Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Học kì 1

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Học kì 1

Chương I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

Bài 2: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

+ Biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kĩ thuật và công của các linh kiện điện tử cơ bản như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

+ Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

+ Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế .

2. Kỹ năng

+ Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.

+ Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế.

3. Thái độ: Liên hệ thực tế, thảo luận tìm hiểu kiến thức.

4. Năng lực hướng tới

 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm bằng hệ thống câu hỏi;

- Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên;

- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm;

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): Học sinh tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của giáo viên;

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp;

 

docx 41 trang Trịnh Thu Huyền 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1,2 – Tiết 1,2
Chương I: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
Bài 2: ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN - CUỘN CẢM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Biết được cấu tạo, ký hiệu, số liệu kĩ thuật và công của các linh kiện điện tử cơ bản như: Điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
+ Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
+ Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế .
2. Kỹ năng
+ Nhận biết, phân biệt các loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
+ Vận dụng công dụng của các linh kiện điện tử để giải thích các hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: Liên hệ thực tế, thảo luận tìm hiểu kiến thức.
4. Năng lực hướng tới
 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm bằng hệ thống câu hỏi;
- Năng lực tự học: Học sinh tự hình thành kiến thức bài học thông qua việc thực hiện các yêu cầu của giáo viên;
- Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (CNTT): Học sinh tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của giáo viên;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Học sinh có khả năng trình bày ý kiến của mình, của nhóm trước lớp;
II. Chuẩn bị của GV & HS
	1. Giáo viên: Nghiên cứu kĩ bài 2 ; Tranh vẽ các hình 2-2;2-4;2-7 trong SGK; Vật mẫu về điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
	2. Học sinh: Tham khảo bài mới. Sưu tầm các linh kiện điện trở các loại, tụ cuộn cảm.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nêu một số nhiệm vụ yêu cầu :
* Hãy kể tên một số linh kiện điện tử thường dùng mà em biết?
* Hãy nêu một số cách truyền thông tin hiện đại ?
- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên theo dõi để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp nhưng không làm thay cho HS.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
 Dẫn dắt vào bài: Vậy bài này ta nghiên cứu 3 nội dung chính:
- Điện trở
- Tụ điện
- Cuộn cảm
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Chia thành các nhóm nhỏ . Mỗi nhóm liệt kê ra giấy các linh kiện điện tử thường dụng
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia lớp học thành 3 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị một nọi dung kiến thức của bài: Điện trở, Tụ điện, Cuộn cảm
- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên theo dõi để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp nhưng không làm thay cho HS.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm 1: Trả lời PHT số 1
