Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương 1, 2
HOẠCH BÀI DẠY
Tiết 1,2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM
Tiết 1:
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực hóa học
a. Nhận thức hóa học
+ Biết khái niệm và tính chất vật lí, cách gọi tên của hidrocacbon, biết cách điều chế CH4, anken, axetilen, butadien.
+ Hiểu, viết được các PTHH biểu hiện tính chất của ankan, anken, ankin, ankadien.
b. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
+ Bằng những kiến thức đã học lập nên mối liên hệ giữa các hidrocacbon.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
+ Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến tính chất hóa học và ứng dụng của hidrocacbon trong đời sống, trong công nghiệp.
+ Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống như sử dụng polime đúng cách, không lãng phí, không xả rác thải polime bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
+ Vận dụng giải các bài tập tính theo PTHH, bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng.
2. Năng lực chung
a. Tự chủ và tự học
Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (có ứng dụng CNTT) để thu thập và xử lí thông tin giải quyết các vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ học tập
HOẠCH BÀI DẠY Tiết 1,2: ÔN TẬP ĐẦU NĂM Tiết 1: I. MỤC TIÊU 1. Năng lực hóa học a. Nhận thức hóa học + Biết khái niệm và tính chất vật lí, cách gọi tên của hidrocacbon, biết cách điều chế CH4, anken, axetilen, butadien. + Hiểu, viết được các PTHH biểu hiện tính chất của ankan, anken, ankin, ankadien. b. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học + Bằng những kiến thức đã học lập nên mối liên hệ giữa các hidrocacbon. c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học + Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến tính chất hóa học và ứng dụng của hidrocacbon trong đời sống, trong công nghiệp. + Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống như sử dụng polime đúng cách, không lãng phí, không xả rác thải polime bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. + Vận dụng giải các bài tập tính theo PTHH, bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng. 2. Năng lực chung a. Tự chủ và tự học Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (có ứng dụng CNTT) để thu thập và xử lí thông tin giải quyết các vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ học tập b. Giải quyết vấn đề và sáng tạo Thông qua các hoạt động HS: Xác định vấn đề cần giải quyết; nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết (có ứng dụng CNTT) ; Thực hiện giải quyết vấn đề; Đánh giá và rút kinh nghiệm khi ôn tập kiến thức. c. Giao tiếp và hợp tác Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng; sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác. 3. Phẩm chất Góp phần phát triển một số phẩm chất gồm: Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ cho HS thông qua các hoạt động học tập cá nhân, hoạt động nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên - Kế hoạch bài dạy, file cài đặt và hướng dẫn sử dụng một số phần mềm: Powerpoint; Word; - Phiếu học tập, máy tính có kết nối internet; phần mềm Powerpoint; Word; 2. Học sinh - Nghiên cứu cách sử dụng một số phần mềm như: Powerpoint; Word; app VR Molecules Editor hoặc Chemistry Simulator AR; Quizizz. - Máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet; phần mềm Powerpoint; Word; III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, HÌNH THỨC DẠY HỌC Hình thức tổ chức dạy học: + Dạy học trực tuyến. + Dạy học theo nhóm. + PP: Dạy học đàm thoại, PP trực quan: sử dụng sơ đồ tư duy, sử dụng bài tập hóa học, sử dụng trò chơi + Hướng dẫn HS tự học ở nhà. + Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm IV. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS. b. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập số 1 cho HS thực hiện cá nhân. Yêu cầu HS, hoàn thành sản phẩm sau 1 phút. - HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn). - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua zalo hay google drive. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn cần giúp đỡ. - GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của các nhóm HS, phát hiện, chọn ra những HS có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. Nhiệm vụ phiếu học tập số 1 + Hằng ngày chúng ta đã sử dụng những chất gì có liên quan đến hidrocacbon? + Kể tên các loại hidrocacbon đã học. Sản phẩm phiếu học tập số 1 mà HS phải đạt được + Hằng ngày chúng ta đã sử dụng rất nhiều những chất có liên quan đến hidrocacbon như: Gas như C3H8, C4H10, xăng, dầu lửa, nhựa PE, cao su tổng hợp + Các loại hidrocacbon đã học: Ankan, anken, ankin, ankadien, hidrocacbon thơm. Hoạt động 2: Hoạt động ôn tập ankan. a.Mục tiêu: Biết công thức chung, cách gọi tên ankan, tính chất hóa học của ankan. b. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập số 2 cho HS thực hiện theo nhóm. Yêu cầu HS, hoàn thành và nộp sản phẩm sau 5 phút. - HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn). - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua zalo hay google drive. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn cần giúp đỡ. - GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của các nhóm HS, phát hiện, chọn ra những HS có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. Phiếu học tập số 2 + Công thức chung của ankan. + Cách gọi tên ankan, cho 2 ví dụ. + Tính chất hóa học của ankan. + PTHH minh họa tính chất hóa học của ankan. Sản phẩm phiếu học tập số 2 mà HS phải đạt được + Công thức chung: CnH2n + 2 (n 1). + Danh pháp: STT nhánh (Nếu có) – Tên nhánh (Nếu có) + Tên mạch cacbon chính +an. + Ví dụ: CH3 - CH2 - CH2 - CH3 CH3 – CH – CH3 | CH3 Butan 2 - metylpropan (isobutan) + Tính chất hóa học: 1.Phản ứng thế với halogen (pư halogen hóa) CH4 + Cl2CH3Cl + HCl 2.Phản ứng tách: CH3-CH=CH2 + H2 (tách H2) CH3-CH2-CH3 CH4 + CH2=CH2 (tách C, pư cracking) 3. Pư oxi hóa hoàn toàn (cháy hoàn toàn) C5H12 + 8O2 5CO2 + 6H2O; Hoạt động 3: Hoạt động ôn tập hidrocacbon không no. a.Mục tiêu: Biết công thức chung, cách gọi tên anken, tính chất hóa học chung của anken, ankadien, ankin. Tính chất riêng của ankin. b. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập số 3 cho HS thực hiện theo nhóm. Yêu cầu HS, hoàn thành và nộp sản phẩm sau 10 phút. - HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn). - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua zalo hay google drive. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn cần giúp đỡ. - GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của các nhóm HS, phát hiện, chọn ra những HS có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. Phiếu học tập số 3 + Công thức chung của anken, ankin, ankadien. + Cách gọi tên anken, cho 2 ví dụ. + Tính chất hóa học tính chất hóa học chung của anken, ankadien, ankin. + Tính chất riêng của ankin. Sản phẩm phiếu học tập số 3 mà HS phải đạt được + Công thức chung: Anken: CnH2n (n 2). Ankin: CnH2n-2 (n 2). Ankadien: CnH2n-2 (n 3). Danh pháp anken : + Tên thông thường: Tên mạch cacbon chính + ilen (hay tên ankan đổi đuôi an thành ilen). VD: CH2 = CH2 etilen ; CH2 = CH – CH3 propilen. + Danh pháp thay thế: Vị trí nhánh – tên nhánh + tên mạch chính – vị trí liên kết đôi + en. (hay tên ankan đổi đuôi an thành en). VD: CH2=CH-CH2-CH3 but-1-en. CH2 = CH - CH – CH3 3-metylbut-1-en. | CH3 + Tính chất hóa học chung của anken, ankadien, ankin - Phản ứng cộng H2, dd Br2, axit (HCl, HBr...), H2O. - Phản ứng trùng hợp. - Phản ứng oxi hóa bởi dd KMnO4. - Phản ứng cháy. + Tính chất riêng của ankin: Phản ứng thế bởi dd AgNO3/NH3 tạo kết tủa vàng nhạt. Hoạt động 4: Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học Mục tiêu: Bằng những kiến thức đã học lập được mối liên hệ giữa các hidrocacbon. b. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập số 4 cho HS thực hiện theo nhóm. Yêu cầu HS, hoàn thành ở nhà và nộp sản phẩm sau 2 ngày. GV nhận xét, trả bài cho từng nhóm HS qua zalo lớp. - HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn). - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua zalo hay google drive. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn cần giúp đỡ. Phiếu học tập số 4 Bằng những kiến thức đã học lập được mối liên hệ giữa các hidrocacbon, viết được các PTHH biểu diễn mối liên hệ đó. Sản phẩm phiếu học tập số 4 mà HS phải đạt được (HS có thể viết cách khác nhưng đúng vẫn đạt): CH4 à C2H2 à C2H4 à C2H6 à C2H4 C6H6 àC6H12 PTHH: 2CH4 C2H2 + 3H2 CH º CH + H2 CH2 = CH2 CH2 = CH2 + H2 CH3 – CH3 CH3-CH3CH2=CH2 + H2 3CH º CH C6H6 C6H6+ 3H2 C6H12. Hoạt động 5: Luyện tập (khoảng 10 phút) a. Mục tiêu: Mở rộng, khắc sâu các kiến thức về hidrocacbon cho HS b. Tổ chức hoạt động: - GV tổ chức cho học tham gia trò chơi Quizizz, GV soạn bộ câu hỏi và đáp án sẵn trên Quizizz - GV hướng dẫn HS cách thức tham gia, quy định về cách tính điểm của trò chơi về 2 tiêu chí: đúng và nhanh, HS chỉ được trả lời mỗi câu hỏi trong một thời gian nhất định. - HS hoạt động cá nhân, tham gia trò chơi, gửi đáp án của mình lên hệ thống. - GV nhận và công bố kết quả của HS. - GV tuyên dương và có hình thức thưởng cho HS có kết quả tốt. Phiếu học tập 5: Hệ thống câu hỏi trong trò chơi Quizizz Câu 1: Hidrocacbon nào sau đây không làm mất màu dd brom? A.Propilen. B. Propan. C. Vinylbenzen. D. Axetilen. Câu 2: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo? A. 4 B. 5 C. 6. D. 10 Câu 3: Chọn ý đúng: A. Ankađien là những hiđrocacbon không no, mạch hở có hai liên kết đôi trong phân tử. B. Những hiđrocacbon không no có hai liên kết đôi trong phân tử là ankađien. C. Những hiđrocacbon có khả năng cộng hợp với hai phân tử hiđro thuộc loại ankađien. D. Ankađien là những hiđrocacbon có công thức chung là CnH2n-2 (n ≥ 2). Câu 4: Dẫn 5,6 lít hỗn hợp khí X gồm 1 anken và 1 ankan lội chậm qua bình chứa nước brom dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 6,3 gam và có 2,24 lit khí thoát ra có khối lượng nặng 3 gam.Các khí đo ở đktc.Hai hiđrocacbon đó là: C2H4 và C2H6. B.C3H6 và C3H8. C. C2H4 và C3H8. D. C3H6 và C3H8. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở X,Y liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 12,6 g H2O. Công thức phân tử của X và Y là: A. C2H6 và C3H8. B. CH4 và C2H6. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. Câu 6: Trime hóa axetilen thu được: Benzen. B. Hexan. C. Vinyl axetilen. D. Toluen. Câu 7. Ankan X có công thức phân tử C5H12, khi tác dụng với clo tạo được 1 dẫn xuất monoclo. Tên thay thế của X là : A. pentan. B. iso pentan. C. neo pentan. D.2,2- đimetylbutan. Câu 8: Benzen tác dụng với H2 thu được: Hexen. B. Toluen. C. Hexan. D. Xiclohexan. Câu 9: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng? A. có hai chất tạo kết tủa với AgNO3 trong NH3. B. không có chất nào làm nhạt màu dung dịch KMnO4. C. có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. D. cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. Câu 10: Số đồng phân ankin có công thức phân tử C6H10 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo kết tủa vàng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Đáp án phiếu học tập 5: Hệ thống câu hỏi trong trò chơi Quizizz Câu 1: Hidrocacbon nào sau đây không làm mất màu dd brom? A.Propilen. B. Propan. C. Vinylbenzen. D. Axetilen. Câu 2: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo? A. 4 B. 5 C. 6. D. 10 Câu 3: Chọn ý đúng: A. Ankađien là những hiđrocacbon không no, mạch hở có hai liên kết đôi trong phân tử. B. Những hiđrocacbon không no có hai liên kết đôi trong phân tử là ankađien. C. Những hiđrocacbon có khả năng cộng hợp với hai phân tử hiđro thuộc loại ankađien. D. Ankađien là những hiđrocacbon có công thức chung là CnH2n-2 (n ≥ 2). Câu 4: Dẫn 5,6 lít hỗn hợp khí X gồm 1 anken và 1 ankan lội chậm qua bình chứa nước brom dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 6,3 gam và có 2,24 lít khí thoát ra có khối lượng nặng 3 gam. Các khí đo ở đktc. Hai hiđrocacbon đó là: C2H4 và C2H6. B. C3H6 và C3H8. C. C2H4 và C3H8. D. C3H6 và C2H6. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon mạch hở X,Y liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 12,6 g H2O. Công thức phân tử của X và Y là: A. C2H6 và C3H8. B. CH4 và C2H6. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. Câu 6: Trime hóa axetilen thu được: Benzen. B. Hexan. C. Vinyl axetilen. D. Toluen. Câu 7. Ankan X có công thức phân tử C5H12, khi tác dụng với clo tạo được 1 dẫn xuất monoclo. Tên thay thế của X là : A. pentan. B. isopentan. C. neopentan. D. 2,2- đimetylbutan. Câu 8: Benzen tác dụng với H2 thu được: A.Hexen. B. Toluen. C. Hexan. D. Xiclohexan. Câu 9: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng? A. có hai chất tạo kết tủa với AgNO3 trong NH3. B. không có chất nào làm nhạt màu dung dịch KMnO4. C. có ba chất có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. D. cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. Câu 10: Số đồng phân ankin có công thức phân tử C6H10 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo kết tủa vàng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Hoạt động 6. Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, làm bài ở nhà) a. Mục tiêu - Củng cố, khắc sâu, nâng cao các kiến thức đã ôn tập trong bài. - Vận dụng kiến thức đã học để sử dụng nhiên liệu hợp lí và đề ra biện pháp sử dụng nhiên liệu sạch. b. Tổ chức hoạt động - GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm HS. 1. “Vận dụng kiến thức đã học để viết một bài thuyết trình ngắn hướng dẫn sử dụng nhiên liệu hợp lí và đề ra biện pháp sử dụng nhiên liệu sạch” 2. Ôn tập kiến thức dãy đồng đẳng của benzen. (Phần này GV sử và nhận xét trong nhóm lớp). 3. Ôn tập kiến thức về ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic. - HS: Xác định nhiệm vụ, phân công công việc cần thực hiện trong nhóm để tìm hiểu nhiệm vụ và sản phẩm cần hoàn thành. - HS: Thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 ngày ở nhà. - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lý học tập; GV nhận xét vào bài làm. GV trả bài, chọn một hoặc hai nhóm làm tốt để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. Tiết 2: I. MỤC TIÊU 1. Năng lực hóa học a. Nhận thức hóa học + Biết khái niệm và tính chất vật lí, cách gọi tên, viết đồng phân của ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic và biết cách điều chế các hợp chất trên. + Hiểu, viết được các PTHH biểu hiện tính chất của ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic . + Giải được các bài tập tính theo PTHH, bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng. b. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học + Xem video các quá trình sản xuất rượu. + Bằng những kiến thức đã học có thể tính được khối lượng các chất cần lấy trong sản xuất ancol, sản xuất giấm và ngược lại tính được khối lượng các chất tạo thành trong sản xuất. c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học + Giải thích được một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến tính chất hóa học và ứng dụng của ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic trong đời sống, trong công nghiệp. + Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống như điều chế rượu nho, điều chế giấm ăn tại nhà. 2. Năng lực chung a. Tự chủ và tự học Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (có ứng dụng CNTT) để thu thập và xử lí thông tin giải quyết các vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ học tập b. Giải quyết vấn đề và sáng tạo Thông qua các hoạt động HS: Xác định vấn đề cần giải quyết; nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết (có ứng dụng CNTT) ; Thực hiện giải quyết vấn đề; Đánh giá và rút kinh nghiệm khi ôn tập kiến thức. c. Giao tiếp và hợp tác Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng; sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác. 3. Phẩm chất Góp phần phát triển một số phẩm chất gồm: Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ cho HS thông qua các hoạt động học tập cá nhân, tập thể. