Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Polime và vật liệu Polime - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Vũ

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Polime và vật liệu Polime - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Vũ

Nội dung kiến thức:

- Học sinh cần chiếm lĩnh được các kiến thức sau: Khái niệm, phân loại, lý tính và hóa tính của polime.Từ đó liên hệ được các ứng dụng trong thực tế. Đặc biệt tăng hiểu biết hạn chế sử dụng rát thải nhựa

I. Mục tiêu

1. Năng lực:

-Năng lực chung:

+/ Năng lực giao tiếp - hợp tác

+/ Năng lực giải quyết vấn đề - sáng tạo

+/ Tự chủ và tự học

- Năng lực hóa học: phân biệt được các vật liệu polime, so sánh được tính chất của các vật liệu polime, ứng dụng thực tế của polime, phương pháp điều chế polime

2. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, chăm chỉ, yêu nước và trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: chuẩn bị các vật liệu polime chất dẻo, cao su, tơ, keo dán.

2. Tài liệu học: sách giáo khoa, sách tham khảo và tài liệu hóa học trên trang web giáo viên sẽ giới thiệu các trang web uy tín.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: 1 tiết

a) Mục tiêu:

Hiểu và vận dụng được kiến thức bài học polime thông qua các tính chất vật lý, hóa học, điều chế để giải thích các ứng dụng trong thực tế, tuyên truyền rát thải nhựa.

Học sinh sẽ hoạt động theo nhóm tìm hiểu bài học và đóng góp xây dựng bài và kết thúc tiết 2 học sinh về chuẩn bị làm sản phẩm các chậu hoa kiển từ các loại nhựa tái chế tại nhà tại nhà

b) Nội dung hoạt động:

Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động nghiên cứu bài học, mỗi nhóm có một nhóm trưởng, một thư ký và một học sinh có năng lực báo cáo tốt do nhóm tự bầu chọn.

c) Sản phẩm học tập:

Học sinh sẽ trả lời câu hỏi theo nhóm về quan điểm của mình để xây dựng bài học, tiến hành thí nghiệm, trình bài kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét và các nhóm khách đánh giá, có thể đề xuất giải pháp khác. Và lắng nghe, ghi nhận nhận xét, đánh giá của giáo viên để sửa chữa hoàn thiện sản phẩm hoac

d) Tổ chức hoạt động:

GV: cho học sinh xem video thí nghiệm điều chế tơ nilon 6, nilon 6,6.

Cho học sinh xem các dụng cụ là vật liệu polime chất dẻo, cao su, tơ , keo dán để hình dung so sánh và khái niệm polime và các tính chất của chúng

Tiếp theo GV: đặt các câu hỏi cho học sinh hoạt động nhóm và tiến hành thảo luận trả lời

 

