Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 132 (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 132 (Có đáp án)

Câu 1: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

A. Fe3+. B. Mg2+. C. Ag+. D. Cu2+.

Câu 2: Cho các polime: polietilen, xenlulozo, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon 6,6, polibutadien. Dãy gồm các polime tổng hợp là

A. polietilen, nilon-6, nilon 6,6, polibutadien B. polietilen, xenlulozo, nilo-6, nilon 6,6

C. polietilen, nilon-6, nilon 6,6, tinh bột D. polietilen, nilon-6, xenluloz

Câu 3: Thủy phân hoàn toàn m gam dipeptit Gly –Ala thu được 4,1 gam hỗn hợp glyxin và alanin. Nếu hiệu suất phản ứng 100% thì giá trị của m là

A. 3,63 B. 3,65 C. 2,45 D. 2,75

Câu 4: Một polime có cấu tạo mạch như sau:

 

doc 4 trang phuongtran 4561
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 132 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
MÔN HÓA HỌC – KHỐI 12
Thời gian làm bài: 60 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85; Cs =133; Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137; C = 12; O =16; H =1; Fe = 56; Cu = 64; Ag =108; Pb = 207; Zn = 65; S = 32; Cl = 35,5; Br =80; N = 14; Cr = 52; Mn =55
Câu 1: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất? 
A. Fe3+.	B. Mg2+.	C. Ag+.	D. Cu2+.
Câu 2: Cho các polime: polietilen, xenlulozo, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon 6,6, polibutadien. Dãy gồm các polime tổng hợp là
A. polietilen, nilon-6, nilon 6,6, polibutadien	 	B. polietilen, xenlulozo, nilo-6, nilon 6,6
C. polietilen, nilon-6, nilon 6,6, tinh bột	D. polietilen, nilon-6, xenluloz
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn m gam dipeptit Gly –Ala thu được 4,1 gam hỗn hợp glyxin và alanin. Nếu hiệu suất phản ứng 100% thì giá trị của m là
A. 3,63	B. 3,65	C. 2,45	D. 2,75
Câu 4: Một polime có cấu tạo mạch như sau: 
 - CH2–CH=CH–CH2–CH2–CH=CH–CH2–CH2–CH=CH–CH2- 
Vậy công thức của monome tạo ra polime trên là
A. CH2–CH=CH–CH2	B. CH3–CH=CH2
C. CH2=CH2	D. CH2=CH–CH=CH2
Câu 5: Công thức cấu tạo nào sau đây thuộc loại a–aminoaxit ?
A. CH3–CH(NH2)–CH(CH3)–COOH	B. NH2–CH2–COO–CH3
C. NH2–CH2 –CH2–COOH	 D. CH3–CH(CH3)–CH(NH2)–COOH
Câu 6: Một cation kim loại Mn+ có cấu electron lớp ngoài cùng 2s22p6. Vậy kim loại M là kim loại nào sau đây?
A. K (Z = 19)	B. Cu (Z= 29)	C. Na (Z =11)	D. Ca (Z = 20)
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp (X) gồm một kim loại hóa trị II và một kim loại hóa trị III vào một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 thì thu được 6,108 gam hỗn hợp muối và 1,8816 lít khí NO2 (ở đktc và là sản phẩm khử duy nhất). Vậy giá trị của m là
A. 0,68	B. 0,75	C. 0,9	D. 0,63
Câu 8: Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số các chất khác, ta có thể dùng hóa chất nào sau đây?
A. HCl	B. NaCl (muối ăn) C. H2O	D. CH3COOH (giấm)
Câu 9: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poliacrilonitrin	B. Polibutadien
C. Poli(vinyl clorua)	D. Poli(etylen terephtalat)
