Đề thi giữa kì I môn Vật lí Lớp 12 - Năm 2020-2021 - Trường THPT PTG

Đề thi giữa kì I môn Vật lí Lớp 12 - Năm 2020-2021 - Trường THPT PTG

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là không đúng?

 A Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.

 B Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục.

 C Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.

 D Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.

Câu 2: Trong dao động điều hoà của chất điểm , chất điểm đổi chiều chuyển động khi lực tác dụng

 A thay đổi độ lớn. B có độ lớn cực đại. C đổi chiều. D bằng không.

Câu 3: Một vật dao động điều hoà, có quãng đường đi được trong một chu kì là 16cm. Biên độ dao động của vật là

 A 8cm. B 4cm. C 16cm. D 2cm.

 

doc 3 trang phuongtran 7261
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì I môn Vật lí Lớp 12 - Năm 2020-2021 - Trường THPT PTG", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT PTG ĐỀ THI VẬT LÍ GIỮA KÌ I KHỐI 12 NĂM HỌC 2020-2021 
Mã đề: 000
 Tổ Lí-Tin Thời gian làm bài: 45 phút 
Họ & tên học sinh:.......................................... (30 câu trắc nghiệm)
Lớp:....................... 
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là không đúng?
	A Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.	
 B Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động cơ trong một môi trường liên tục.	
 C Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương ngang.	
 D Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.
Câu 2: Trong dao động điều hoà của chất điểm , chất điểm đổi chiều chuyển động khi lực tác dụng 
	A thay đổi độ lớn.	B có độ lớn cực đại.	C đổi chiều.	D bằng không.
Câu 3: Một vật dao động điều hoà, có quãng đường đi được trong một chu kì là 16cm. Biên độ dao động của vật là
	A 8cm.	B 4cm.	C 16cm.	D 2cm.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng?
	A Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.	
 B Dao động duy trì có chu kì bằng chu kì dao động riêng của con lắc.	
 C Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.	
 D Dao động tắt dần càng nhanh nếu lực cản của môi trường càng lớn.
Câu 5: Con lắc đơn tại Hà Nội dao động với chu kì 2 s. (Biết gia tốc trọng trường tại Hà Nội là 9,7926 m/s2 và tại Thành phố Hồ Chí Minh là 9,7867 m/s2; nhiệt độ không đổi). Chu kì của con lắc đó tại Thành phố Hồ Chí Minh là: 
	A 2,001s.	B 2,004s.	C 2,04s.	D 2,01s.	
Câu 6: Cho một sóng ngang có phương trình sóng là u = 8cos 2( - )cm, trong đó x tính bằng mm, t tính bằng giây. Sóng lan truyền có bước sóng λ là
	A 50cm.	B 5 mm.	C 1 m.	D 0,1 m.	
Câu 7: Một vật nặng 200g treo vào lò xo làm nó dãn ra 2cm. Trong quá trình vật dao động thì chiều dài của lò xo biến thiên từ 25cm đến 35cm. Lấy g = 10m/s2. Cơ năng của vật là 
	A 0,125J. 	B 12,5J.	C 125J.	D 0,50J.	
Câu 8: Một vật nhỏ có khối lượng 500 g dao động điều hòa dưới tác dụng của một lực kéo về có biểu thức 
F = - 0,8cos 4t (N). Dao động của vật có biên độ là
	A 10 cm	B 12 cm	C 6 cm	D 8 cm
Câu 9: Trên mặt chất lỏng có hai tâm dao động S1, S2 dao động theo phương trình u = 4cos(100t) cm.Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 0,8 m/s. Biết khoảng cách S1S2 = 12 cm. Biểu thức của điểm M nằm trên đường trung trực của S1S2 và cách S1 một khoảng 10 cm là :
	A uM = 8cos(100t- ) cm 	B uM = 8cos(100t+ ) mm 	
 C uM = 8cos(100t+10) cm 	D uM = 8cos(100t-10) cm 
Câu 10: Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi điều hoà
	A cùng pha so với li độ.	 B chậm pha π/2 so với li độ.	
 C sớm pha π/2 so với li độ.	D ngược pha so với li độ.
Câu 11: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức xác định lực kéo về tác dụng lên vật ở li độ x là F = - kx. Nếu F tính bằng niutơn (N), X tính bằng mét (m) thì k tính bằng
	A N.m2. 	B N/m.	C N/m.	D N.m2.	 
Câu 12: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ 4cm, chu kì 0,4s. Khối lượng quả nặng 400g. Lấy p2 » 10, cho g = 10m/s2. Độ cứng của lò xo là
	A 100N/m	B 640N/m	C 64N/m 	D 25N/m	
Câu 13: Hai nguồn sóng kết hợp B và C cùng tần số,cùng biên độ và cùng pha. Coi biên độ sóng không đổi. Điểm A,B,C,D. theo thứ tự thẳng hàng. Nếu biên độ dao động tổng hợp tại A có giá trị là 5mm, thì biên độ dao động tổng hợp tại D có giá trị
	A 3mm 	B Chưa đủ dữ kiện C 4mm 	D 5mm 