docx 15 trang hoaivy21 5090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chuyên đề: Polime và vật liệu Polime - Năm học 2020-2021 - Trần Văn Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Nguyễn Việt Hồng
Tổ: Hóa học
Ngày: 30/8/2020
Họ và tên giáo viên:
Trần Văn Vũ
TÊN BÀI DẠY: CHUYÊN ĐỀ: “ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME”
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học; Lớp: 12
Thời gian thực hiện: 6 (số tiết)
Nội dung kiến thức: 
- Học sinh cần chiếm lĩnh được các kiến thức sau: Khái niệm, phân loại, lý tính và hóa tính của polime.Từ đó liên hệ được các ứng dụng trong thực tế. Đặc biệt tăng hiểu biết hạn chế sử dụng rát thải nhựa
I. Mục tiêu
1. Năng lực: 
-Năng lực chung:
+/ Năng lực giao tiếp - hợp tác
+/ Năng lực giải quyết vấn đề - sáng tạo
+/ Tự chủ và tự học
- Năng lực hóa học: phân biệt được các vật liệu polime, so sánh được tính chất của các vật liệu polime, ứng dụng thực tế của polime, phương pháp điều chế polime
2. Phẩm chất: nhân ái, trung thực, chăm chỉ, yêu nước và trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: chuẩn bị các vật liệu polime chất dẻo, cao su, tơ, keo dán.
2. Tài liệu học: sách giáo khoa, sách tham khảo và tài liệu hóa học trên trang web giáo viên sẽ giới thiệu các trang web uy tín.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: 1 tiết
a) Mục tiêu: 
Hiểu và vận dụng được kiến thức bài học polime thông qua các tính chất vật lý, hóa học, điều chế để giải thích các ứng dụng trong thực tế, tuyên truyền rát thải nhựa.
Học sinh sẽ hoạt động theo nhóm tìm hiểu bài học và đóng góp xây dựng bài và kết thúc tiết 2 học sinh về chuẩn bị làm sản phẩm các chậu hoa kiển từ các loại nhựa tái chế tại nhà tại nhà
b) Nội dung hoạt động:
Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động nghiên cứu bài học, mỗi nhóm có một nhóm trưởng, một thư ký và một học sinh có năng lực báo cáo tốt do nhóm tự bầu chọn.
c) Sản phẩm học tập: 
Học sinh sẽ trả lời câu hỏi theo nhóm về quan điểm của mình để xây dựng bài học, tiến hành thí nghiệm, trình bài kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét và các nhóm khách đánh giá, có thể đề xuất giải pháp khác. Và lắng nghe, ghi nhận nhận xét, đánh giá của giáo viên để sửa chữa hoàn thiện sản phẩm hoac
d) Tổ chức hoạt động: 
GV: cho học sinh xem video thí nghiệm điều chế tơ nilon 6, nilon 6,6.
Cho học sinh xem các dụng cụ là vật liệu polime chất dẻo, cao su, tơ , keo dán để hình dung so sánh và khái niệm polime và các tính chất của chúng
Tiếp theo GV: đặt các câu hỏi cho học sinh hoạt động nhóm và tiến hành thảo luận trả lời
Câu 1: Nhóm 1: trả lời các câu hỏi sau
Polime là gì? 
Tiền giấy và tiền polime thì cái nào mới là polime?
Phân loại các polime?
Co mấy cách điều chế polime
Câu 2: Nhóm 2: Hãy nêu khái niệm về chất dẻo, thành phần của chất dẻo, Liệt kê tên gọi và công thức của một số chất dẻo thường gặp trong đời sống? 
Câu 3: Nhóm 3: Hãy nêu khái niệm về cao su, thành phần đặc điểm của cao su, liệt kê tên gọi và công thức của một số cao su thường gặp trong đời sống? 
Câu 4: Nhóm 4: Hãy nêu khái niệm về tơ, phân loại tơ, liệt kê tên gọi và công thức của một số loại tơ thường gặp trong đời sống? 
Câu 5: Cho học sinh xem quy trình sản xuất tơ tầm và các em quan sát rút ra kết luận?
Câu 6: Tiến hành thiết kế các chậu trồng hoa kiểng từ các vật liệu tái chế tại nhà
 Tiêu chí sản phẩm 
Yêu cầu cần đạt:
- Sử dụng các loại nhựa đã qua sử dụng thiết kế lại các chậu hoa kiểng để bảo vệ môi trường, giảm rát thải nhựa.
