Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 32: Sự ăn mòn kim loại (Tiết 1)

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 32: Sự ăn mòn kim loại (Tiết 1)

Tiết 32: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI (1/2)

A. Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức

Giải thích được:

- Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá.

- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.

Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.

Trọng tâm

 Ăn mòn điện hóa học .

2.Kĩ năng

- Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.

- Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.

 3. Thái độ:

Rèn thái độ học tập bộ môn, lòng say mê nghiên cứu khoa học.

 

doc 5 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 4710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 32: Sự ăn mòn kim loại (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / /201
Tiết 32: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI (1/2)
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức
Giải thích được:
- Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá.
- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.
Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
Trọng tâm
- Ăn mòn điện hóa học . 
2.Kĩ năng 
- Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.
- Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.. 
 3. Thái độ:
Rèn thái độ học tập bộ môn, lòng say mê nghiên cứu khoa học.
4. Định hướng năng lực đươc hình thành
	- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
	- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
	- Năng lực làm việc độc lập.
	- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
5. Tích hợp bảo vệ môi trường
+ Giúp học sinh có ý thức sử dụng bảo quản hợp lý, hiệu quả đồ dùng bằng kim loại một cách khoa học.
+ Sử dụng phế liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường.
+ Nhận biết được tác động tới môi trường do điện phân, mạ điện và điều chế kim loại.
B. Chuẩn bị:
 1. Phương pháp: Kĩ thuật đặt câu hỏi. Lắng nghe và phản hồi tích cực 
2. Phương tiện , thiết bị:
2.1. Giáo viên: 
Thanh Zn, Cu, dây dẫn, ddH2SO4 loãng, cốc thuỷ tinh 
HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
2.2. Học sinh:
C. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
12A1
12A3
2.Kiểm tra bài cũ: thế nào là cặp oxihoa khử? Lấy ví dụ minh hoạ? Trình bày quy tăc an pha?
3. Bài mới
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trên thực tế, chúng ta quan sát thấy đinh sắt để ngoài không khí thấy bị gỉ, nồi gang để trong không khí ẩm thấy hiện tượng sủi bọt. vậy đó là hiện tượng ji?
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
 I-Sự ăn mòn kim loại
Sự ăn mòn hoá học
Mục tiêu: Giải thích được:
- Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Thế nào là sự ăn mòn kim loại ?
Bản chất của sự ăn mòn kim loại là gì ?
- Bản chất của sự ăn mòn hoá học là gì ?
- Sự ăn mòn hoá học thường xảy ra ở đâu ?
-Dẫn ra các phản ứng hoá học 
minh hoạ.
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
- Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
M ® Mn+ + ne
1. Sự ăn mòn hoá học
- Bản chất của sự ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
- Thí dụ:
3Fe + 4H2O® Fe3O4 + 4 H2
2Fe + 3 Cl2 ® 2 FeCl3
3 Fe + 2 O2 ® Fe3O4
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 2 : 	 I-Sự ăn mòn kim loại
2. Sự ăn mòn điện hóa
Giải thích được:
- Các khái niệm: ăn mòn điện hoá.
- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.
Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Gv chia lớp thành 3 nhóm, thời gian 7 phút
Nhóm 1: thực hiện thí nghiệm về ăn mòn điện hoá (theo hình 4.11). 
+ Y/c hs quan sát và giải thích hiện tượng
