Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Tiết 21: Máy thu thanh - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức, kĩ năng:
Qua bài giảng học sinh phải:
- Biết được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh.
- Hiểu được nguyên lí hoạt động của khối tách sóng.
- Diễn dạt được nguyên lí làm việc của máy thu thanh trên sơ đồ khối.
-Tích cực hoạt động tìm hiểu kiến thức.
1.2. Phát triển phẩm chất và năng lực:
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về máy tăng âm bằng hệ thống câu hỏi;
- Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên;
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): Học sinh tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của giáo viên;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp;
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Biết được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh.
III. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
3.1. Chuẩn bị của GV:
Tranh vẽ hình 19.2 và 19.3.
- Hệ thống câu hỏi.
3.2. Chuẩn bị của HS : Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập
- Tham khảo bài 19.
- Đọc tài liệu liên quan đến bài học.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phát vấn, hoạt động nhóm, cặp đôi.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Bài mới: 45p
a. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập, gợi mở, dẫn dắt học sinh vào bài, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
* Nội dung:
Ngày soạn: 24/1/2021 Lớp Ngày dạy Kiểm diện 12A / /202... /31 12B / /202... /34 Tiết 21 - Bài 19: MÁY THU THANH I. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức, kĩ năng: Qua bài giảng học sinh phải: - Biết được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh. - Hiểu được nguyên lí hoạt động của khối tách sóng. - Diễn dạt được nguyên lí làm việc của máy thu thanh trên sơ đồ khối. -Tích cực hoạt động tìm hiểu kiến thức. 1.2. Phát triển phẩm chất và năng lực: - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về máy tăng âm bằng hệ thống câu hỏi; - Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên; - Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm; - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): Học sinh tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của giáo viên; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp; II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC - Biết được sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh. III. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 3.1. Chuẩn bị của GV: Tranh vẽ hình 19.2 và 19.3. - Hệ thống câu hỏi. 3.2. Chuẩn bị của HS : Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập - Tham khảo bài 19. - Đọc tài liệu liên quan đến bài học. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phát vấn, hoạt động nhóm, cặp đôi. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Bài mới: 45p a. Hoạt động khởi động: * Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế học tập, gợi mở, dẫn dắt học sinh vào bài, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới * Nội dung: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Kiểm tra bài củ - HSK trả lời câu hỏi : a) Vẽ sơ đồ khối và nêu nguyên lí làm việc của máy tăng âm ? b) Khối nào quyết định mức độ trầm bỗng của âm thanh ? Dẫn dắt vấn đề vào bài mới: Máy thu thanh có sơ đồ khối và nguyên lí hoạt động thế nào? Hôm nay ta nghiên cứu về nó. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Cá nhân HS trả lời câu hỏi của GV. - Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn. - Tiếp nhận vấn đề bài học b. Hoạt động hình thành kiến thức: - Mục tiêu hoạt động: Nắm được khái niệm về máy thu thanh. - Nội dung: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Chia lớp học thành 3 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung kiến thức của bài. - Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Giáo viên theo dõi để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp nhưng không làm thay cho HS. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình. - Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ. Nhóm 1: Trả lời PHT số 1 * Nêu khái niệm và phân loại máy thu thanh? Cho ví dụ về máy tăng âm trong thực tế? Nhóm 2: Trả lời PHT số 2 * Tìm hiểu sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh Nhóm 3: Trả lời PHT số 3 * Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của khối tách sóng trong máy thu thanh AM - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm. I. Khái niệm về máy thu thanh : Là thiết bị điện từ thu sóng điện từ do các đài phát thanh phát ra trong không gian, sau đó chọn lọc xử lí, khuếch đại và phát ra âm thanh. II. Sơ đồ khối và nguyên lí làm việc của máy thu thanh 1. Sơ đồ khối : 2. Nguyên lí làm việc các khối : + Khối chọn sóng: điều chỉnh cộng hưởng chọn sóng cao tần cần thu. + Khối khuếch đại cao tần : khuếch đại tín hiệu cao tần nhận được. + Khối dao động ngoại sai : Tạo sóng cao tần trong máy fd > ft sóng định thu là 465kHzhoặc 455kHz + Khối trộn sóng : Trộn sóng ft và fd cho ra sóng fd – ft gọi sóng trung tần. + Khối khuếch đại trung tần : khuếch đại tín hiệu trung tần. + Khối tách sóng : Tách, lọc tín hiệu âm tần ra khỏi sóng mang trung tần. + Khối khuếch đại âm tần : khuếch đại tín hiệu âm tần để phát ra loa. + Khối nguồn : cung cấp điện cho máy. III. Nguyên lí hoạt động của khối tách sóng trong máy thu thanh AM 1. Sơ đồ khối : 2. Nguyên lí hoạt động : Điôt Đ tách sóng xoay chiều thành sóng một chiều, tụ lọc bỏ thành phần tần số cao và giữ lại đường bao có tần số thấp là âm tần. c. Hoạt động luyên tập Mục tiêu: Củng cố kiến thức trọng tâm bài Nội dung: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Yêu cầu HS hoàn thành PHT số 4. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận. - Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - Các nhóm khác có ý kiến bổ sung. d. Hoạt động vận dụng, mở rộng Mục tiêu: Nhằm phát triển tư duy, năng lực vận dụng kiến thức trong khoa học Nội dung: 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về máy thu thanh dùng IC LM 386. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận. - Chính xác hóa các kiến thức cần hình thành cho học sinh. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - Các nhóm khác có ý kiến bổ sung. 3. Hướng dẫn học sinh tự học - Trả lời câu hỏi cuối bài. Xem nội dung bài 20 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Câu 1. Để điều chỉnh cộng hưởng trong khối chọn sóng của máy thu thanh ta thường điều chỉnh: A. Trị số điện dung của tụ điện. B. Điện áp. C. Dòng điện. D. Điều chỉnh điện trở. Câu 2. Ở máy thu thanh tín hiệu vào khối chọn sóng thường là: A. Tín hiệu âm tần. B. Tín hiệu cao tần. C. Tín hiệu trung tần. D. Tín hiệu âm tần, trung tần. Câu 3. Ở máy thu thanh tín hiệu ra của khối tách sóng là: A. Tín hiệu trung tần B. Tín hiệu xoay chiều C. Tín hiệu cao tần D. Tín hiệu một chiều Câu 4. Các khối cơ bản của máy thu thanh AM gồm: A. 5 khối B. 6 khối C. 8 khối D. 4 khối Câu 5. Sóng trung tần ở máy thu thanh có trị số khoảng: A. 465 Hz B. 565 kHz C. 565 Hz D. 465 kHz Câu 6. Chọn câu đúng. A. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang thay đổi, chỉ có tần số sóng mang không thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi. B. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi. C. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi. D. Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang không biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi. Câu 7. Tín hiệu ra của khối tách sóng ở máy thu thanh là: A. Tín hiệu cao tần. B. Tín hiệu một chiều. C. Tín hiệu âm tần. D. Tín hiệu trung tần. Câu 8. Căn cứ vào đâu để phân biệt máy thu thanh AM và máy thu thanh FM: A. Xử lý tín hiệu. B. Mã hóa tín hiệu. C. Truyền tín hiệu. D. Điều chế tín hiệu. Câu 9. Trong máy thu hình, việc xử lí âm thanh, hình ảnh: A. Được xử lí độc lập. B. Được xử lí chung. C. Tuỳ thuộc vào máy thu. D. Tuỳ thuộc vào máy phát.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_12_tiet_21_may_thu_thanh_nam_hoc_2020.docx