giai đoạn kết thúc, phần thắng nghiêng về phe đồng minh. Vậy sẽ đặt ra những vấn đề gì cho những nước tham gia sau khi chiến tranh kết thúc? - HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời. - GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích ba vấn đề quan trọng khi cuộc chiến tranh kết thúc. - GV sử dụng H1- SGK Lịch sử 12, có thể hướng dẫn HS quan sát và đặt câu hỏi: + Những người trong bức hình là ai? + Họ gặp nhau ở đâu và để làm gì? + Những quyết định của họ đã ảnh hưởng đến tình hình thế giới như thế nào? - HS: Quan sát hình ảnh, dựa vào SGK để trả lời. - GV: Liên Xô, Anh, Mi là 3 nước lớn mạnh nhất, giữ vai trò chủ chốt trong chiến tranh và đựơc coi là lực lượng nòng cốt của Mặt trận Đồng minh chống phát xít. Song thực ra lực lượng lớn mạnh nhất chi phối cục diện chiến tranh là 2 nước Xô và Mĩ. GV giảng thêm: Ba cường quốc tham gia chiến tranh chống phát xít đều nhằm thực hiện những mục tiêu gắn với lợi ích của gia cấp cầm quyền và những lợi ích dân tộc của mỗi nước. Cũng vì thế, Hội nghị Ianta trở thành Hôi nghị thực hiện những mục tiêu của chiến tranh của mỗi nước thành viên, hay nói cáh khác, Hội nghị để tranh giành, phân chia thành quả cuộc chiến tranh chống phát xít tương ứng với so sánh lực lượng, vị trí, đóng góp của mỗi nước trong cuộc chiến tranh. Do vậy, Hội nghị diễn ra rất gay go, quyết liệt. - HS nghe, ghi chép. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Hội nghị Ianta đã đưa ra những quyết định quan trọng nào? - HS theo dõi SGK phát biểu. - GV nhận xét, kết luận. - Để minh hoạ rõ về thoả thuận này, GV treo bản đồ thế giới sau CTTG 2 lên bảng hướng dẫn học sinh kết hợp quan sát với phần chữ in nhỏ trong SGK để xác định trên đó các khu vực , phạm vi thế lực của Liên Xô, của Mĩ ( Và các Đồng minh Mĩ) - HS nghe, quan sát, làm việc với bản đồ, ghi chép. - Sau đó Gv đưa ra câu hỏi: Qua những quyết định quan trọng của Hội nghị I và qua việc quan sát trên bản đồ các khu vực, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, của Mĩ em có nhận xét gì về Hội nghị I? - HS thảo luận, phát biểu ý kiến, bổ sung cho nhau. - Để giúp HS hiểu rõ những thỏa thuận của Hội nghị Ianta, GV có thể sử dụng bản đồ thế giới để xác định các vị trí đóng quân và phạm vi ảnh hưởng của các nước, hoặc sử dụng bảng sau đây: Phạm vi Liên Xô Mĩ Châu Âu Châu Á Như vậy, Hội nghị Ianta và những quyết định của Hội nghị này đã tạo ra khuôn khổ để phân chia phạm vi ảnh hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới đó chủ yếu thực hiện và định đoạt bởi 2 siêu cường đại diện cho 2 chế độ chính trị đối lập nhau là Liên Xô ( XHCN ) và Mĩ ( TBCN ). Do đó, người ta thường gọi là “Trật tự hai cực Ianta” I. Hội nghị Ianta (2 - 1945) và những thoả thuận của ba cường quốc. * Hoàn cảnh triệu tập - Đầu 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề bức thiết đặc ra trước các nước Đồng minh đòi hỏi phải giải quyết , đó là: + Việc nhanh chóng đánh bại các nước phát xít. + Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. +Việc phân chia thành quả chiến thắng của các nước thắng trận. - Từ tháng 04 đến 11/12/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô ) với sự tham dự của những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. * Nội dung: + Thống nhất nhanh chóng tiêu diệt CN phát xít Đức, Italia và CN quân phiệt Nhật + Nhất trí thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới + Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Á. * Ý nghĩa: Những quyết định của Hội nghị I đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, từng bước thiết lập sau chiến tranh, thường gọi là trật tự 2 cực Ianta. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm: *Mục tiêu: Tìm hiểu về Liên hợp quốc. *Phương thức: - GV dẫn dắt vấn đề: Trong những thoả thuận đó, có 1 nội dung hết sức quan trọng đó chính là phải thành lập 1 tổ chức mang tầm quốc tế nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới - tổ chức Liên hợp quốc ra đời GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu các vấn đề thứ tự như sau: N1: Sự thành lập tổ chức LHQ?