Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Bài 10: CÁCH mẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ

VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX.

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nêu được nguồn gốc, đặc điểm và các giai đoạn phát triển của CMKHCN.

- Trình bày được khái niệm, biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

- Phân tích được tác động của CMKHCN.

- Liên hệ được tình hình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

- Liên hệ thực tế ở địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường.

2. Năng lực

- Phát triển năng lực tự học và tự chủ, năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc HS khai thác và sử dụng các loại hình tư liệu lịch sử về nguồn gốc, đặc điểm và các giai đoạn phát triển của CMKHCN.

 - Phát triển năng lực tự học và tự chủ, năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc HS khai thác và sử dụng các loại hình tư liệu lịch sử về biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua

Trò chơi phân tích được tác động của CMKHCN.

 

doc 8 trang Trịnh Thu Huyền 9471
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VI: CÁCH mẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA.
Bài 10: CÁCH mẠNG KHOA HỌC- CÔNG NGHỆ
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX.
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức 
- Nêu được nguồn gốc, đặc điểm và các giai đoạn phát triển của CMKHCN.
- Trình bày được khái niệm, biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
- Phân tích được tác động của CMKHCN.
- Liên hệ được tình hình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
- Liên hệ thực tế ở địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường.
2. Năng lực 
- Phát triển năng lực tự học và tự chủ, năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc HS khai thác và sử dụng các loại hình tư liệu lịch sử về nguồn gốc, đặc điểm và các giai đoạn phát triển của CMKHCN.
 - Phát triển năng lực tự học và tự chủ, năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc HS khai thác và sử dụng các loại hình tư liệu lịch sử về biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua 
Trò chơi phân tích được tác động của CMKHCN.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc liên hệ thực tế ở địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc liên hệ được tình hình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa để giải quyết vấn đề môi trường.
3. Phẩm chất chủ yếu
Thông qua bài học bồi dưỡng cho học sinh phẩm chất Chăm chỉ để giáo dục ý chí vươn lên không ngừng và sự phát triển không có giới hạn của ý chí con người.Giáo dục trách nhiệm tuổi trẻ Việt Nam ngày nay phải cố gắng học tập và rèn luyện để đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học: : Phim , tranh ảnh về cuộc cách mạng khoa học- công nghệ. 
Học liệu: Lịch sử thế giới hiện đại, sách giáo khoa lịch sử lớp 12, sách giáo viên lịch sử lớp 12
Sách giáo khoa và đọc trước nội dung bài mới.
Sưu tầm tư liệu về cách mạng khoa học- công nghệ.
Laptop, máy chiếu.
Giấy A4 HS tự chuẩn bị.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động ( dự kiến 5 phút).
a. Mục tiêu
Với việc cho học sinh xem đoạn phim tư liệu về cuộc cách mạng 4.0 của Đài truyền hình Việt Nam. Học sinh có thể biết được những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ đang được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, các em chưa thể biết những nét cơ bản về cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và ảnh hưởng to lớn của nó đến sự phát triển của thế giới? Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung 
GV tổ chức cho HS xem phim tư liệu và trả lời câu hỏi.
 1. Vai trò cả khoa học- công nghệ trong cuộc sống của con người?
2. Nêu những hiểu biết của em về cuộc cách mạng 4.0?
Học sinh hoạt động các nhân, giáo viên quan sát và hỗ trợ. Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm để làm tình huống kết nối vào bài mới.
 c. Dự kiến sản phẩm 
	Hs xem đoạn phim tư liệu rồi trả lời câu hỏi ( Hs có thể trả lời chính xác hoặc không chính xác tùy mức độ nhận thức của HS nhưng cuối cùng giáo viên phải chốt ý dẫn dắt tạo tình huống để vào bài học
 d. Tổ chức thực hiện
	Gv yêu cầu HS tập trung xem đoạn phim tư liệu về cuộc cách mạng 4.0 để thấy được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đối với con người và thế giới ngày nay.
	HS trả lời câu hỏi GV đề ra.
	Gv chốt ý và dẫn dắt vào bài mơi
một trong những thay đổi lớn lao của tình hình thế giới ở thế kỉ XX chính là diễn ra cuộc cách mạng khoa học- công nghệ. Trải qua hơn một nửa thế kỉ, cuộc cách mạng này đã tác động như thế nào đến cuộc sống của con người và tình hình thế giới?
2. Hình thành kiến thức mới ( dự kiến 35 phút )
Hoạt động 1: Tìm hiểu Nguồn gốc, đặc điểm và các giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ( dự kiến 5 phút ).
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Dạy học khám phá.
- Phương tiện, học liệu: SGK, tài liệu các em sưu tầm sẵn về CM KHCN
