Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 30: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quốc Hội

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 30: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quốc Hội

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia (SGK).

- Khái niệm lưới điện quốc gia; Các cấp điện áp của lưới điện (SGK).

- Nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha (SGK).

- Cách nối hình sao, tam giác và quan hệ giữa đại lượng dây và pha (SGK).

2. Kĩ năng: - Nối được tải ba pha hình sao và tam giác.

3.Thái độ (giá trị): - HS rèn luyện: Có ý thức tìm hiểu kiến thức, học sinh học tập nghiêm túc, tích cực.

4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng về điện, điện tử

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức trọng tâm

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn lại cách nối mạng điện ba pha;

- Ôn lại kiến thức về thiết bị điện tử dân dụng

- Quan hệ giữa các đại lượng dây và đại lượng pha trong mạch điện ba pha.

III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh

1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.

2.Kiểm tra bài cũ

3.Tiến trình bài học:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)

(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: Ôn tập kiến thức

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30’)

(1) Mục tiêu: - Khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia (SGK).

- Khái niệm lưới điện quốc gia; Các cấp điện áp của lưới điện (SGK).

- Nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha (SGK).

- Cách nối hình sao, tam giác và quan hệ giữa đại lượng dây và pha (SGK).

(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại,

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm

(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa

(5) Sản phẩm: vào bài mới

Hoạt động : Hệ thống kiến thức đã học bằng những câu hỏi trắc nghiệm

 