Câu 14: Phát biểu nào sau đây nói về dao động nhỏ của con lắc đơn là không đúng?
 A Tần số dao động của con lắc đơn 
 B Năng lượng dao động của con lắc đơn luôn luôn bảo toàn.
 C Chu kì dao động của con lắc đơn 	
 D Độ lệch s hoặc li độ góc a biến thiên theo quy luật dạng sin hoặc cosin theo thời gian.
Câu 15: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2π t- π/2) (cm). Kể từ lúc t = 0, quãng đường vật đi được sau 11,375s bằng 
	A 226,46cm 	B 235cm. 	C 245,46cm. 	D 206,46cm 
Câu 16: Hai dao động điều hòa có phương trình và được biểu diễn trong một hệ tọa độ vuông góc xOy tương ứng bằng hai vectơ quay và . Trong cùng một khoảng thời gian, góc mà hai vectơ và quay quanh O lần lượt là và = 2,5. Tỉ số là 
	A 1,0	B 2,0 	C 2,5 	D 0,4
Câu 17: Chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp bằng 
	A hai bước sóng. 	B một bước sóng. 	C một phần tư bước sóng D một nửa bước sóng.
Câu 18: Nhận xét nào sau đây về biên độ của dao động tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số là không đúng?
	A Biên độ phụ thuộc vào độ lệch pha giữa hai dao động thành phần.	
 B Biên độ phụ thuộc vào tần số chung của hai dao động thành phần.	
 C Biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động thành phần thứ hai.	
 D Biên độ phụ thuộc vào biên độ của dao động thành phần thứ nhất.
Câu 19: Nếu hai dao động điều hoà cùng tần số, ngược pha thì li độ của chúng
	A bằng nhau nếu hai dao động cùng biên độ.	B đối nhau nếu hai dao động cùng biên độ.	
 C trái dấu khi biên độ bằng nhau, cùng dấu khi biên độ khác nhau.	D luôn luôn cùng dấu.
Câu 20: Con lăc lò xo m = 250 (g), k = 100 N/m, con lắc chịu tác dung của ngoại lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn. Thay đổi tần số góc thì biên độ cưỡng bức thay đổi. Khi tần số góc lần lượt là 15 rad/s và 10 rad/s thì biên độ lần lượt là A1 và A2 . So sánh A1 và A2 
	A A1 = 1,5A2 	B A1 = A2 . 	C A1 A2 .
Câu 21: Một sợi dây đàn hồi có chiều dài, hai đầu cố định. Sóng dừng trên dây có bước sóng trên dây có bước sóng dài nhất là 
	A /4 . 	B 2 . 	C 4. 	D /2.
Câu 22: Người ta đặt chìm trong nước một nguồn âm có tần số 725Hz và tốc độ truyền âm trong nước là 1450m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trong nước và dao động vuông pha là
	A 0,25m.	B 0,5m.	C 1cm.	D 1m.
Câu 23: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), đại lượng (ωt + φ) được gọi là
	A biên độ dao động.	B tần số dao động.	C pha dao động.	D chu kì dao động.
Câu 24: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có
	A hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ.	
 B hai sóng xuất phát từ hai nguồn kết hợp gặp nhau.	
 C hai dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau.	D hai sóng chuyển động ngược chiều nhau.
Câu 25: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10N/m, khối lượng vật nặng m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng 
μ = 0,2. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí vật dừng lại là:
	A 3p /20 (s). 	B p /30 (s).	C 2p /15 (s).	D p /15 (s).
Câu 26: Chu kì dao động của con lắc lò xo là
	A .	B . 	C .	D 
Câu 27: Dao động của con lắc đơn trong không khí bị tắt dần là do 
	A trọng lực tác dụng lên vật.	B dây treo có khối lượng đáng kể. 	
 C lực căng của dây treo.	D lực cản của môi trường.
Câu 28: Chọn câu trả lời đúng. Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để 
	A xác định chu kì sóng. 	 B xác định tần số sóng. 	
 C xác định năng lượng sóng. 	D xác định tốc độ truyền sóng. 
Câu 29: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ 4cm, chu kì 0,5s. Khối lượng quả nặng 400g. Lấy p2 » 10, cho g = 10m/s2. Giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng là
	A 2,56N	B 256N	C 656N	D 6,56N	 
Câu 30: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt nước thấy nó nhô lên cao 10 lần trong khoảng thời gian 36 s, và đo được khoảng cách giữa hai đỉnh sóng lân cận là 10 m. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước.
	A 3,6cm/s.	B 3,6m/s.	C 2,5cm/s.	D 2,5m/s.
 .HẾT .
Mã đề: 204
	1. C	2. B	3. B	4. C	5. A	6. B	7. A	
 8. A	9. A	10. C	11. C	12. A	13. D	14. A	
 15. A	16. C	17. C	18. B	19. B	20. D	21. B	
 22. B	23. C	24. B	25. D	26. D	27. D	28. D	
 29. D	30. D	

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_giua_ki_i_mon_vat_li_lop_12_nam_2020_2021_truong_thpt.doc