- màu sắc trang trí, qui trình thiết kế.
 - Trưng bài sản phẩm: đẹp, sạch, khoa học hợp lí 
Yêu Cầu
Điểm
Yêu cầu
Điểm
Màu sắc trang trí
5
Báo cáo
30
Qui trình thiết kế
10
Trưng bày
10
Tính ứng dụng
5
Bảo đảm an toàn vệ sinh
10
Chăm chỉ
10
Poster
10
Tính đoàn kết
10
2. Hoạt động 2: 3 tiết
Học sinh sẽ thực hành hoạt động nhóm theo nhiệm vụ ở hoạt động 1 đề ra là trả lời câu hỏi từ 1 đến 5 nêu ở hoạt động 1.
a) Mục tiêu: 
Mục tiêu là phát huy các năng lực và phẩm chất học sinh tối đa qua tham gia hoạt động nhóm đề nghiên cứu bài học và chiếm lĩnh được kiến thức về ester và chất béo.
b) Nội dung hoạt động: 
HS: sẽ hoạt động nhóm đựa trên nguồn tài liệu sách giáo khoa trả lời các câu hỏi 1,2,3,4,6 . lần lượt các nhóm cùng lắng nghe và bổ sung đóng góp ý kiến, sau đó giáo viên kết luận các kiến thức trọng tâm và những thắc mắc của các nhóm nếu có.
HS: trả lời câu hỏi từ 1 đến 5
c) Sản phẩm học tập:
- Bài thuyết trình trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
 d) Tổ chức thực hiện: 
tiêu chí đánh giá cho các sản phẩm hoạt động nhóm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC BẠN HỌC SINH
Họ và tên người đánh giá:
Nhóm:
Có 4 mức độ: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu
Tên Thành viên
Tổ chức và quản lý nhóm
Đóng gớp ý tưởng
Hổ trợ đồng đội
Nghiêm túc, nhiệt tình
Hợp tác làm việc nhóm
Đạo đức và trách nhiệm
Tổng
1/
2/
3/
4/
5/
6/
7/
Bảng 3: Phiếu đánh giá cúa học sinh
3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 1 Tiết)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi bài tập năng cao năng lực và kỹ năng vận dụng 
b) Nội dung hoạt động: 
Bài tập:
BIẾT
1. Các polime 
A. không có nhiệt độ nóng chảy xác định và dễ bay hơi.
B. không có nhiệt độ nóng chảy xác định và khó bay hơi.
C. có nhiệt độ nóng chảy xác định và khó bay hơi.
D. có nhiệt độ nóng chảy xác định và dễ bay hơi.
2. Chất nào sau đây không phải là polime?
A. Amilozơ.	B. Xenlulozơ.	C. Thuỷ tinh hữu cơ. D. Lipit.
3. Cho các polime: cao su buna, amilopectin, xenlulozơ, tơ nilon, teflon. Có bao nhiêu polime là polime thiên nhiên?
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
4. Polime nào sau đây không phải là polime tổng hợp?
A. Teflon.	B. Tơ capron.	C. Tơ tằm.	D. Tơ nilon.
5. Polime nào không tan trong mọi dung môi và bền vững nhất về mặt hoá học?
A. PVC.	B. Cao su lưu hoá.	C. Teflon.	D. Tơ nilon.
6. Đặc điểm cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là
A. Có liên kết kép.	B. Có sự liên hợp các liên kết kép.
C. Có từ hai nhóm chức trở lên.	D. Có hai nhóm chức đầu mạch phản ứng được với nhau.
7. Đặc điểm cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. Có hai nhóm chức trở lên.	B. Có hai nhóm chức khác nhau.
C. Có hai nhóm chức giống nhau.	D. Có hai nhóm chức giống nhau hoặc khác nhau.
8. Những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ nguyên được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng, được gọi là 
A. polime.	B. chất dẻo.	C. cao su.	D. tơ.
9. Tơ có 2 loại là
A. tơ thiên nhiên và tơ tổng hợp.	B. tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo.
C. tơ nhân tạo và tơ tổng hợp.	D. tơ thiên nhiên và tơ hoá học.
10. Tơ hoá học là tơ 
A. có sẵn trong thiên nhiên.
B. được sản xuất từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng con đường hoá học.
C. được chế biến bằng phương pháp hoá học.
D. được sản xuất từ những polime tổng hợp.
11. Polivinylaxetat dùng làm vật liệu nào sau đây?
A. Chất dẻo 	 B. Cao su 	C. Tơ D. Keo dán
12. Để điều chế polime ta thực hiện phản ứng