 a. Mục tiêu 
 Qua quan sát hình ảnh, đọc SGK học sinh nêu được nguồn gốc, đặc điểm và các giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
 b. Nội dung 
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK kết hợp quan sát hình ảnh, thảo luận về các vấn đề sau: (GV có thể thay đổi các hình ảnh khác theo chủ ý của mình) Sử dụng hình ảnh gắn liền với cuộc sống của HS.
 Nguồn gốc, đặc điểm và các giai đoạn phát triển của cuộc cách mạng khoa hoc- kĩ thuật hiện đại?
 c. Sản phẩm dự kiến
 Hs xem hình và đọc sgk trả lời đươc:
- Nguồn gốc CMKHCN
- Đặc điểm CMKHCN
- Các giao đoạn phát triển.
 d. Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu học sinh tiến hành hoạt động cặp đôi.
Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. 
Sau khi đàm thoại ở cặp đôi, giáo viên gọi bất kì 1 -2 học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
Gv chốt ý ( nếu cần).
Nguồn gốc:
+ Do nhu cầu sản xuất và cuộc sống
+ Do nhu cầu con người ngày càng cao dẫn tới yêu cầu mới đối với KHKT
 Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ:
- Khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học: Khoa học đi trước ở đường cho kĩ thuật đến lượt mình kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
- Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn.
- Hiệu quả nghiên cứu khoa học ngày càng cao
 Các giai đoạn:
- Từ thập niên 40- thập niên 70 diễn ra trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật.
- Từ thập niên 70- nay diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ.
Hoạt động 2: Phân tích Tác động của cách mạng khoa học công nghệ với cuộc sống con người ( dự kiến 10 phút ).
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, kỹ thuật : Trò chơi BINGO
- Phương tiện, học liệu: SGK, Giấy A4, Thẻ giấy (huy động kiến thức)
 a. Mục tiêu
Thông qua trò chơi BINGO HS phân tích được tác động của CMKHCN.
 b. Nội dung 
	Tổ chức cho HS chơi Trò chơi BINGO.
 c. Dự kiến sản phẩm
	Hs nói được tác động tiêu cực và tích cực qua trò chơi.
 d. Tổ chức thực hiện
	Gv mô tả trò chơi, chia đội chơi. Có thể chia 3 đến 4 đội.
	Gv điều hành trò chơi và nhận xét, chốt ý ( nếu cần).
+ Tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ:
- Tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm
- Không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng sống của con người
- Tạo điều kiện để thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giáo dục theo hướng tích cực.
- Tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa, xu thế toàn cầu hóa phát triển.
	+ Tác động tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ:
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ do mục đích khác nhau mà gây nên những hậu quả: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bệnh tật.
Hoạt động 3. Tìm hiểu xu thế toàn cầu hóa ( dự kiến 5 phút ). 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Dạy học khám phá, kỹ thuật : Phát vấn cá nhân
- Phương tiện, học liệu: SGK
 a. Mục tiêu 
Thông qua đọc tư liệu trong SGK trang 69,70 HS trình bày được bản chất của toàn cầu hóa.
 b. Nội dung
Giáo viên cho học sinh đọc thông tin SGK, trang 69,70 để hiểu rõ bản chất của toàn cầu hóa.
 c. Gợi ý sản phẩm
 Hs đứng trả lời câu hỏi
 d. Tổ chức thực hiện 
 Giáo viên phát vấn cá nhân về các vấn đề sau:
1. Nêu hiểu biết của em về toàn cầu hóa?
Hs đọc SGK trả lời câu hỏi
Gv nhận xét và chốt kiến thức ( nếu cần). 
Toàn cầu hóa xuất hiện trong những năm 80 của thế kỉ XX và phát triển sau chiến tranh lạnh chấm dứt.
- Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau của các quốc gia, khu vực, dân tộc trên thế giới
Hoạt động 4: Tìm hiểu biểu hiện của toàn cầu hóa ( dự kiến 5 phút ).
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Dạy học hợp tác, Kỹ thuật: Trò chơi âm nhạc 
- Phương tiện, học liệu: SGK
 a. Mục tiêu
	Thông qua trò chơi âm nhạc HS nêu biểu hiện của toàn cầu hóa.
 b. Nội dung
	- Đọc SGK phân biệt được đâu là các biểu hiện của toàn cầu hóa.
 - HS thực hiện trò chơi theo gợi ý của GV.
 c. Sản phẩm
	Hs sau khi đọc SGK trình bày biểu hiện toàn cầu hóa bằng Rap
 d. Tổ chức thực hiện
	- Tổ chức trò chơi âm nhạc ( Gv phổ biến luật chơi và tiêu chí – đọc Rap)
- GV đánh giá kết quả .
- Biểu hiện của toàn cầu hóa :
+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế.
+ Sự phát triển to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
+ Sự sáp nhập của các công ty thành những tập đoàn lớn.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
- Toàn cầu hóa diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế.
Hoạt động 5: Liên hệ ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa đối với Việt Nam ( dự kiến 10 phút ).
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Dạy học hợp tác. Kỹ thuật phòng tranh.
- Phương tiện, học liệu: SGK, Giấy A0, nam châm, viết lông.
 a. Mục tiêu
 Thông qua dạy học hợp tác, kĩ thuật phòng tranh giúp HS liên hệ được tình hình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
 b. Nội dung 
	Gv chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi sau:
	- Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam có thời cơ và thách thức gì?
 c. Dự kiến sản phẩm 
Hs trình bày sản phảm trên giấy A4.
 d. Tổ chức thực hiện
	Gv yêu cầu 4 nhóm thảo luận. 
 HS tiến hành thảo luận, viết sản phẩm trên giấy A4.
 GV yêu cầu từng nhóm trình bày sản phẩm và phản biện nhóm khác. 
 GV nhận xét chốt ý ( nếu cần).
+ Tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa :
- mang lại sự tăng trưởng kinh tế cao
- Tăng cường sự canh tranh
- Tăng cường sự giao lưu văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật...
+ Hạn chế của xu thế toàn cầu hóa :
- Khoét sâu thêm sự bất công xã hội và hố ngăn cách giàu- nghèo càng lớn.
- Là cho mọi hoạt động và đời sống con người ngày càng kém an toàn hơn
- Nguy cớ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và độc lập chủ quyền của các quốc gia.
=> Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu không thể đảo ngược ; vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc. 
3. Hoạt động luyện tập ( dự kiến 5 phút ).
 a. Mục tiêu 
Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức, ý nghĩa của những thành tựu khoa học- kĩ thuật, xu thế toàn cầu hóa.
 b. Nội dung 
	Giáo viên cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm
 c. Sản phẩm 
	1.D 2.D 3.D 4.C 5.A 6.B
 d. Tổ chức thực hiện
	Gv trình chiếu câu hỏi trắc nghiệm trên máy chiếu. 
	GV nhận xét đánh giá, có thể cho điểm khuyến khích.
Câu 1. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX có nguồn gốc sâu xa từ
	A. sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
	B. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.
	C. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia.
	D. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất.
Câu 2. Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
	A. diễn ra trên một số lĩnh vực quan trọng.
	B. diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.
	C. diễn ra với qui mô và tốc độ chưa từng thấy.
	D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 3. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế 
	A. hòa hoãn tạm thời.	B. hợp tác và đấu tranh.
	C. đa dạng hóa.	D. toàn cầu hóa.
Câu 4. Biểu hiện nào chứng tỏ tính hai mặt của toàn cầu hóa?
	A. Tạo cơ hội phát triển cho các nước.
	B. Là thách thức đối với các nước công nghiệp mới.
	C. Vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức cho các dân tộc.
	D. Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
Câu 5. Hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX đến nay là
	A. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.
	B. dẫn tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư.
	C. xuất hiện những phát minh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ.
	D. đưa tới sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử.
Câu 6. Một trong những tác động quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đối với xu hướng phát triển chung của các nước tư bản hiện nay là
	A. tập trung nghiên cứu, phát minh và bán bản quyền thu lợi nhuận.
	B. liên kết kinh tế khu vực để tăng sức cạnh tranh.
	C. đầu tư nhiều cho giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.
	D. mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
4. Hoạt động vận dụng
 a. Mục tiêu
 - Liên hệ thực tế ở địa phương về vấn đề bảo vệ môi trường.
 b. Nội dung 
 	Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà).
Đề xuất biện pháp của Em trong việc hạn chế chất thải nhựa trong trường học của Em?
 c. Dự kiến sản phẩm
Trình bày kế hoạch trên một mặt giấy A4 làm tại nhà rồi nộp theo quy định.
 d. Tổ chức thực hiện
Gv giao cho HS làm theo nhóm yêu thích ( trong kế hoạch phải có thực trạng của vấn đề, giải pháp phải khả thi).
Bảng tiêu chí đánh giá bài viết
Tiêu chí
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Nội dung ( 4 điểm)
Nêu một cách chung chung về biện pháp hạn chế chất thải nhựa trong trường. ( 1 điểm)
Nêu được những biện pháp hạn chế chất thải nhựa trong trường nhưng chưa đầy đủ ( ( 1, 5 đến 2,5 điểm)
Nêu được những biện pháp hạn chế chất thải nhựa trong trường rõ ràng, có giải pháp. (3 đến 4 điểm)
Thể loại văn bản ( 1,0 điểm)
Không xây dựng được đoạn văn ( 0 điểm) 
Xây dựng được đoạn văn nhưng chưa hoàn chỉnh thiếu câu mở hoặc kết ( 0,5 điểm)
Xây dựng được đoạn văn hoàn chỉnh. ( 1 điểm)
Dẫn chứng ( 3,0 điểm)
Không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không đúng ( 0 điểm)
Dẫn chứng đúng với Nhưng chưa phong phú. ( 0,5 đến 1,5 điểm)
Dẫn đúng phong phú, chuẩn xác. Làm rõ được lập luận. ( 2-3 điểm)
Ngôn ngữ, văn phạm ( 2,0 điểm)
Câu văn chưa rõ ràng, thiếu chủ ngữ sai nhiều lỗi chính tả ( 0 điểm)
Câu văn rõ ràng, còn sai lỗi chính tả nhưng ít (2,3 lỗi), chữ viết rõ ràng. ( 0,5 đến 1 điểm)
Câu văn rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, suy luận logic. Không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ, khoa học. ( 1,5 đến 2,0)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_12_bai_10_cach_mang_khoa_hoc_cong_nghe_v.doc