Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề: Linh kiện điện tử

Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề: Linh kiện điện tử

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm, phân loại và kí hiệu của đi ốt, transitor (45 phút) [3a.1]

[a3.2]

 - Cấu tạo của đi-ốt, Transitor

- Phân loại của điốt, transitor

- Kí hiệu của đi-ốt, transito PP trực quan

Hoạt động nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy Đánh giá qua thuyết trình và sơ đồ tư duy của từng nhóm.

Đánh giá qua câu trả lời HS

 

docx 7 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 5001
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 12 - Chủ đề: Linh kiện điện tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHỦ ĐỀ: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ 
TÊN BÀI DẠY LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TÍCH CỰC
Môn Công nghệ; Lớp: 
Thời gian thực hiện: tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Biết cấu tạo, kí hiệu, phân loại, công dụng của một số linh kiện bán dẫn và IC.
- Biết nguyên lí làm việc của tirito và triac.
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mã hoá
2. Về năng lực
2.1.1. Năng lực công nghệ
Nhận thức công nghệ
- Vẽ được kí hiệu, trình bày được công dụng và thông số kĩ thuật của Đi-ốt, Transistor, Tirixtor, Triac, Diac. 
[a3.1]
– Nhận biết, đọc số liệu kĩ thuật, lựa chọn được Đi-ốt, Transistor, Tirixtor, Triac, Diac.
[a3.2]
Sử dụng công nghệ
Phân biệt giống và khác nhau Transistor, Tirixtor, Triac,
[a3.3]
2.1.2. Năng lực chung 
Năng lực tự chủ và tự học
- Chủ động, tích cực tham gia và đam mê tìm hiểu về kĩ thuật điện tử. 
[TCTH1.1]
Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Trình bày, thảo luận trong hoạt động được tổ chức trong chủ đề
[GTHT1.1]
3. Về phẩm chất
Phẩm chất chăm chỉ
-Tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập trong chủ đề
[CC2.3]
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu và phân loại Đi - ốt, transitor
Tranh ảnh, hình vẽ Đi - ốt, transitor
- Điện thoại, máy tính bảng
- Giấy A4
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, công dụng và nguyên lý làm việc của Tirixtor, Diac, Triac
- Vật mẫu linh kiện Tirixtor, Diac, Triac.
- Tranh vẽ, hình ảnh về Tirixtor, Diac, Triac.
- Điện thoại, máy tính bảng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Mã hóa YCCĐ)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm, phân loại và kí hiệu của đi ốt, transitor (45 phút)
[3a.1]
[a3.2]
Cấu tạo của đi-ốt, Transitor
Phân loại của điốt, transitor
Kí hiệu của đi-ốt, transito
PP trực quan
Hoạt động nhóm, sử dụng sơ đồ tư duy
Đánh giá qua thuyết trình và sơ đồ tư duy của từng nhóm.
Đánh giá qua câu trả lời HS
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, công dụng và nguyên lý làm việc của Tirixtor, Diac, Triac
(40 phút)
[a3.3]
Cấu tạo, ký hiệu và công dụng, của Tirixto, Diac, Triac.
Nguyên lý làm việc và số liệu kỹ thuật của Tirixto, Diac, Triac.
PP thuyết trình
Hoạt động nhóm
Đánh giá qua thuyết trình của từng nhóm.
Đánh giá qua câu trả lời HS
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
 Khởi động. (5 phút)
Học sinh biết được sự dẫn điện chất bán dẫn P-N và cấu tạo của các chất bán dẫn P-N
Trình chiếu video về chất bán dẫn P-N
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm phân loại, kí hiệu và công dụng của đi-ốt, tranzito (40 phút)
1.1. Mục tiêu: [3.1a]
1.2. Tổ chức hoạt động 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nêu các nhiệm vụ cấn thực hiên :
- GV giấy 4 tờ A2, Bút lông, 2 linh kiện đi-ốt tiếp mặt, 2 linh kiện tranzito
- Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi nhóm cử ra 1 nhóm trưởng và 1 thư ký.
- Tài liệu về Đi-ốt và tranzito. (SGK, internet...)
- GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Nhóm 1,3 thảo luận về cấu tạo, ký hiệu, cấu tạo và công dụng của Đi-ốt. Nhóm 2,4 thảo luận về cấu tạo, ký hiệu, cấu tạo và công dụng của tranzito. 
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thực hiện hiện yêu cầu của giáo viên:
- HS thực hiện yêu cầu giáo viên:
Nhận biết linh kiện trong thực tế.
Bằng sơ đồ tư duy, học sinh thể hiện được cấu tạo, ký hiệu, phân loại và công dụng của linh kiện nhóm mình được giao.
- GV quan sát, theo dõi, hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình, đảm bảo học sinh nào cũng tham gia hoạt động.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: Đại diện nhóm cử 1 học sinh trình bày kết quả thảo luận nhóm, các thành viên còn lại trong nhóm và nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV:Nhận xét bổ sung và chính xác hóa nội dung kiến thức và các thuật ngữ mà học sinh đưa ra.
GV: yêu cầu đại diện nhóm lên bảng vẽ ký hiệu của Đi-ốt và Tranzito.
1.3. Sản phẩm học tập
Sơ đồ tư duy về cấu tạo, ký hiệu, phân loại và công dụng của Đi-ốt và Tranzito.
GV nhận xét chung, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
1.4. Phương án đánh giá
GV dựa vào sản phẩm, báo cáo của các nhóm để đánh giá học tập của học sinh.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu, công dụng và nguyên lý làm việc của Tirixtor, Triac, Diac (35 phút)
2.1. Mục tiêu: [3.1a]
2.2. Tổ chức hoạt động : Tìm hiểu cấu tạo, ký hiệu và công dụng của Tirixtor, Triac, Diac.
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập(5 phút)
- Chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm 1 laptop hoặc máy tính bảng.
- Giao cho mỗi nhóm 5 linh kiện điện tử (điện trở, tụ điện, Tirixtor, Triac, Diac)
- Yêu cầu: 
Mỗi nhóm lấy ra những linh kiện đã học (điện trở, tụ điện), và linh kiện chưa biết (Tirixtor, Triac, Diac).
Những linh kiện chưa biết (Tirixtor, Triac, Diac) tìm kiếm trên mạng 
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập (10 phút)
- GV nhận xét và giao nhiệm vụ tiếp theo: tìm hiểu và liệt kê (cho mỗi nhóm 1 linh kiện), HS sử dụng “google Trang trình bày” (slideshow) để thiết kế trình bày: 
Cấu tạo
Ký hiệu
Công dụng
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (20 phút)
Từng nhóm chọn 1 HS lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình 
- GV nhận xét và rút ra kết luận về cấu tạo, ký hiệu, công dụng Tirixtor, Triac, Diac. HS bổ sung vào ppt của nhóm mình.
2.3.. Sản phẩm học tập
4 file ppt share cho nhóm học tập CN
2.4. Phương án đánh giá
Đánh giá qua điểm số thi đua từng nhóm
Vấn đáp thu điểm số theo nhóm. 
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
TÊN BÀI HỌC: LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TÍCH CỰC
I. Điốt bán dẫn
1. Cấu tạo
 Linh kiện bán dẫn có 1 lớp tiếp giáp P-N, có hai cực A, K.
2. Phân loại
+ Theo chế tạo: Đi_ôt tiếp điểm, Đi_ôt tiếp mặt.
+ Theo chức năng: Đi_ôt ổn áp (Zener), đi_ôt chỉnh lưu 
3.Kí hiệu trong mạch điện: 
4. Công dụng: Dùng trong các mạch chỉnh lưu, mạch nguồn một chiều.
II. Tranzito:
1. Cấu tạo: 
 Linh kịên bán dẫn có 2 lớp tiếp giáp P – N và có 3 cực ( E,B,C)
2. Phân loại: PNP và NPN.
3. Ký hiệu 
3. Công dụng:
Dùng để khuếch đại, tạo sóng và xung, ...
III. Tirixto
1. Cấu tạo và công dụng:
+ Cấu tạo: 
 Có 3 lớp tiếp giáp P – N với 3 cực : A, K,G.
+ Kí hiệu : 
+ Công dụng: Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển.
IV. Triac và điac:
1. Cấu tạo kí hiệu và công dụng:
+Cấu tạo : cả hai đều có cấu trúc nhiều lớp ; triac có 3 cực A1, A2, G còn triac không có cực G.
+ Cấu tạo và kí hiệu trong mạch điện: 
- Công dụng : Dùng để điều khiển trong các mạch điện xoay chiều.
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_12_chu_de_linh_kien_dien_tu.docx