Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 20: Đại cương về polime (Tiết 2)

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 20: Đại cương về polime (Tiết 2)

Tiết 20: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME (2/2)

 Số tiết: 02

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Trình bày được:

- Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí( trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ tính, ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng).

. Trọng tâm

 Đặc điểm cấu tạo và một số đặc tính vật lí chung (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính cơ học)

 Tính chất hóa học : phản ứng giữ nguyên mạch, cắt mạch, cộng mạch.

 Phương pháp điều chế: trùng hợp và trùng ngưng

2.Kĩ năng

- Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.

- Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng.

- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.

 

doc 5 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 4110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 20: Đại cương về polime (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
 Tiết 20: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME (2/2)
	Số tiết: 02
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức 
Trình bày được:
- Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí( trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ tính, ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng).
. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo và một số đặc tính vật lí chung (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính cơ học)
- Tính chất hóa học : phản ứng giữ nguyên mạch, cắt mạch, cộng mạch... 
- Phương pháp điều chế: trùng hợp và trùng ngưng
2.Kĩ năng 
- Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.
- Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng.
- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.
3.Thái đô
Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả.
4. Định hướng năng lực đươc hình thành
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
	- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
	- Năng lực làm việc độc lập.
	- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực tính toán hóa học.
B. CHUẨN BỊ
 1. Phương pháp: Phương pháp dạy học nhóm ,Kĩ thuật đặt câu hỏi .
2. Phương tiện , thiết bị:
.GV: Câu hỏi và bài tập vận dụng.
HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
12A1
12A3
2.Kiểm tra bài cũ: thế nào là polime?lấy ví dụ minh họa?trình bày cách gọi tên và phân loại polime
3. Bài mới:
Hoạt động:	II. Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
	V.Phương pháp điều chế
Mục tiêu: Trình bày được một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng).
GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
bằng cách chia hs thành 6 nhóm theo số thứ tự bàn học trong lớp 
 + Yêu cầu các nhóm :
+ Thế nào là phản ứng trùng hợp ? Điều kiện để có phản ứng trùng hợp
+ Thế nào là phản ứng trùng ngưng ? Điều kiện để có phản ứng trùng ngưng ?
GV: Quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS khi cần thiết điều hành chung để hs lĩnh hội được kiến thức về phản ứng trùng hợp,trùng ngưng
HS: Hình thành các nhóm theo quy luật
Rồi nhận nhiệm vụ học tập và làm việc theo nhóm
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm
 +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm
 +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
 + Chuẩn bị báo cáo các kết quả
HS:Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận
Nhóm 1 ,2 báo cáo
Khái niệm phản ứng trùng hợp
* Định nghĩa: trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome)giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime)
* Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có liên kết bội hoặc là vòng kém bền.
* Điều kiện cần : Về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng.
Nhóm 3,4 báo cáo
Khái niệm phản ứng trùngn gưng
Tên của các polime xuất phát từ tên của monome hoặc tên của loại hợp chất cộng thêm tiền tố poli.
Định nghĩa phản ứng trùng ngưng.
- Điều kiện của các monome tham gia phản ứng trùng ngưng.
* Điều kiện cần : Về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
VI.Ứng dụng 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu hs hãy nghiên cứu SGK kết hợp kiến thức thực tế hãy cho biết ứng dụng của polime cho sản xuất và đời sống mà em biết.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tiến hành giải quyết nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Làm các vật liệu phục vụ đời sống: Chất dẻo, tơ sợi .
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 3	III. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV:Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
Cả lớp 
Bài tập 1
 Một polime Y có cấu tạo mạch như sau:
 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - 
Công thức một mắc xích của polime Y là
	A. - CH2 - CH2 - CH2 -.	
B. - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 -.
	C. - CH2 -.	
D. - CH2 - CH2 -.
Bài tập 2:
Cho các polime: polietylen,xenlulozơ, amilo, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ nilon -6,6; poli(vinyl axetat). Những phân tử có cấu tạo mạch phân nhánh là
A. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
B. amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ nilon -6,6; poli(vinyl axetat).
C. amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
D. amilopectin, xenlulozơ.
GV: Quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS có thể giúp đỡ HS khi cần thiết
HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm
 +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm
 +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
 + Chuẩn bị báo cáo các kết quả
HS:Báo cáo kết quả và thảo luận
HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận
Bài tập 1
Đáp án D
. - CH2 - CH2
Bài tập 2:
Đáp án A :xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
GV:Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức cho điểm học sinh
Hoạt động 4	IV. Hoạt động vận dụng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Các em hãy liên hệ thực tiễn xem trong gia đình,địa phương các em có các loại polime nào
Liên hệ thực tiễn ở địa phương
Như là chất dẻo,cao su 
Hoạt động 5	IV. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 Ngoài các polime đa biết trong sách giáo khoa.em còn biết thêm thông tin nào? Qua mạng internet các em hãy tìm hiểu
Liên hệ thực tiễn ở địa phương
Như là chất dẻo,cao su 
4.Củng cố: 
Hệ thống bài. HS làm các bài tập 1,2 SGK.
5.Hướng dẫn về nhà :
Nắm bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_12_tiet_20_dai_cuong_ve_polime_tiet_2.doc