A. cộng 	B. trùng hợp	C. trùng ngưng	D. trùng hợp hoặc trùng ngưng
13. Polime là
A. hợp chất có khối lượng phân tử rất lớn.	
B. hợp chất cao phân tử
C. hợp chất mà phân tử gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau	
D. hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
14. Polime được dùng để tráng lên chảo, nồi để chống dính là
	A. PVC (poli(vinyl clorua))	B. PE. (polietilen)
	C. Poli(vinyl axetat) 	D. teflon (poli(tetraflo etilen))
HIỂU
1. Tơ nitron thuộc loại tơ 
A. poliamit.	B. polieste.	C. vinylic.	D. thiªn nhiªn.
2. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protit
B. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit
C. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao
D.Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt. 
3. Tơ nilon – 6,6 là
A. Hexaclo xiclohexan 
B. Poliamit của axit adipic và hexametylendiamin 
C. Poliamit của - aminocaproic 
D. Polieste của axit adipic và etilenglycol
4. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ Capron B. Xenlulozơtrinitrat	C. Poliphênolfomandehit D. Nilon – 6,6
5. Nilon – 6,6 là polime được điều chế bằng phản ứng?
A. Trùng hợp B. Trùng ngưng	C. Đồng trùng hợp D. Đồng trùng ngưng 
6. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tơ tằm là tơ thiên nhiên	B. Tơ viso là tơ thiên nhiên vì xuất xứ từ sợi xenlulozơ
C. Tơ nilon – 6,6 là tơ tổng hợp 	D. Tơ hoá học gồm 2 loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp
7. Người ta có thể phân biệt được lụa sản xuất từ tơ nhân tạo (tơ viso, tơ xenlulozơtriaxetat) và tơ thiên nhiên (tơ tằm, len) bằng cách nào sau đây?
A. Ngâm trong HNO3 đặc B. Ngâm trong H2SO4 đặc	C. Đốt D. Xé
8. Trong số các polime sau: Tơ tằm (1), sợi bông (2), len (3), tơ nitron (4), tơ viso (5), nilon – 6,6 (6), tơ axetat (7). Loại tơ nào có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A. 1, 2, 3 b. 2, 3, 6	C. 2, 3, 7 D.5, 6, 7
9. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein, tinh bột, xenlulozơ là polime thiên nhiên
B. Polime thiên nhiên là những polime điều chế từ những chất có sẵn trong thiên nhiên
C. Tơ, sợi được điều chế từ những sản phẩm chế biến từ dầu mỏ gọi là tơ tổng hợp
D. Tơ viso, tơ axetat là tơ nhân tạo, được chế biến hoá học từ các polime thiên nhiên
10. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Đặc điểm của monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử monome phải có liên kết kép
B. Đặc điểm của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là phải có từ hai nhóm chức trở lên
C. Sản phẩm của phản ứng trùng hợp có tách ra các phân tử nhỏ
D. Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng có tách ra các phân tử nhỏ
11. Polime thu được từ propen là
A. (-CH2-CH2-)n; 	 B. (-CH2-CH2-CH2-)n; 	
12. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tinh bột là polime mạch không phân nhánh.	B. Aminoaxit là hợp chất đa chức.
C. Đồng trùng hợp là quá trình có giải phóng những pt nhỏ.	D. Tất cả đều sai
13. Cho các chất sau: (1): Tinh bột; (2): Cao su (C5H8)n; (3): Tơ tằm (-NH-R-CO-)n
Polime nào là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng?
A. (1)	B. (3) 	C. (2)	D. (1) và (2)
14. Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng?
A. Polietilen	B. Poli(vinyl clorua)	C. Cao su buna.	D. Xenlulozơ
15. Có thể điều chế PE bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH2=CH2	 B. CH2=CH-CH3 C. CH2-CHCl	D. CH2=CHOCOCH3
16. Có thể điều chế PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây?