đến nay LHQ có bao nhiêu thành viên?em biết gì về quá trình VN gia nhập LHQ? N2: Mục đích?vai trò?hạn chế?liên hệ thực tiễn quan hệ quốc tế hiện nay? N3: Nguyên tắc hoạt động?VN đã vận dụng như thế nào trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên biển Đông? N4: Các cơ quan chính của LHQ? VN là thành viên không thường trực nhiệm kỳ nào?ý nghĩa? GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Sau khi các HS trình bày xong GV bổ sung và chốt từng vấn đề rồi cho các em ghi và có thể hỏi thêm: Theo em, nguyên tắc đảm bảo nhất trí giữa 5 cường quốc có tác dụng gi? - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, kết luận: Đây là một nguyên tác quan trọng đảm bảo cho LHQ thực hiện chức năng duy trì thế giới trong trật tự Ianta đồng thời nó trở thành nguyên tắc thực tiễn lớn đảm bảo cho sự chung sóng hoà bình , vừa đấu tranh, vừa chung sống trên thế giới. Nguyên tắc nhất trí còn để ngăn chặn không để nước lớn nào khống chế đuợc LHQ vào mục đích bá quyền nước lớn. Tuy có lúc bị tê liệt nhưng trong hơn 50 năm qua, LHQ không rơi vào tình trạng khống chế của một nước lớn. II. Sự thành lập Liên hợp quốc. - 25/4 – 26/6/1945: hội nghị quốc tế 50 nước họp tại Xanphranxixcô (Mĩ) à quyết định thành lập tổ chức LHQ. - 24/10/1945: LHQ họp phiên đầu tiên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực àngày LHQ * Mục đích: -Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. -Phát triển mqh hữu nghị giữa các dân tộc -Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết. *Nguyên tắc hoạt động: 5 nguyên tắc - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình. - Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Anh, Mĩ, Pháp LX (nay LB Nga), TQ. * Hiến chương LHQ còn quy định bộ máy của LHQ gồm 6 cơ quan Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế và Ban Thư kí * Vai trò: - Duy trì hoà bình và an ninh thế giới. - Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực. - Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. - Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo... *Việt Nam - LHQ: - 20/9/1977: VN gia nhập LHQ - thành viên 149. - 2007: VN là uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (nhiệm kì 2008 – 2009; 2019 – 2020). Phần III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập (Không dạy) III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập 3. Hoạt động luyện tập: Câu 1. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai A. đã hoàn toàn kết thúc. B. bước vào giai đoạn kết thúc. C. đang diễn ra vô cùng ác liệt. D. bùng nổ và ngày càng lan rộng. Câu 2. Tham dự Hội nghị Ianta (2/1945) gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào? A. Liên Xô, Mĩ, Anh. B. Liên Xô, Mĩ, Pháp. C. Anh, Pháp, Liên Xô. D. Anh, Pháp, Mĩ. Câu 3. Nội dung nào sau đây không có trong “Trật tự 2 cực Ianta” ? Trật tự thế giới mới hình thành sau CTTG II. Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. Câu 4. Theo thỏa thuận của các nước cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Nhật Bản B. Các nước phương Tây C. Liên Xô. D. Mĩ Câu 5. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế? Tạo nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới. Hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực-hai phe. Dẫn đến sự đối lập về mục tiêu giữa Liên Xô và Mĩ. 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: Thống kê và tìm hiểu về một số tổ chức LHQ hoạt động tại VN, tổ chức VH-GD đã giúp đỡ nước ta như thế nào, tìm hiểu và đánh giá tác động. V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC - Vẽ sơ đồ tổ chức LHQ - Học bài cũ, tìm hiểu trước bài 2.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_12_tiet_1_bai_1_su_hinh_thanh_trat_tu_th.doc