- Điện trở có công dụng gì?Điện trở có cấu tạo như thế nào? 
- Có mấy loại điện trở?
- Chứng minh công dụng điện trở?
- Cho một số thông số về điện trở hãy đọc thông số đó
Nhóm 2: Trả lời PHT số 2
- Tụ điện có công dụng gì? Tụ điện có cấu tạo như thế nào? 
- Có mấy loại tụ điện?
- Chứng minh công dụng tụ điện?
- Cho một số thông số về tụ điện hãy đọc thông số đó
Nhóm 3: Trả lời PHT số 3
- Cuộn cảm có công dụng gì? Cuộn cảm có cấu tạo như thế nào? 
- Có mấy loại cuộn cảm?
- Chứng minh công dụng cuộn cảm?
- Cho một số thông số về cuộn cảm hãy đọc thông số đó
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
I. Điện trở:
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
a. Công dụng : Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện.
b. Cấu tạo
Bằng kim loại có điện trở suất cao hoặc dùng bột than phun lên lõi sứ.
c. Phân loại : Theo: Công suất; Trị số; Trị số điện trở thay đổi theo tác động .
d. Kí hiệu (SGK)
2. Các số liệu kĩ thuật của điện trở
a. Trị số điện trở: Cho biết mức độ cản trở dòng điện của điện trở.
+ Đơn vị: Ôm ( )
+ 1k =103; 1M=106
b. Công suất định mức: Là công suất tiêu hao trên điện trở mà nó có thể chịu đựng được trong thời gian dài mà không hỏng.
Đơn vị đo là oát : W.
II. Tụ điện:
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu.
a. Công dụng : Ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua.
b. Cấu tạo : là tập hợp hai hay nhiều vật dẫn ngăn cách nhau bởi lớp điện môi.
c. Phân loại : (SGK)
d. Kí hiệu : (SGK)
2. Các số liệu kĩ thuật của tụ điện
a. Trị số điện dung : Cho biết khả năng tích luỹ điện trường của tụ điện khi có điện áp đặt lên hai cực của tụ điện.
 Đơn vị đo là fara ( F ). Các ước số : 
1 F =10-6F ; 1 nF =10-9F ;1 pf = 10-12F.
b.Điện áp định mức ( Uđm)
c. Dung kháng của tụ điện (XC)
III. Cuộn cảm:
1. Công dụng, cấu tạo, phân loại, kí hiệu
a. Công dụng : Thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần.
b. Cấu tạo : Dây dẫn điện quấn thành cuộn cảm.
c. Phân loại : Cuộn cảm cao tần, cuộn cảm trung tần, cuộn cảm âm tần.
d. Kí hiệu : (SGK)
2. Các số liệu kĩ thuật của cuộn cảm
a. Trị số điện cảm : Cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng điện chạy qua.
 Đơn vị đo là Henry ( H ). Các ước số : 
1 mH =10-3H ; 1 H =10-6H
b. Hệ số phẩm chất (Q) 
c. Cảm kháng của cuộn cảm (XL)
 XL= 2fL
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS: Đọc thông số của một vài điện trở , tụ điện , cuộn cảm. 
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS: tự tìm một số linh kiện điện tử : điện trở , tụ điện , cuộn cảm trong các thiết bị điện tử
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
* Hướng dẫn học sinh tự học:
 1. Hướng dẫn học bài cũ: về nhà xem lại bài
 2. Hướng dẫn học bài mới: Đọc trước bài 3. Các nhóm chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 17 SGK
Tuần 3 – Tiết 3
THỰC HÀNH ĐIỆN TRỞ- TỤ ĐIỆN- CUỘN CẢM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Nhận biết về hình dạng các thông số của các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
2. Kỹ năng: Đọc và đo được các số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện trở, tụ điện, cuộn cảm.
3. Thái độ: Có ý thức tuân thủ các qui trình và các qui định an toàn.
4. Năng lực hướng tới:
 - Năng lực tự học: HS tự giác , chủ động xác định nhiệm vụ học tập phù hợp với bản thân
 - Năng lực hợp tác : Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong công việc .
II. Chuẩn bị
	1. Giáo viên : 	Đọc kĩ bài linh kiện điện tử.
	Nghiên cứu , làm thực hành trước khi hướng dẫn cho học sinh
	2. Học sinh : 	Dụng cụ cho 1 nhóm học sinh:
 	+ Đồng hồ vạn năng 1 chiếc.