A. CH3CH=CH2	B. CH2=CHCl 	C. CH3CH2Cl 	D. CH2=CHCH2Cl
17. Polime có công thức [(-CO-(CH2)4-CO-NH-(CH2)6-NH-]n thuộc loại nào?
A. Chất dẻo	B. Cao su	C. Tơ nilon	D. Tơ capron
18. Cao su Buna không tham gia phản ứng nào trong số các phản ứng sau?
A. Cộng H2	B. Với dung dịch NaOH	C. Với Cl2/as	D. Cộng dung dịch brôm
19. Có thể điều chế polipropylen từ monome nào sau đây?
A. CH2=CHCH3	B. CH3CH2CH3	C. CH3CH2CH2Cl	D. CH3CHClCH3
20. Cho biến hóa sau: Xenlulozơ → A → B → C → Cao su buna. A, B, C là những chất nào?
A. CH3COOH,C2H5OH, CH3CHO. 	B.C6H12O6(glucozơ),C2H5OH,CH2=CH− CH=CH2
C.C6H12O6(glucozơ), CH3COOH, HCOOH	D. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH
21. Polime nào sau đây được tổng hợp axit terephtalic và etilenglycol?
A. Tơ nilon – 6,6 B. Tơ lapsan B. Tơ nitron D. Nhựa novolac
22. Chất không phải polime là
A. tinh bột	B. isopren	C. thủy tinh hữu cơ	D. xenlulozơ triaxetat
23. Polime có dạng phân nhánh là
	A. poli vinylclorua	B. amilozơ	C. polietilen	D. poli metyl metaacrylat
24. Polime có thể tham gia phản ứng cộng với H2 là
	A. poli vinylclorua	B. cao su buna	C. polipropen	D. nilon - 6,6
25. Polime có thể thủy phân trong môi trường kiềm là
A. tơ capron	B. polistiren	C. teflon	D. poli phenol fomanđehit
26. Polime có thể tham gia phản ứng cộng với H2 và có thể bị thủy phân trong môi trường kiềm là
	A. xenlulo trinitrat	B. cao su isopren	C. thủy tinh hữu cơ	D. cao su clopren
27 Phát biểu nào sau đây là sai?
	A. Tơ tằm là tơ thiên nhiên	B. Tơ visco là tơ thiên nhiên vì xuất xứ từ sợi xenlulozơ
	C. Tơ nilon -6,6	D. Tơ hóa học gồm hai loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp
28. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bản chất cấu tạo hóa học của sợi bông là xenlulozơ	
B. Bản chất cấu tạo hóa học của tơ tằm và len là protein.
C. Bản chất cấu tạo hóa học của tơ nilon là poliamit.
D. Quần áo nilon, len, tơ tằm giặt được với xà phòng có độ kiềm cao.
29. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ capron	B. Poli phenolfomanđehit	C. Xenlulozơ triniatrat	D. Nilon -6,6
30. Nilon - 6,6 là polime được điều chế từ phản ứng
A. trùng hợp	B. đồng trùng hợp	C. trùng ngưng	D. đồng trùng ngưng
31. Hai chất nào dưới đây tham gia phản ứng trùng ngưng với nhau tạo tơ nilon -6,6?
	A. Axit adipit và etylenglicol	B. Axit piric và hexanmetylenđiamin
	C. Axit ađipic và hexanmetylenđiamin	D. Axit glutamic và hexametylenđiamin
32. Phương án nào sau đây thích hợp để điều chế (-CH2-CHOH-)n.
 A. (-CH2-CH(OCOCH3)-)n + NaOH	B. trùng hợp CH2=CH-OH
	C. (-CH2-CHCl-)n + H2O	D. (-CH2-CH(COOCH3)-)n + NaOH
33. Cho các polime sau: (-CH2-CH2)n, (-CH2-CH=CH-CH2-)n, (-NH-CH2-CO-)n. Công thức của monme để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
	A. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, H2N-CH2-CH2-COOH	
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2N-CH2-COOH.
C. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, H2N-CH2-COOH.
D. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, CH3-CH(NH2)-COOH..
34. Trong số các loại tơ sau: (1) [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n, (2) [-NH-(CH3)5-CO-]n, 
(3) [C6H7O2(OOC-CH3]n. Tơ thuộc loại poliamit là
	A. (1), (3)	B. (1), (2)	C. (1), (2), (3)	D. (2), (3).
35. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
	A. propen	B. isopren	C. toluen	D. stiren
36. Polime nào sau đây có thể là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng? (1) tinh bột (C6H10O5)n, (2) cao su (C5H8)n, (3) tơ tằm (-NH-R-CO-)n. 
	A. (1)	B. (3)	C. (1), (2)	D. (1), (3)
