Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 21: Vật liệu polime (Tiết 1)

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 21: Vật liệu polime (Tiết 1)

Tiết 21 VẬT LIỆU POLIME (1/2)

 Số Tiết: 02

TIẾT 1

A.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

Trình bày được :

- Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của : chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp.

Trọng tâm

 Thành phần chính và cách sản xuất của : chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp

2.Kĩ năng

- Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su, keo dán thông dụng.

- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.

3.Thái đô

Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả.

 

doc 3 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 5040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 21: Vật liệu polime (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : \
Tiết 21 VẬT LIỆU POLIME (1/2)
	Số Tiết: 02
TIẾT 1
A.MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức 
Trình bày được :
- Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của : chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp. 
Trọng tâm
- Thành phần chính và cách sản xuất của : chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp
2.Kĩ năng 
- Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su, keo dán thông dụng.
- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.
3.Thái đô
Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả.
4. Định hướng năng lực đươc hình thành
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
	- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
	- Năng lực làm việc độc lập.
	- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
5. Tích hợp bảo vệ môi trường
+ Giúp học sinh có ý thức sử dụng, bảo quản, xử lý phế liệu từ vật liệu polime một cách hợp lý có hiệu quả.
+ Đề xuất sử dụng phế thải hoặc tiêu hủy một số vật liệu polime hợp lý.
 B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS
 1. Phương pháp
Phương pháp dạy học nhóm ; kĩ thuật khăn phủ bàn
2. Phương tiện , thiết bị:
Sách giáo khoa hoá 12
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
12A1
12A3
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới
 3.Bài mới:
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
nêu vấn đề hiện nay do tác dụng của môi trường xung quanh (không khí, nước, khí thải,...) kim loại và hợp kim bị ăn mòn rất nhiều, trong khi đó khoáng sản khai thác ngày càng cạn kiệt. Vì vậy việc đi tìm các nguồn nguyên liệu mới là cần thiết. Một trong các giải pháp là điều chế vật liệu polime.
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2(40 phút) : 	II. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
	A.Chất dẻo
Mục tiêu: 
GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
bằng cách chia hs thành 6 nhóm theo số thứ tự bàn học trong lớp 
 + Yêu cầu các nhóm :
+ Tìm hiểu khái niệm chất dẻo và vật liệu compozit
+thế nào là tính dẻo
+ pplietilen
+poli(vinylclorua)
+Poli(metylmetacrylat)
+ poli(phenol-fomandehit)
GV: Quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS khi cần thiết
rồi chốt kiến thức
HS: Hình thành các nhóm theo quy luật
Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm
 +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm
 +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
 + Chuẩn bị báo cáo các kết quả
HS:Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận
Nhóm 1 ,2 báo cáo
Chất dẻo : là vật liệu polime có tính dẻo
Thành phần chất dẻo: Thành phần chủ yếu của chất dẻo là polime, ngoài ra còn có một số chất khác như : chất hoá dẻo, chất độn, chất phụ gia.
Vật liệu compozit
- Compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.
Nhóm 3,4 báo cáo
Một số loại polime
 a- Polietilen (PE)
 nCH2 = CH2 ® (-CH2 - CH2 -)n 
 b- Polivinylclorua (PVC)
HS viết phương trình hoá học của phản ứng trùng hợp tạo ra PVC
 nCH2 = CH ® (-CH2 - CH -)n
 Cl Cl
 c- Polimetyl meta crylat (Thuỷ tinh hữu cơ)
 COOCH3
nCH2 = C - COOCH3 ® (-CH2-C-)n
 CH3	 CH3
 d) Poli(phenol- fomanđehit) (PPF) hay Baketit
GV:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS
B.TƠ
GV cho HS quan sát một mẫu tơ tằm, yêu cầu các em nhận xét về đặc điểm bên ngoài( gồm những sợi dài, mãnh, bền, đẹp )
ÞRút ra định nghĩa tơ (SGK)
2.Phân loại tơ
GV cho VD về một số tơ thuộc các nhóm riêng biệt gồm:
Nhóm 1: tơ tằm, tơ nhện
Nhóm 2: tơ visco, tơ xenlulozơ axetat
Nhóm 3: Tơ capron, tơ nilon
Yêu cầu HS tìm hiểu về nguồn gốc của các nhóm tơ trên. Sau đó gợi ý để các em phân loại được các loại tơ
*HS: 
1.khái niệm
Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài ,mảnh và có độ bền nhất định
2.Phân loại tơ
 a. Tơ tự nhiên
 b. Tơ hóa học
4.Củng cố: 
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thế nào là chất dẻo?Tính dẻo? Tơ?
5.Hướng dẫn về nhà :
Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_12_tiet_21_vat_lieu_polime_tiet_1.doc