	+ Các loại điện trở, tụ điện và cuộn cảm gồm cả loại tốt và xấu.
 	+ Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành
III. Chuỗi các hoạt động học
 1. Hoạt động khỡi động: 	
	1. Ổn định lớp, chia HS theo nhóm để chuẩn bị thực hành.
	2. Ôn lại kiến thức lí thuyết của bài 2 và nêu lại qui ước màu trên thân điện trở
	- Hãy nêu thông số kỹ thuật và tác dụng của điện trở trong mạch điện.
	- Hãy nêu thông số kỹ thuật và tác dụng của tụ điện trong mạch điện.
	- Hãy nêu thông số kỹ thuật và tác dụng của cuộn cảm trong mạch điện.
	- Qui ước về vòng màu và cách ghi trị số điện trở
Đen
Nâu
Đỏ
Cam
Vàng
Lục
Lam
Tím
Xám
Trắng
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
	Sai số
Sai số
Số mũ
Vạch màu 2
Vạch màu 1
	+ Không ghi: E 20% 
	+ Ngân nhũ: E 10%
Vòng thứ nhất chỉ số thứ nhất
Vòng thứ 2 chỉ số thứ 2
Vòng thứ 3 chỉ số 0 thêm vào
Vòng thứ 4 chỉ sai số
	+ Kim nhũ: E 5% Cách đọc
	+ Nâu : E 1% 
	+ Đỏ : E 2%
	Định luật ôm: U= IR XC= 1/2pfC XL= 2pfL
2.Hoạt động hình thành kiến thức :
 Thực hành
	Nội dung và qui trình thực hành:
	Trước tiên GV chia dụng cụ, vật liệu cho HS theo nhóm (tùy theo số vật liệu và dụng cụ để chia nhóm cho phù hợp)
2.1. Thực hành về điện trở :
 2. 1.1 .Tìm hiểu , đọc và đo trị số điện trở:
Lớp chia ra 4 nhóm cùng tìm hiểu , đọc và đo trị số điện trở
 Ghi số liệu vào bảng báo cáo thực hành và nhận xét?
 2.1.2. Thực hành về Tụ điện: 
Lớp chia ra 4 nhóm cùng tìm hiểu , đọc trị số tụ điện
 Ghi số liệu vào bảng báo cáo thực hành và nhận xét?
 2.2.3.Thực thành về Cuộn cảm
 Lớp chia ra 4 nhóm cùng tìm hiểu , đọc trị số cuộn cảm
 Ghi số liệu vào bảng báo cáo thực hành và nhận xét?
	THỰC HÀNH CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TRỞ, TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM
	Họ và tên:
	Lớp :
	Nhóm :
Bảng 1: Tìm hiểu về điện trở
STT
Vạch màu trên thân điện trở
Trị số đọc
Trị số đo
Nhận xét
1
2
3
4
5
Bảng 2: Tìm hiểu về cuộn cảm
STT
Loại cuộn cảm
Kí hiệu và vật liệu lõi
Nhận xét
1
2
3
Bảng 3: Tìm hiểu về tụ điện
STT
Loại tụ điện
Số liệu kĩ thuật ghi trên tụ điện
Giải thích số liệu
1
Tụ không có cực tính
2
Tụ có cực tính
3. Hoạt động luyện tập: Cho một vài thông số của điện trở , tụ điện , cuộn cảm cho học sinh đọc
4. Hoạt động vận dụng kiến thức: Gv tổ chức hoạt động thảo luận theo nhóm hoặc cả lớp cùng thảo luận nhằm vận dụng kiến thức đã học . Nhóm này đánh giá kết quả của nhóm kia . Sau đó , giáo viên nhận xét 
5. Hoạt động mở rộng: HS tự tìm một số linh kiện điện tử : điện trở , tụ điện , cuộn cảm trong các thiết bị điện tử, đọc các thông số
 V. Hướng dẫn học sinh tự học:
 1. Hướng dẫn học bài cũ: về nhà xem lại bài
 2. Hướng dẫn học bài mới: Đọc trước bài 4. Nhóm 1 chuẩn bị báo cáo phần tìm hiểu về điốt . Nhóm 2 chuẩn bị báo cáo phần tìm hiểu về Tranzito. Nhóm 3 chuẩn bị báo cáo phần tìm hiểu về Tirixto. Nhóm 4 chuẩn bị báo cáo phần tìm hiểu về Triac và điac, quang điện tử và vi mạch
Tuần 4,5 – Tiết 4,5
Bài 4: LINH KIỆN BÁN DẪN VÀ IC
 I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- Trình bày được cấu tạo, kí hiệu, phân loại và công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC.
	- Trình bày được nguyên lí làm việc của tirixto và triac.
2. Kỹ năng
	Nhận biết được các linh kiện bán dẫn và IC trong sơ đồ mạch điện đơn giản.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về các linh kiện bán dẫn và IC.
4. Năng lực hướng tới
 - Năng lực tự học: HS tự giác , chủ động xác định nhiệm vụ học tập phù hợp với bản thân
 - Tự lập , tự chủ và tự tin trong học tập
 - Năng lực hợp tác : Với hình thức và phương pháp dạy học theo nhóm sẽ tạo cho học sinh năng lực hợp tác trong công việc
 - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: Có khả năng phát hiện vấn đề và đề xuất giải quyết vấn đề hợp lí, hiệu quả.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : 	Nghiên cứu kĩ bài 4 trong SGK và đọc các tài liệu liên quan.
	Các loại linh kiện bán dẫn và IC thật. 
2. Học sinh : Tham khảo bài mới. Sưu tầm các linh kiện các loại linh kiện bán dẫn: điốt , tranzito, điac, triac, tirixto.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nêu một số nhiệm vụ yêu cầu :
+ Lớp chia ra 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
B1: Quan sát nhận biết các loại linh kiện: điot, tranzito, tirixto và triac.
B2: Thực hành về điốt, tirixto và triac: ác nhóm tiến hành đo điện trở thuận và ngược của điốt, tirixto,triac . 
- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm. 
- Điốt tiếp điểm có 2 điện cực ,dây dẫn nhỏ
- Điốt tiếp mặt có 2 điện cực dây dẫn to
- Tirixto và triac có 3 điện cực
Tirixto : 2P4M. Triac : BTA06
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia lớp học thành 5 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung kiến thức của bài: 
Nhóm 1: Điốt 
Nhóm 2: Trazito
Nhóm 3: Tirixto
Nhóm 4: Triac , điac, Nhóm 5: quang điện tử , vi mạch tổ hợp và Ic
- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên theo dõi để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp nhưng không làm thay cho HS.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm 1: Trả lời PHT số 1
- Quan sát điôt, rồi trả lời các câu hỏi sau:
 + Nêu cấu tạo của điôt?
 + Trong thực tế thì em đã biết được những loại điôt nào?
 + Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện các điôt được kí hiệu như thế nào?
 + Khi sử dụng điôt người ta thường quan tâm đến những thông số nào?
+ Theo em điôt có công dụng gì?
Nhóm 2: Trả lời PHT số 2
HS quan sát hình 4.2 SGK , rồi trả lời các câu hỏi sau:
 + Em hãy cho biết cấu tạo của tranzito?
 + Theo em tranzito gồm có những loại nào? Hãy gọi tên các loại đó.
 + Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện tranzito được kí hiệu như thế nào? 
Nhóm 3: Trả lời PHT số 3
HS quan sát hình 4.4, rồi trả lời các câu hỏi sau:
 + Em hãy cho biết cấu tạo của tirixto?
 + Em hãy so sánh cấu tạo của tirixto với tranzito và điôt?
 + Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện tirixto được kí hiệu như thế nào?
 + Các thông số cơ bản của tirixto là gì?
 + Em hãy cho biết công dụng của tirixto? HS có thể vẽ một mạch điện đơn giản để thể hiện công dụng của tirixto.
Nhóm 4: Trả lời PHT số 4
Yêu cầu HS quan sát hình 4.6 SGK, rồi trả lời các câu hỏi sau:
 + Em hãy cho biết cấu tạo của Điac và Triac?
 + Em hãy so sánh cấu tạo của Tirixto với cấu tạo của Điac và Triac?
 + Em hãy cho biết trong sơ đồ mạch điện Điac và Triac được kí hiệu như thế nào? ( yêu cầu HS lên bảng vẽ).
 + Em hãy cho biết công dụng của Triac và Điac?
 + GV gợi ý về nguyên lí làm việc của Điac và Triac. Rồi yêu cầu HS trình bày nguyên lí làm việc của Triac và Điac? 
Nhóm 4: Trả lời PHT số 4
+ Hãy cho biết thế nào là quang điện tử và được dùng ở đâu?
+ Yêu cầu HS quan sát hình 4.8 và 4.9 SGK. Em hảy cho biết thế nào là IC? IC có cấu tạo như thế nào?Phân biệt IC một hàng chân với IC 2 hàng chân?
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
I. Điốt
1. Cấu tạo
 Gồm 2 lớp bán dẫn P và N ghép lại với nhau tạo nên tiếp giáp P-N trong vỏ thủy tinh hoặc nhựa. Có 2 dây dẫn ra là 2 điện cực: anôt (+) và catôt (-).
2. Phân loại
 - Theo công nghệ chế tạo:
 + Điôt tiếp điểm dùng để tách sóng và trộn tần.
 + Điôt tiếp mặt dùng để chỉnh lưu.
 - Theo chức năng gồm:
 + Điôt ổn áp ( điôt Zêne ) dùng để ổn áp.
 + Điôt chỉnh lưu dùng biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