doc 4 trang hoaivy21 3730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 30: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30(31): (Từ ngày 8/4-13/4/2019)
Tiết thứ: 30(31)
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia (SGK).
- Khái niệm lưới điện quốc gia; Các cấp điện áp của lưới điện (SGK).
- Nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha (SGK).
- Cách nối hình sao, tam giác và quan hệ giữa đại lượng dây và pha (SGK).
2. Kĩ năng: - Nối được tải ba pha hình sao và tam giác.
3.Thái độ (giá trị): - HS rèn luyện: Có ý thức tìm hiểu kiến thức, học sinh học tập nghiêm túc, tích cực.
4. Định hướng hình thành năng lực: Học sinh hình thành năng lực sáng tạo, tự học, thẩm mỹ, giao tiếp, hợp tác, tính toán, thao tác chuẩn xác và phát triển kĩ năng về điện, điện tử
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức trọng tâm
2. Chuẩn bị của học sinh:
Ôn lại cách nối mạng điện ba pha;
Ôn lại kiến thức về thiết bị điện tử dân dụng
Quan hệ giữa các đại lượng dây và đại lượng pha trong mạch điện ba pha.
III. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh
1.Ổn định lớp(1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp, tác phong nghiêm túc của học sinh. Vệ sinh lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
3.Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (4’)
(1) Mục tiêu: Gợi mở cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm 
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: Ôn tập kiến thức
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức (30’)
(1) Mục tiêu: - Khái niệm và vai trò của hệ thống điện quốc gia (SGK).
- Khái niệm lưới điện quốc gia; Các cấp điện áp của lưới điện (SGK).
- Nguồn điện ba pha và các đại lượng đặc trưng của mạch điện ba pha (SGK).
- Cách nối hình sao, tam giác và quan hệ giữa đại lượng dây và pha (SGK).
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Thuyết trình, đàm thoại, 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Vấn đáp, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Hình ảnh minh họa
(5) Sản phẩm: vào bài mới
Hoạt động : Hệ thống kiến thức đã học bằng những câu hỏi trắc nghiệm
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung bài học
5.1.1. Chức năng của lưới điện quốc gia là:
A. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến lưới điện.
B. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các nơi tiêu thụ.
C. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm biến áp.
D. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm đóng cắt.
5.1.2. Chọn câu sai:
A. Nối tam giác, nối hình sao.
B. Nối hình sao , nối tam giác .
C. Nối tam giác , trong cách mắc hình sao .
D. Nối hình sao , nối tam giác.
5.1.3. Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha, ba suất điện động trong ba cuộn dây :
A. Cùng biên độ, cùng tần số, nhưng khác nhau về pha.
B. Cùng tần số, cùng pha nhưng khác nhau về biên độ.
C. Cùng biên độ, cùng tần số và cùng pha.
D. Cùng biên độ, cùng pha nhưng khác nhau về tần số.
51.4. Lưới điện quốc gia là một tập hợp gồm:
A. Đường dây dẫn điện và các hộ tiêu thụ. B. Đường dây dẫn điện và các trạm đóng, cắt.
C. Đường dây dẫn điện và các trạm biến áp. D. Đường dây dẫn điện và các trạm điện.
5.1.5. Hệ thống điện quốc gia gồm:
A. Nguồn điện, các trạm biến áp và các hộ tiêu thụ.B. Nguồn điện, đường dây và các hộ tiêu thụ.
C. Nguồn điện, lưới điện và các hộ tiêu thụ. D.Nguồn điện, các trạm đóng cắt và các hộ tiêu thụ.
5.1.6. Nếu tải ba pha đối xứng, khi nối hình sao thì:
 	 A. Id = Ip và .	B. Id = Ip và Ud = Up. 
 C.và .	 	D.và Ud = Up.
5.1.7. Nếu tải ba pha đối xứng, khi nối hình tam giác thì:
 	 A. Id = Ip và 	B. Id = Ip và Ud = Up 
5.2.8. Mắc 6 bóng đèn có U = 110V vào mạch điện 3 pha 3 dây với Ud = 380V, cách mắc nào dưới đây là đúng: 
 	A . Mắc song song 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác
 	B . Mắc song song 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao
 	C . Mắc nối tiếp 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình tam giác
 	 D . Mắc nối tiếp 2 bóng thành một cụm, các cụm nối hình sao
5.1.9. Góc lệch pha giữa các sđđ trong các dây quấn máy phát ba pha là: 
A. 	B.	C.	D. 
5.2.10. Trong nguồn điện xoay chiều ba pha điện áp pha UP là:
A.điện áp giữa dây pha và dây trung tính.
b. điện áp giữa điểm đầu A và điểmcuối X của một pha.
C. điện áp giữA điểm đầu A và điểm trung tính O.
D.Tất cả đều đúng.
5.1.11. Khi nối tam giác thì:
	A. x nối y, z nối C, B nối A	B. x nối z, y nối C, B nối A
	C. x nối B, y nối Z, Z nối A 	D. x nối B, y nối C, z nối A
5.2.12. Nếu tải nối sao không có dây trung tính mắc vào nguồn nối hình sao 4 dây thì dùng:
A. 4 dây	B. 3dây	C. 2 dây	D. 1 dây. 
5.1.13. Trong nguồn điện xoay chiều ba pha điện áp dây Ud là:
A.Điện áp giữa dây pha và dây trung tính