37. Cho các chất sau đây: 1. H2N-CH2-CH2-COOH 2. CH2 = CH-COOH 
 3. CH2O và C6H5OH 4. HO-CH2-COOH
 Các trường hợp nào có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng?
 A. 1, 2, 3 B.1, 2, 4 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4
38. Thủy tinh hữu cơ được điều chế từ
	A. buta-1,3-đien và stiren	B. metyl metacrylat
	C. axit terephtalic và etylen glicol	D. axit -aminoenantoic.
39. Dãy nào sau đây chỉ chứa tơ nhân tạo?
	A. Tơ capron, tơ axetat, tơ visco	B. Tơ axetat, tơ visco, tơ đồng-amoniac
	C. Tơ polieste, tơ visco, tơ đồng- amoniac	D. Tơ polieste, tơ visco, tơ axetat.
40. Nguyên liệu để sản xuất tơ visco là
	A. xenlulozơ	B. caprolactam	C. vinyl axetat	D. alanin
41. Để giặt áo bằng len, lông cừu cần dùng loại xà phòng có tính chất
	A. xà phòng có tính bazơ	B. xà phòng có tính axit
	C. xà phòng trung tính	D. loại nào cũng được
42. Polipepti ( -NH-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
	A. axit - amino propionic	B. glixin	C. alanin	D. axit glutamic
43. Bản chất của sự lưu hoá cao su là
	A. tạo cầu nối đisunfua giúp cao su có cấu tạo mạng không gian	B. tạo loại cao su nhẹ
	C. giảm giá thành	D. làm cao su dể ăn khuôn
44. Tơ nilon - 6,6 là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng giữa
 A. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)4-NH2	 B. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2
 C. HOOC-(CH2)6-COOH và H2N-(CH2)6-NH2	 D. HOOC-(CH2)4-NH2 và H2N-(CH2)4-COOH
45. Phản ứng nào sau đây không tạo ra tơ?
 A. Trùng hợp caprolactam.	 B. Trùng ngưng axit e-aminocaproic.
 C. Trùng hợp vinyl xianua.	 D. Trùng hợp vinyl axetat.
46. Cho các chất sau: etilenglicol (A), hexametylenđiamin (B), axit α-aminocaproic (C), axit acrylic (D), axit ađipic (E). Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. A, B B. A, C, E C. D, E D. A, B, C, E.
VÂN DỤNG
1. Polietilen có khối lượng phân tử 500 đvC có hệ số trùng hợp n là
A. 50	B. 500	C. 1700	 D. 178 
2. Polisaccarit ( C6H10O5)n có khối lượng phân tử là 162000 đvC có hệ số trùng hợp là 
A. 1600	B. 162	C. 1000 	D.10000
3. Clo hoá PVC được một loại tơ Clorin chứa 66,6% Clo. Trung bình một phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắc xích PVC?
 A. 1 B. 2 	 C. 3 D. 4
4. Dạng tơ nilon phổ biến nhất là nilon – 6,6 có 63,68% C; 12,38% N; 9,8%H; 14,4% O. Công thức đơn giản nhất của nilon – 6, 6 là
A. C5NH9O B. C6N2H10O	B. C6NH11O D. C6NH11O2
5. Hệ số trùng hợp của loại polietilen có khối lượng phân tử là 4984 đvC và của polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử 162000 đvC lần lượt là
A. 178 và 1000	B. 187 và 100	C. 278 và 1000	D. 178 và 2000
6. Khối lượng phân tử trung bình của Xenlulozơ trong sợi gai là 590000đvc. Số gốc C6H10O5 trong phân tư Xenlulozơ trên là
A. 3641	B. 3661	C. 2771	D 3773
7. Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ nHO: nCO= 1:1. Polime trên là
	A. poli(vinyl colrua)	B. polietilen	C. tinh bột	D. protein
8. Polime X có phân tử khối M=280000 đvC và hệ số trùng hợp n=10000. X là
	A. polietilen	B. polivinylclorua	C. polistiren	 D. polivinyl axetat
9. Hệ số trùng hợp (số mắt xích) lần lượt của tơ nilon-6,6 (biết M=2500 gam) và của tơ capron (biết M=15000 gam) là
	A. 11 và 123	B. 11 và 133	C. 22 và 123	D. 22 và 133
10. Khi đốt cháy polime X chỉ thu được CO2 và hơi nướcvới tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. X là 
A. Poli(vinylclorua) B. Polistiren	C. Tinh bột	D. Polipropilen
VẬN DỤNG CAO