3. Kí hiệu của điôt (SGK)
4. Các thông số của điôt
 + Trị số điện trở thuận
 + Trị số điện trở ngược
 + Trị số điện áp đánh thủng
5. Công dụng của điôt: Dùng để chỉnh lưu và dùng để khuếch đại tín hiệu.
II. Tranzito
1. Cấu tạo
 Gồm 2 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim loại. Các dây dẫn ra được gọi là các điện cực.
2. Phân loại
 Gồm 2 loại: PNP và NPN
3 . Kí hiệu của tranzito Hình 4.3 SGK
4. Các thông số của tranzito
 + Trị số điện trở thuận
 + Trị số điện trở ngược
 + Trị số điện áp đánh thủng.
5 . Công dụng của tranzito
 Dùng để khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung.
III. Tirixto
 1 . Cấu tạo:
 Gồm 3 lớp tiếp giáp P-N trong vỏ bọc nhựa hoặc kim
2. Kí hiệu
 Hình 4-4 SGK.
3. Công dụng
 Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển, bằng cách điều khiển cho UGK xuất hiện sớm hay muộn.
4. Các số liệu kĩ thuật của tirixto
 + IA định mức
 + UAK định mức
 + UGK
5. Nguyên lí làm việc
 + Khi chưa có điện áp dương UGK tirixto không dẫn điện dù UAK> 0.
 +Khi UGK và UAK đồng thời dương thì tirito dẫn điện. Khi tirixto dẫn điện UGK không còn tác dụng dòng điện chỉ dẫn theo một chiều từ A sang K và sẽ ngưng khi UAK£ 0.
IV. Triac và diac
1 . Cấu tạo
 Là linh kiện bán dẫn có cấu trúc 4 lớp, có 3 điện cực là A1, A2 và G..
2. Kí hiệu
 Hình 4.6 SGK
3 . Công dụng
 Dùng điều khiển trong mạch điện xoay chiều.
4 . Số liệu kĩ thuật
 Giống Tirixto.
5 . Nguyên lí làm việc
 Khi G và A2 có điện thế âm so với A1 thì Triac mở cho dòng điện đi từ A1 sang A2.
 Khi G và A2 có điện thế dương so với A1 thì Triac mở dòng điện đi từ A2 sang A1. 
 Điac không có cực điều khiển nên được kích mở bằng cách nâng cao điện áp ở hai cực.
V. Quang điện trở
Quang điện tử là linh kiện điện tử có thông số thay đổi theo độ chiếu sáng, được dùng trong các mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng.
VI. Vi mạch tổ hợp và IC
Là mạch vi điện tử tích hợp, được chế tạo bằng các công nghệ đặc biệt hết sức tinh vi, chính xác. Có 2 nhóm IC:
 + IC tương tự được dùng để khuếch đại.
 + IC số được dùng trong các thiết bị tự động.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS phân biệt: Tranzitto, điốt, triac, điac.
- Yêu cầu Hs hoàn thành PHT số 6
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS: tự tìm một số linh kiện điện tử : tranzitto , điốt, quang điện tử trong các thiết bị điện tử, đọc thông tin bổ sung tr25,26
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
1. Điốt bán dẫn có công dụng gì ?
 A. Chỉnh lưu dòng điện, biến đổi điện dung	 
 B. Chỉnh lưu dòng điện, ổn áp, biến đổi điện dung
 C. Chỉnh lưu dòng điện, tách sóng, biến đổi điện dung 
 D. Chỉnh lưu dòng điện, tách sóng, ổn áp, biến đổi điện dung
2. Công dụng của Tranzito là:
 A. Khuếch đại tín hiệu, tạo dao động, chọn lọc, cắt tín hiệu, đóng cắt mạch điện, dùng trong kĩ thuật số
 B. Khuếch đại tín hiệu, chọn lọc, cắt đứt tín hiệu, dùng trong kĩ thuật số
 C. Đóng cắt mạch điện, dùng trong kĩ thuật số, khuếch đại tín hiệu
 D. Tạo dao động, khuếch đại tín hiệu, dùng trong kĩ thuật số
3. Điều kiện để Tirixto dẫn điện là:
 A. UAK = 0 và UGK > 0	 B. UAK > 0 và UGK = 0
 C. UAK > 0 và UGK > 0 	 D. UAK = 0 và UGK = 0
4. Điốt, Tirixtô, Triac, Tranzito, Diac chúng đều giống nhau ở điểm nào
 A. Vật liệu chế tạo B. Điện áp định mức cuộn cảm tăng
 C. Số điện cực 	 D. Công dụng
5. Linh kiện điện tử có hai lớp tiếp giáp P-N là:
 A. Tranzito 	 B. Triac C. Tirixto D. Diac
IV. Hướng dẫn học sinh tự học
 1. Hướng dẫn học bài cũ: về nhà xem lại bài
 2. Hướng dẫn học bài mới: Đọc trước bài 5. Các nhóm chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành trang 31 ,32 SGK
Tuần 6 – Tiết 6 