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên - Kế hoạch bài dạy. - Phiếu học tập, máy tính có kết nối internet; phần mềm Powerpoint; Word; 2. Học sinh - Chuẩn bị xong nhiệm vụ học tập GV giao ở tiết trước. - Máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet; phần mềm Powerpoint; Word; III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, HÌNH THỨC DẠY HỌC Hình thức tổ chức dạy học: + Dạy học trực tuyến. + Dạy học theo nhóm. + PP: Dạy học đàm thoại, PP trực quan: sử dụng sơ đồ tư duy, sử dụng bài tập hóa học, sử dụng trò chơi + Hướng dẫn HS tự học ở nhà. + Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm IV. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS. b. Tổ chức thực hiện: - GV thông báo kết quả kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. - GV trình chiếu câu hỏi nhanh đã được chuẩn bị sẵn trên powerpoint giao nhiệm vụ học tập số 1 cho HS thực hiện cá nhân. Yêu cầu HS trả lời nhanh theo sự xung phong lấy điểm cộng. - HS thực hiện nhiệm vụ. - HS xung phong thực hiện nhiệm vụ nhanh tại lớp (HS giơ tay nhanh nhất được trả lời). - GV kết luận, nhận xét, chấm điểm. c. Nội dung Câu hỏi khởi động Câu 1: Chất nào sau đây là thành phần chính của cồn y tế dùng để sát khuẩn đặc biệt là trong cuộc chiến đấu với dịch Covid? A. Metanol. B. fomon. C. Etanol. D. Axit axetic. Câu 2: Giấm ăn là dung dịch: A. Axit fomic nồng độ 5-10%. B. Axit xitric nồng độ 2-5%. C. Axit axetic nồng độ 5-10%. D. Axit axetic nồng độ 2-5%. Câu 3: Ancol etylic điều chế theo phương pháp truyền thống tại gia đình để sử dụng làm đồ uống từ nguồn nguyên liệu chính là: A. Tinh bột. B. Đường. C. Giấm. D. Xenlulozơ. Câu 4: Dung dịch nào sau đây được dùng để bảo vệ mẫu vật trong y tế? A. Axit axetic. B. Etanol. C. Fomon. D. Nước Javen. Câu 5: Chất nào sau đây để lâu bị oxi hóa cho màu hồng? A. Metanol. B. Phenol. C. Benzen. D. Axit axetic. ĐÁP ÁN 1B 2D 3A 4C 5B Hoạt động 2: Hoạt động ôn tập ancol, phenol. a.Mục tiêu: + Biết được công thức chung, tính chất hóa học của ancol, phenol. + Viết được PTHH biểu diễn tính chất ancol, phenol. b. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập số 1 cho HS thực hiện theo 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm HS, hoàn thành và nộp sản phẩm sau 10 phút. - HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn). - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua zalo hay google drive. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn cần giúp đỡ. - GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của các nhóm HS, phát hiện, chọn ra những HS có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. Biểu dương các nhóm hoàn thành nhanh và tốt. c. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ANCOL - PHENOL Ancol Phenol Công thức chung Ancol no, đơn, hở: Ancol, no, hở: Tính chất hoá học PTHH (Về nhà hoàn thành) SẢN PHẨM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 MÀ HS PHẢI ĐẠT ĐƯỢC ANCOL - PHENOL ANCOL NO, ĐƠN CHỨC, MẠCH HỞ PHENOL Công thức chung Ancol no, đơn, hở: CnH2n+1OH (n ≥ 1) Ancol, no, hở: CnH2n+2-x(OH)x (n ≥ x ≥ 1) C6H5OH Tính chất hoá học - Phản ứng với kim loại kiềm. - Phản ứng thế nhóm OH - Phản ứng tách nhóm OH. - Ancol đa chức có ít nhất 2 nhóm OH kề nhau hóa tan Cu(OH)2 tạo dd xanh lam. - Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn. - Phản ứng cháy. - Phản ứng với kim loại kiềm. - Phản ứng với dung dịch kiềm. - Phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen. PTHH (Về nhà hoàn thành) Hoạt động 3: Hoạt động ôn tập anđehit, axit cacboxylic. a.Mục tiêu: + Biết được công thức chung, tính chất hóa học của andehit, axit cacboxylic. + Viết được PTHH biểu diễn tính chất andehit, axit cacboxylic. b. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập số 2 cho HS thực hiện theo 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm HS, hoàn thành và nộp sản phẩm sau 10 phút. - HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn). - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua zalo hay google drive. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn cần giúp đỡ. - GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của các nhóm HS, phát hiện, chọn ra những HS có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. Biểu dương các nhóm hoàn thành nhanh và tốt. c. Nội dung PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 ANĐEHIT-AXIT CACBOXYLIC ANĐEHIT AXIT CACBOXYLIC Công thức chung Anđehit no, đơn chức, mạch hở Axit no, đơn chức, mạch hở Tính chất hoá học PTHH (Thực hiện ở nhà) SẢN PHẨM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 MÀ HS PHẢI ĐẠT ĐƯỢC ANĐEHIT-AXIT CACBOXYLIC ANĐEHIT AXIT CACBOXYLIC Công thức chung Anđehit no, đơn chức, mạch hở Axit no, đơn chức, mạch hở Tính chất hoá học - Tính oxi hoá. - Tính khử. - Có tính chất chung của axit (tác dụng với bazơ, oxit bazơ, kim loại hoạt động). - Tác dụng với ancol. PTHH (Thực hiện ở nhà) Hoạt động 4: Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học Mục tiêu: Tìm hiểu các quá trình sản xuất đồ uống có cồn qua video. b. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập số 3 cho HS thực hiện theo nhóm. Yêu cầu HS, hoàn thành ở nhà và nộp sản phẩm sau 2 ngày. GV nhận xét, trả bài cho từng nhóm HS qua zalo lớp. - HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn). - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua zalo hay google drive. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn cần giúp đỡ. c. Nội dung: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Nghiên cứa các quá trình sản xuất đồ uống có cồn: + Nguyên liệu. + Quá trình sản xuất. Hoạt động 5: Luyện tập (khoảng 15 phút) a. Mục tiêu: Mở rộng, khắc sâu các kiến thức về ancol, phenol, anđehit, axit cacboxylic. b. Tổ chức hoạt động: - GV tổ chức cho học tham gia làm bài tập phiếu học tập số 4 trên google form. Ai làm điểm từ 7 trở lên, đúng thời gian được lấy điểm miệng. - HS hoạt động cá nhân, tham gia làm bài, gửi đáp án của mình lên hệ thống. - GV nhận và công bố kết quả của HS. - GV tuyên dương và lấy điểm cho HS có kết quả cao, sửa những bài khó. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: Hệ thống câu hỏi và đáp án trên goole form Câu 1: Chất nào sau đây không phải ancol? A. C2H5OH. B. C6H5CH2OH. C. C3H5(OH)3. D. C6H5OH. Câu 2: Axit axetic không phản ứng với chất nào sau? A. Na. B. Cu. C. CH3OH. D. Cu(OH)2. Câu 3: Chọn ý đúng: A. Ancol no, mạch hở không hòa tan Cu(OH)2. B. Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm OH. C. Khi oxi hóa hoàn toàn một ancol luôn thu đươc số mol CO2 < số mol H2O D. Ancol phản ứng được với Na. Câu 4: Ancol metylic, axit acrylic, phenol cùng phản ứng với: A. KOH. B. HCl. C. K. D. CH3COOH. Câu 5: C3H8O2 có mấy đồng phân ancol? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. C3H7COOH. Câu 7: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là A. 21,6 gam. B. 10,8 gam. C. 64,8 gam. D. 43,2 gam. Câu 8: Cho m gam hỗn hợp ancol và phenol tỉ lệ mol 2:3 phản ứng vừa đủ với 300 ml dd NaOH 1M. Giá trị của m là: A. 42,0. B. 37,4. C. 41,4. D. 43,0. Câu 9: Đun ancol propylic với dd H2SO4 đặc ở 1700C, thu được: A. Propin. B. Propan. C. Propilen. D. Etilen. Câu 10: Chất hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. Propan-1-ol. B. Propan-1,3-điol. C. Propan - 2-ol. D. Propan-1,2-điol. Hoạt động 6. Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, làm bài ở nhà) a. Mục tiêu - Củng cố, khắc sâu, nâng cao các kiến thức đã ôn tập trong bài. - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. b. Tổ chức hoạt động - GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm HS. “Vận dụng kiến thức đã học để viết một bài thuyết trình ngắn để kêu gọi mọi người hạn chế hoặc không uống rượu bia” - HS: Xác định nhiệm vụ, phân công công việc cần thực hiện trong nhóm để tìm hiểu nhiệm vụ và sản phẩm cần hoàn thành. - HS: Thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 ngày ở nhà. - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lý học tập; GV nhận xét vào bài làm. GV trả bài, chọn một hoặc hai nhóm làm tốt để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. Hướng dẫn học bài ở nhà: Nộp bài trước khi học tiết sau có GV 1. Hoàn thành các phiếu học tập 1 và 2 (Phần viết PTHH). 2. Tìm hiểu vai trò của este đối với cuộc sống, tính chất vật lí của este. 3. Cách gọi tên este, cách viết đồng phân este. CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT Tiết 3,4: ESTE I.MỤC TIÊU 1. Năng lực hóa học 1.1. Năng lực nhận thức hóa học Biết được: - Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este. - Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá). - Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá. - Biết ứng dụng và sử dụng hợp lí các este trong thực tế. Hiểu được: - Mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của este. - Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức. - Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá. 1.2. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát video phản ứng xà phòng hóa este, tìm tòi, để tìm hiểu về tính chất vật lí và hóa học và ứng dụng của este. - Hiểu được: - Mối quan hệ giữa cấu tạo và tính chất của este. - Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử cacbon. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este no, đơn chức. - Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit,... bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá. 1.3. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học + Ứng dụng của este vào cuộc sống, cách điều chế các este từ một số loài hoa như: Hoa hồng, hoa bưởi + Tính lượng chất theo PTHH, tính toán các bài tập liên quan đến hieeuh suất phản ứng. 2. Năng lực chung a. Tự chủ và tự học Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm (có ứng dụng CNTT) để thu thập và xử lí thông tin giải quyết các vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ học tập. b. Giải quyết vấn đề và sáng tạo Thông qua các hoạt động HS: Xác định vấn đề cần giải quyết; nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết (có ứng dụng CNTT) ; Thực hiện giải quyết vấn đề; Đánh giá và rút kinh nghiệm khi ôn tập kiến thức. c. Giao tiếp và hợp tác Tăng cường khả năng trình bày và diễn đạt ý tưởng; sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác. 3. Phẩm chất Góp phần phát triển một số phẩm chất gồm: Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ cho HS thông qua các hoạt động học tập cá nhân, tập thể. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Kế hoạch bài dạy, video thí nghiệm phản ứng xà phòng hóa, video thí nghiệm điều chế este. - Phiếu học tập, máy tính có kết nối internet; phần mềm Powerpoint; Word; 2. Học sinh - Chuẩn bị xong nhiệm vụ học tập GV giao ở tiết trước. - Máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet; phần mềm Powerpoint; Word; III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC, HÌNH THỨC DẠY HỌC Hình thức tổ chức dạy học: + Dạy học trực tuyến. + Dạy học theo nhóm. + PP: Dạy học đàm thoại, PP trực quan: sử dụng bài tập hóa học. + Hướng dẫn HS tự học ở nhà. + Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm 3. Thái độ Học tập nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm. 5. Phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương đất nước; Nhân ái khoan dung; Trung thực, tự trọng, chí công, vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại; Nghĩa vụ công dân. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 3 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: a) Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào tiết học. - Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. b. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập số 1 cho HS thực hiện cá nhân. Yêu cầu HS, hoàn thành và nộp sản phẩm sau 2 phút (Nhiệm vụ này đã được GV hướng dẫn chuẩn bị ở nhà) - HS thực hiện nhiệm vụ. - HS xung phong báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trước lớp. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn cần giúp đỡ. - GV kết luận, nhận định, nhận xét và biểu dương HS nếu trả lời tốt. c. Nội dung: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Hình ảnh vai trò của este đối với cuộc sống và trong công nghiệp? Sản phẩm PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 mà HS cần đạt B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH SẢN PHẨM DỰ KIẾN Hoạt động 1: Khái niệm và danh pháp a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, cách viết đồng phân và gọi tên este. b) Nội dung: Hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 c) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Trên cơ sở sự chuẩn bị bài ở nhà. GV yêu cầu HS thảo luận nhám và hoàn thành phiếu học tập số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Khái niệm este? 2. Công thức chung của este đơn chức? 3. Công thức tổng quát của este no, đơn, mạch hở? 4. Danh pháp (gốc chức). 5. Viết CTCT, gọi tên các este có CTPT C3H6O2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS thảo luận nhóm và phân công nhiệm vụ hoàn thành sản phẩm. + Các nhóm nộp bài qua google drive. Bước 3: Báo cáo thảo luận Đại diện các nhóm báo cáo kết quả: Bước 4: Kết luận, nhận định: + Thông qua quan sát: Thông qua báo cáo của các nhóm GV đánh giá khả năng quan sát, tìm hiểu thực tế và khả năng hoạt động nhóm của HS. + Thông qua báo cáo: Thông qua báo cáo của các nhóm khác, GV biết được HS đã có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung. I. Khái niệm và danh pháp * Khái niệm: Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR ta được este. * Công thức của Este đơn chức: RCOOR’. Trong đó R là gốc hidrocacbon hay H; R’ là gốc hidrocacbon. * Este no đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n2) * Danh pháp: RCOOR, Tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO- (đuôi at) * CTCT, gọi tên este có CTPT C3H6O2 * CH3COOCH3: metyl axetat H-COOC2H5: etyl fomat GV bổ sung công thức của este đa chức: (RCOO)xR’; R(COOR’)x. Hoạt động 2: Tính chất vật lý a) Mục tiêu: - HS biết được: một số tính chất vật lý của este. - Hiểu được : Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn các axit đồng phân. b) Nội dung: Làm việc nhóm, đã chuẩn bị bài trước ở nhà. d) Tổ chức thực hiện: HS chuẩn bị ở nhà HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH SẢN PHẨM HS CẦN ĐẠT ĐƯỢC Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS thực hiện tại nhà - GV: Yêu cầu HS xem một số mẫu dầu ăn, mỡ động vật. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: “Nêu tính chất vật lí của este” HS đã chuẩn bị kiến thức về tính chất vật lí của este ở nhà. Bước 3: Báo cáo thảo luận GV cử 1 nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét sự chuẩn bị của HS về tinh thần trách nhiệm, về kiến thức, chốt kiến thức. II. Tính chất vật lí - Các este là chất lỏng hoặc chất rắn trong điều kiện thường, hầu như không tan trong nước. - Có nhiệt độ sôi thấp hơn hẳn so với các axit đồng phân hoặc các ancol có cùng khối lượng mol phân tử hoặc có cùng số nguyên tử cacbon. - Các este thường có mùi đặc trưng: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat và etyl propionat có mùi dứa; geranyl axetat có mùi hoa hồng Tiết 4: Hoạt động 3: Tính chất hóa học a) Mục tiêu: - HS biết được: Este có phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dung dịch kiềm (phản ứng xà phòng hoá). - Viết đư
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_12_chuong_1_2.docx