1. Poli vinyl clo rua (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 95% khí thiên nhiên) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:
Metan axetilen vinyl clorua PVC. Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên(đktc)?
	A. 5894 m3	B. 5895m3	C. 2947 m3	D. 5890m3.
2. Muốn tổng hợp 120 kg poli metylmetacrylat thì khối lượng của axit và rượu tương ứng cần dùng lần lượt là bao nhiêu? Biết hiệu suất quá trình este hóa và trùng hợp là 60% và 80%.
A. 215 kg và 80 kg	 B. 129 kg và 48 kg C. 108 kg và 40 kg D. 215 kg và 48 kg
3. Đốt hoàn toàn 8,7g amino axit A(có 1 nhóm cacboxyl) thu được 0,3mol CO2, 0,25mol nước và 1,12 lit khí trơ đkc. Công thức polime tạo ra từ A là :
A. −(NHCH2CH2CO)n− B. −(CHNH2CHCOOH)n−
C. −(CH2NH2CCOOH)n− D. B và C đúng
4. Đốt cháy 1 thể tích hydrocacbon A mạch nhánh cần 6 thể tích oxy và tạo ra 4 thể tích CO2. Polime tạo ra từ A là:
A. −(CH2CH=CHCH2)n− B. −(CH2C(CH3)2)n
C. −(CH2CH(CHCH3)n− D. −(CH3CHCHCH3)n−
5. Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %) 	
A. 55 lít. 	B. 81 lít. 	C. 49 lít. 	D. 70 lít. 
6. Khi đốt cháy một polime sinh ra từ phản ứng đồng trùng hợp isopren với acrilonitrin bằng lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí gồm CO2, hơi nước và N2 trong đó CO2 chiếm 58,33% về thể tích. Tỉ lệ số mắc xích isopren và acrilonitrin trong polime trên là :
A. 3 :2	B. 1 :2	C. 2 :1	D. 1 :3
7. Từ etylen điều chế PVC theo sơ đồ:
Etylen 1,2- điclo etan vinylclorua
Hiệu suất các phản ứng tương ứng là 80%, 70% và 62,5%. Thể tích etylen(đkc) cần lấy để điều chế 1 tấn PVC là:	
A. 1064 m3	B. 1008m3	C. 1046 m3	D. 1024 m3
8. Cứ 45,75 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 20 gam brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích buta-1,3-đien và stiren trong cao su buna-S là 
	A. 2 : 3	B.1 : 3	C. 3 : 5	D. 1 : 2
4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 1 tiết)
a) Mục tiêu: 
Tái chế các polime đã qua sử dụng để trồng cây kiểng, cây hoa tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.
Rèn luyện tính tiết kiệm và óc sáng tạo của học sinh trong việc thiết kế các mô hình trồng cây.
Tăng khả năng tư duy và tiềm hiểu nghiên cứu thêm về lý tính, hóa tính , ứng dụng của vật liệu polime. Phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.Chung tay vì môi trường không rát thải nhựa và phế liệu polime khó phân hủy
b) Nội dung: 
Học sinh thực hiện trả lời câu 6. Các bạn học sinh về nhà điều chế dầu dừa và tiến hành báo cáo nhật ký qua mail, zalo cho giáo viên.
Giáo viên giải quyết thắc mắc và tiến hành hướng dẫn thêm cho học sinh
c) Sản phẩm học tập: File Word và sản phẩm dầu dừa
d) Tổ chức thực hiện: 
Học sinh trình bài sản phẩm, tiến hành báo cáo bằng file Powerpoint, nộp file word cho giáo viên chấm theo nhóm, các bạn nhóm khác và giáo viên đặt câu hỏi thảo luận cho nhóm báo cáo.
Nhóm báo cáo trình bày sản phẩm và trả lời thắc mắc
Gv: tổng kết và đánh giá dựa trên các tiêu chí bảng số 1
Gv: giao nhiệm vụ tiếp theo cho chuyên đề: “ Đại cương kim loại”
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
Họ và tên: 
Nhóm: .
STT
Tiêu chí
Thường xuyên
Tương đối
Thỉnh thoảng
Ít khi
1
Tôi hoàn thành cong việc cá nhân trong nhóm
2
Tôi theo sự điều hành của nhóm trưởng
3
Chủ động tham gia thảo luận
4
Lắng nghe và đóng góp ý kiến tích cực
5
Tôn trọng các bạn trong nhóm
6
Hiểu nhiệm vụ của mình trong nhóm
7
Thường xuyên liên lạc và làm việc đúng giờ
8
Xếp loại chung
Bảng 4. Phiếu tự đánh giá bản thân
-------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_12_chuyen_de_polime_va_vat_lieu_polime_n.docx