THỰC HÀNH: ĐIÔT – TRANZITO - TIRIXTO – TRIAC
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- Học sinh cần nhận dạng được các loại điôt, tranzito, tirixto và triac.
	- Biết cách đo điện trở thuận,điện trở ngược của các linh kiện để xác định cực A,K và xác định tốt xấu.
2. Kĩ năng
	- Đo được điện trở thuận,điện trở ngược của các linh kiện bằng đồng hồ vạn năng.
3. Thái độ
	- Có ý thức tuân thủ các qui trình và qui định về an toàn.
 4. Năng lực hướng tới
 	- Năng lực hợp tác: Thực hành theo nhóm học sinh tích cực hợp tác để hoàn thành bài thực hành
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
	- Nghiên cứu bài 4,5 sgk.
	- Làm thử bài thực hành,điền các số liệu vào mẫu báo cáo.
2. Học sinh:
	Dụng cụ vật liệu cho một nhóm HS.
	- Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc.
	- Điốt các loại: Tốt và xấu.
	- Tirixto, Triac.
 - HS nghiên cứu cách kiểm tra điốt,Tirixto,Triac ở các hình 5-1; 5-2; 5-3 SGKvà chuẩn bị mẫu báo cáo thức hành trang 22 SGK.
 - Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nêu một số nhiệm vụ yêu cầu :
+ Lớp chia ra 4 nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm. 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia lớp học thành 4 nhóm. 
B1: Quan sát nhận biết các loại linh kiện: điot, tranzito, tirixto và triac.
B2: Thực hành về điốt, tirixto và triac: ác nhóm tiến hành đo điện trở thuận và ngược của điốt, tirixto,triac . 
B3: Quan sát nhận biết phân loại các tranzito trên bảng theo nhóm?
- Đo các thông số của tranzito
- Xác định điện trở thuận, ngược (chân) của tranzito.
- Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giáo viên theo dõi để kịp thời có biện pháp hỗ trợ thích hợp nhưng không làm thay cho HS.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.
- Xử lý các tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Lớp chia thành các nhóm nhỏ, nhóm trưởng nhận các linh kiện và dụng cụ. Các thành viên trong nhóm thực hiện theo các bước do giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hành theo các bước. 
- Điốt tiếp điểm có 2 điện cực ,dây dẫn nhỏ
- Điốt tiếp mặt có 2 điện cực dây dẫn to
- Tirixto và triac có 3 điện cực
Tirixto : 2P4M. Triac : BTA06
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
a) Quan sát, nhận biết các linh kiện
- Nhận biết điốt các loại: Điốt nắn dòng (tiếp mặt), tách sóng (tiếp điểm), Ổn định điện áp một chiều (điốt zêne)...
- Nhận biết Tirixto, triac
- Phân biệt, nhận dạng các linh kiện trên
 b) Sử dụng đồng hồ vạn năng
- Nhận biết thang đo trên mặt đồng hồ
- Cách điều chỉnh núm xoay tương ứng thang đo.
 - Những điểm chú ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho đồng hồ đo
- Cách đo điện trở, điện áp và dòng điện một chiều, xoay chiều. 
c) Hướng dẫn thực hiện bài thực hành. 
- Tìm hiểu và kiểm tra điốt: Đo điện trở thuận, điện trở ngược, nhận xét, ghi báo cáo.
- Tìm hiểu và kiểm tra triốt: Đo điện trở thuận, điện trở ngược trong 2 trường hợp khi UGK=0 v à UGK>0. Nhận xét, ghi báo cáo. 
+ Đo điện trở thuận (điốt phân cực thuận)
 + Đo điện trở ngược (điốt phân cực ngược)
- Tìm hiểu và kiểm tra triac: Đo điện trở thuận, điện trở ngược giữa cực A1 và cực A2 khi cực G hở và khi cực G nối với cực A2. Nhận xét, ghi báo cáo. 
* Tranzito
Bước 1: Quan sát,nhận biết và phân loại các tranzito NPN, PNP.
Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo.
Bước 3: Xác định loại và chất lượng tranzito. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS thực hành đo dưới sự hướng dẫn của giáo viên 
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Thực hành đo dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Thảo luận nhóm để rút ra được nhận xét trong phần báo cáo của mình