B.Điện áp giữa điểm đầu A và điểm cuối X của một pha
C.Điện áp giữa điểm đầu A và điểm trung tính O
D.Điện áp giữa hai dây pha. 
5.1.14. Chọn câu sai
A.Máy phát điện xoay chiều 3 pha tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha. 
B.Phần ứng của máy phát điện ba pha gồm 3 cuộn dây giống nhau có trục lệch góc 1200
C. Dòng điện xoay chiều 3 pha do máy phát điện xoay chiều ba pha tạo ra.
D. Phần cảm của máy phát 3 pha gồm ba nam châm điện giống nhau có trục lệch nhau những góc bằng 1200.
5.1.15. Chức năng của lưới điện quốc gia là:
A. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến lưới điện.
B. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các nơi tiêu thụ.
C. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm biến áp.
D. Truyền tải điện năng từ các nhà máy điện, đến các trạm đóng cắt.
5.3.16. Một máy phát điện ba pha có điện áp mỗi dây quấn pha là 110 V, nếu nối sao thì điện áp pha và điện áp dây là giá trị nào sau đây:
A. Ud = 110V, UP = 190,5V	B. Ud = 110V, UP = 220V
C. Ud = 190,5V, UP = 110V	D. Ud = 220 V, UP = 110V
5.2.17. hãy giải thích vì sao nguồn điện ba pha thường được nối hình sao có dây trung tính ?
A. tạo ra hai cấp điện áp khác nhau.	B. thuận tiện cho việc sử dụng các thiết bị điện điện.
C. giữ cho điện áp trên các pha tải ổn định.	D. cả ba ý trên.
5.3.18. Một tải ba pha gồm ba điện trỏ R = 20Ω nối hình sao đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380V. IP và Id là giá trị nào sau đây:
A. IP = 11A, Id = 11A.	 	 B. IP = 11A, Id = 19A. 
C. IP = 19A, Id = 11A. 	 D. IP = 19A, Id = 19A.
5.3.19. Một tải ba pha gồm ba điện trỏ R = 10Ω nối hình tam giác đấu vào nguồn điện 3 pha có UP = 220V. IP và Id là giá trị nào sau đây:
A. IP = 22A, Id = 38A.	 	 B. IP = 38A, Id = 22A. 
C. IP = 22A, Id = 22A. 	 D. IP = 38A, Id = 38A.
5.3.20. Một tải ba pha gồm ba điện trở R = 10Ω nối hình tam giác đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380V. IP và Id là giá trị nào sau đây:
A. IP = 38A, Id = 65,8A. 	B. IP = 38A, Id = 22A. 
C. IP = 65,8A, Id = 38A. 	 D. IP = 22A, Id = 38A.
5.3.21. Mạch điện ba pha ba dây, Ud = 380V, tải là ba điện trở RP bằng nhau, nối tam giác. Cho biết Id = 80A. Điện trở RP có giá trị nào sau đây: 
A. Rp = 8,21Ω	B. 7.25 Ω	C. 6,31 Ω	D. 9,81 Ω
5.3.22. Mạch điện ba pha ba dây, Ud = 380V, tải là ba điện trở RP bằng nhau, nối tam giác. Cho biết Id = 80A. Cường độ dòng điện pha có giá trị nào sau đây: 
A. Ip = 46,24A	B. 64,24A	C. 46,24mA	D. 64,24mA
5.2.23. Việc đấu sao hay tam giác của tải ba pha phụ thuộc vào :
A. Điện áp nguồn. 	B. Điện áp của nguồn và tải. 
C. Điện áp tải. 	D. Cách nối của nguồn.
5.3.24. Nguồn 3 pha đối xứng có Ud=220V. Tải nối hình sao với RA=12,5Ω, RB=12,5Ω, RC=25Ω. Dòng điện trong các pha là các giá trị nào sau đây:
A. IA=10(A); IB=10(A); IC=5(A). B. IA=10(A); IB=20(A); IC=15(A). 
C. IA=10(A); IB=7,5(A); IC=5(A). D. IA=10(A); IB=15(A); IC=20(A).
5.3.25. Tải 3 pha gồm 3 bóng đèn có ghi: 220V- 100W nối vào nguồn ba pha có Ud = 380V. Ip và Id có giá trị nào sau đây:
A . Ip = 0,45A; Id=0,45A. 	B. Ip = 0,5A; Id=0,45A. 
C. Ip = 0,35A; Id=0,45A. 	D. Ip = 0,5A; Id=0,75A.
5.2.26. Một nguồn điện ba pha có ghi kí hiệu sau 220V/380 V. Vậy 380V là điện áp nào sau đây:
A.Điện áp giữa dây pha và dây trung tính	
B.Điện áp giữa điểm đầu A và điểm cuối X của một pha
C.Điện áp giữa điểm đầu A và điểm trung tính O	
D.Điện áp giữa hai dây pha. 
2. Bài tập vận dụng:
 Bài 1: Mạch điện 3 pha 3 dây, điện áp dây 380V, tải là 3 điện trở R bằng nhau, nối tam giác. Cho biết dòng điện trên đường dây bằng 80A. Vẽ sơ đồ nối dây của mạch điện 3 pha trên và xác định dòng điện pha của tải. Tính điện trở R trên mỗi pha của tải.
 Bài 2: Có hai tải 3 pha: Tải thứ nhất là 9 bóng đèn (số liệu của mỗi bóng đèn là P = 100 W, U = 220 V); tải thứ hai là một lò điện trở ba pha (điện trở mỗi pha R = 30 Ω, U = 380 V). Các tải trên được nối vào mạch điện ba pha bốn dây có điện áp 220/380 V.
 a. Giải thích 220 V là điện áp gì? 380 V là điện áp gì?
 b. Xác định cách nối dây của mỗi tải (thành hình sao hoặc hình tam giác) và giải thích vì sao phải nối như vậy?
 c. Vẽ cách nối dây của mạch điện ba pha trên.
 d. Tính dòng điện pha và dòng điện dây của mỗi tải.
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập(củng cố kiến thức) (1’)
1) Mục tiêu: Ôn tập để củng cố kiến thức 
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học:Phiếu học tập 
(5) Sản phẩm: Học sinh khắc sâu kiến thức: 
Hoạt động 4:Hoạt động vận dụng (2’) làm bài tập SGK
Hoạt động 5:Hoạt động tìm tòi mở rộng (2’): Giao nhiệm vụ về nhà yêu cầu HS Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày 7 tháng 4 năm 2019
Ký duyệt tuần 30
Diệp Anh Tuấn
Nguyeãn Vaên Linh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_12_tiet_30_on_tap_nam_hoc_2018_2019_ng.doc