GV kết luận và lưu ý HS đến các yếu tố : khí oxi tan trong dung dịch chất điện li và sự phát sinh dòng điện.
Nhóm 2. 
Thí nghiệm về các yếu tố gây ra ăn mòn điện hoá :
Ngắt dây dẫn nối 2 điện cực. 
Thay lá Cu bằng lá Zn (2 điện cực cùng chất, có nghĩa là kim loại tinh khiết). 
Không cho các điện cực tiếp xúc với dung dịch điện li (trong thí nghiệm này là dung dịch H2SO4). HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
GV chính xác hoá về các yếu tố cần và đủ để xảy ra ăn mòn điện hoá.
Nhóm 3
HS dùng tranh vẽ sẵn theo hình 4.12 SGK nhưng chỉ có một số chú thích sau : Lớp dung dịch chất điện li, vật bằng gang thép, các tinh thể Fe và C. HS xác định :
+ Các điện cực dương và âm.
+ Những phản ứng xảy ra ở các điện cực.
+yêu cầu HS phát biểu về bản chất của hiện tượng ăn mòn điện hoá.
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
2. Sự ăn mòn điện hoá
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
a - Thí nghiệm về ăn mòn điện hoá
Hiện tượng:
HS quan sát các hiện tượng (bọt khí H2 thoát ra ở điện cực nào, điện cực nào bị ăn mòn, bóng điện sáng hoặc kim vôn-kế bị lệch).
Giải thích:
HS vận dụng những hiểu biết của mình về pin điện hoá để giải thích các hiện tượng quan sát được. 
HS phát biểu nội dung khái niệm về ăn mòn điện hoá. 
Vậy: Sự ăn mòn điện hoá là sự ăn mòn kim loại do tác dụng của dd chất điện li và tạo nên dòng điện.
b - Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá 
* HS quan sát hiện tượng (không có bọt khí H2 thoát ra từ lá đồng (cực +), bóng điện không sáng) và nhận xét (lá kẽm không bị ăn mòn).
* HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
* HS hệ thống hoá các yếu tố gây ra hiện tượng ăn mòn điện hoá.
c - Cơ chế của ăn mòn điện hoá 
* HS xác định :
a) Các điện cực dương và âm.
b) Những phản ứng xảy ra ở các điện cực.
Cực dương
Xảy ra các pư khử
2H+ + 2e ® H2
O2+2H2O+4e® 4OH-
Cực âm
Xảy ra pư oxi hoá
Fe ® Fe2+ + 2e
HS phát biểu về bản chất của hiện tượng ăn mòn điện hoá
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
4. Củng cố
* Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1. Khi để miếng gang (hợp kim Fe-C) ngoài không khí ẩm. Hãy cho biết chất ăn mòn trong quá trình trên là gì?
	A. H+	B. O2 (kk)	C. H2O 	D. cacbon.
Câu 2. Các vỏ tầu (làm bằng thép) bị ăn mòn trong nước biển tạo thành gỉ sắt Fe(OH)3. Hãy cho biết quá trình ăn mòn nào đã xảy ra và chất ăn mòn là gì?
A. ăn mòn điện hoá và chất ăn mòn là O2
B. ăn mòn hoá học và chất ăn mòn là O2	.
C. ăn mòn điện hoá và chất ăn mòn là H+
D. cả A, C đều đúng.
Câu 3. Một chiếc chậu làm bằng sắt tây (sắt được tráng bằng thiếc) bị thủng rất nhanh khi bị một vết sước sâu tới lớp sắt phía trong. Hãy cho biết quá trình nào đã xảy ra và Fe đóng vai trò gì?
A. ăn mòn điện hoá và Fe đóng vai trò cực âm.	
B. ăn mòn hóa học	
C. ăn mòn điện hoá và Fe đóng vai trò cực dương.	
D. cả ăn mòn điện hoá và hóa học.	
Câu 4. Hãy so sánh tốc độ ăn mòn khi nhúng một thanh sắt tây (sắt được tráng bằng thiếc) và một thanh hợp kim Fe-Sn (thu được khi nung chảy Fe, Sn ) cùng vào các dung dịch HCl cùng nồng độ. 
A. sắt tây ăn mòn mạnh hơn	
B. thanh hợp kim bị ăn mòn nhanh hơn.
C. 2 thanh bị ăn mòn với tốc độ bằng nhau	
D. không xác định được 
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà: 
* Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: 
Tích hợp bảo vệ môi trường
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tìm hiểu trên internet y/c hs thảo luận về sự ảnh hưởng đến môi trường của ăn mòn kim loại
- Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: 
Trong các môi trường nước, không khí,đất sẽ bị ô nhiễm kim loại nặng nếu chúng ta không biết cách bảo vệ kim loại
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
 Về nhà học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_12_tiet_32_su_an_mon_kim_loai_tiet_1.doc