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Tìm hiểu thêm một số loại trazito trên thực tế.
+ Tìm hiểu cách sử dụng các linh kiện điện tử một cách hợp lý và có tuổi thọ cao nhất.
+ Em hãy kể tên các thiết bị trong đời sống có sử dụng các linh kiện điện tử
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh nhận và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm đôi.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
MẪU BÁO CÁO THỰC HÀNH
ĐIÔT – TIRIXTO – TRIAC
	Họ và tên:
	Lớp :
Tìm hiểu và kiểm tra điôt
Các loại điôt
Trị số điện trở thuận
Trị số điện trở ngược
Nhận xét
Điôt tiếp điểm
Điôt tiếp mặt
Tìm hiểu và kiểm tra tirixto
UGK
Trị số điện trở thuận
Trị số điện trở ngược
Nhận xét
Khi UGK=0
Khi UGK>0
Tìm hiểu và kiểm tra triac
UG
Trị số điện trở thuận giữa cực A1 và A2
Trị số điện trở ngược giữa cực A1 và A2
Nhận xét
Khi cực G hở
Khi cực G nối với cực A2
TRANZITO
1. Tìm hiểu và kiểm tra Tranzito
Loại Tranzito
Kí hiệu Tranzito
Trị số điện trở
B – E
Trị số điện trở
B – E
Nhận xét
Que đỏ
ở B
Que đen
ở B
Que đỏ
ở B
Que đen
ở B
Tranzito PNP
2SA
2SB
Tranzito PNP
2SC
2SD
Tuần 7 – Tiết 7 	KHÁI NIỆM VỀ MẠCH ĐIỆN TỬ CHỈNH LƯU 
 NGUỒN MỘT CHIỀU
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử
- Hiểu được chức năng và nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch ổn áp.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết các khối chính trong mạch nguồn một chiều và chức năng các khối chính trong mạch nguồn một chiều. Nhận biết các linh kiện trong mạch nguồn một chiều.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu nguồn điện một chiều. Sử dụng nguồn điện một chiều và các dụng cụ điện đúng quy trình kĩ thuật và các quy định về an toàn.
- Chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập.
4. Nội dung trọng tâm:
- Khái niệm, phân loại mạch điện tử, nguyên lý làm việc mạch chỉnh lưu cầu, sơ đồ khối mạch nguồn một chiều.
5. Những năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
Nhóm năng lực
Năng lực thành phần
Mô tả mức độ thực hiện trong bài học
Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức môn học
Hiếu các thuật ngữ của bài học phân loại các mạch điện tử, mạch chỉnh lưu và nguồn một chiều.
- Khái niệm, phân loại mạch điện tử
- Nguyên lý làm việc mạch chỉnh lưu cầu.
- Sơ đồ khối và nhiệm vụ các khối trong mạch nguồn một chiều. 
Nhóm NLTP về phương pháp
Làm việc theo nhóm, tương tác học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh
- Biết làm việc nhóm, phát huy được năng lực của từng cá nhân, năng lực hợp tác trong làm việc
Nhóm NLTP trao đổi thông tin
Biết trao đổi các nội dung bài học qua phương pháp làm việc nhóm, hình vẽ
- Chức năng của các mạch lọc, ổn áp trong mạch nguồn một chiều.
- Nhận biết điện áp trước và sau MBA, điện áp ra, nắm được dãn đồ dạng sóng của các điện áp trước và sau MBA, điện áp ra .
Nhóm NLTP liên quan đến cá nhân
Vận dụng được kiến thức của bài học vào thực tế, đọc được các số liệu kĩ thuật, các thuật ngữ kĩ thuật.
- Nắm được công dụng của từng linh kiện trong các mạch điện. 
- HS hiểu và sử dụng mạch nguồn một chiều đúng theo yêu cầu kĩ thuật.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1 Chuẩn bị của GV:
- Đọc đọc sgk công nghệ 12 và các tài liệu liên quan khái niệm mạch điện tử, chỉnh lưu và nguồn một chiều. 
- Xem bài 7 sgk công nghệ 12 và soạn giáo án theo nội dung.
- Chuẩn bị các PHT
2. Chuẩn bị của HS:
- Chuẩn bị các dụng cụ học tập cần thiết cho môn học.
- Đọc trước nội dung bài 7 sgk công nghệ 12, tìm hiều về nguồn một chiều, chuẩn bị PHT 1, PHT2 GV đã cho về nhà.
III. Chuỗi các hoạt động học

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_hoc_ki_1.docx