Câu 10: Cho các chất sau: HCl, NaCl, NH2–CH2–COOH, Cu, KOH, NH3, C2H5OH. Trong điều kiện phản ứng thích hợp số chất phản ứng được với glyxin là
A. 6	B. 4	C. 5	D. 7
Câu 11: Phản ứng hóa học nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?
A. FeO + H2SO4 ® FeSO4 + H2O	B. Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu
C. FeCl2 + 2NaOH ® 2NaCl + Fe(OH)2	D. 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Câu 12: (X) là một aminoaxit trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH; (Y) là một ancol no, đơn chứa, mạch hở; (Z) là este tạo bởi (X) và (Y). Cho 4,005 gam (Z) tác dụng với dung dịch NaOH và đun nóng thu được 4,365 gam muối. Vậy công thức của (Z) có thể là
A. NH2 –C2H4 –COO –CH3	B. NH2 –CH2 –COOCH3
C. NH2 –CH2 –COO –C2H5	D. NH2 –C3H6 –COO –C2H5
Câu 13: Sản phẩm khi cho (NH2)2C5H9COOH tác dụng với HCl dư là
A. (NH2)2C5H9COOCl	B. (NH3Cl)(NH2)C5H9–COOH
C. (NH3Cl)2C5H9–COOH	D. (NH2)2C5H8 Cl–COOH
Câu 14: Số đồng phân a–aminoaxit ứng với công thức phân tử C5H11O2N là
A. 4	B. 5	C. 3	D. 6
Câu 15: Tên gọi axit 2,6-diaminohexanoic ứng với công thức cấu tạo nào sau đây?
A. H2N–[CH2]4–CH(NH2)–COOH	B. H2N–[CH2]5–CH(NH2)–COOH
C. H2N–[CH2]2–CH(NH2)–COOH	D. H2N–[CH2]3–CH(NH2)–COOH
Câu 16: Ta có phương trình phản ứng : 
Fe(dư) + HNO3 ® (X) + NO + H2O.
(X) có công thức là
A. Fe2O3	B. Fe(NO3)3	C. Fe(NO3)2	D. FeO
Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 0,904 gam hổn hợp hai kim loại Fe và Mg vào dung dịch HCl có dư thì thu được 0,5152 lít khí H2 (đktc) và dung dịch (X). Cô cạn dung dịch (X) thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,762	B. 2,569	C. 1,596	D. 2,537
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 1,5149 gam một amin no, đơn chức, mạch hở (X) thu được 2,016 lít CO2 (đktc). Vậy công thức của (X) là
A. C7H17N	B. C4H11N	C. C5H13N	D. C6H15N
Câu 19: Từ 1,45 tấn axit w-aminoenantoic (H2N–[CH2]6–COOH) ta có thể điều chế được bao nhiêu tấn nilon-7, nếu hiệu suất điều chế là 70%?
A. 1,27 tấn	B. 0,889 tấn	C. 0,89 tấn	D. 1,2 tấn
Câu 20: Một phân tử peptit được tạo từ các phân tử glyxin có công thức như sau H–[NH–CH2–CO]6–OH số liên kết peptit trong phân tử peptit trên là
A. 6	B. 5	C. 4	D. 7
Câu 21: Ta có một phân tử peptit sau: Ala –Gly –Lys –Ala –Gly. Khi thủy phân không hoàn toàn không thể tạo ra
A. Ala –Lys	B. Lys –Ala	C. Gly –Lys	D. Ala –Gly
Câu 22: Phân tử peptit nào sau đây không tham gia phản ứng tạo màu biure?
A. NH2 – CH(CH3) –CO – NH –CH2 –CO –NH –CH2 –COOH
B. NH2 – CH(CH3) –CO – NH –CH(CH3) –CO –NH –CH2 –COOH
C. NH2 – CH2 –CO – NH –CH(CH3) –COOH
D. NH2 – CH2 –CO – NH –CH(CH3) –CO –NH –CH2 –COOH
Câu 23: Sản phẩm trùng ngưng của axit 7–aminoheptanoic (axit w–aminoenantoic) có công thức là
A. –(NH – [CH2]5 –CO) –	B. –(NH – [CH2]6 –CO)n –
C. –(NH – [CH2]5 –CO)n –	D. –(NH – [CH2]6 –CO) –
Câu 24: Trong các hợp chất amin sau đây hợp chất nào thuộc loại amin no, đơn chức, mạch hở?
A. C6H16N2	B. C4H9N	C. C5H13N	D. C6H7N
Câu 25: Một amin có tên gọi isobutylamin ứng với công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3 –[CH2]2 –CH2 –NH2	B. (CH3)2CH –CH2 –NH2
C. (CH3)2CH –CH2 –CH2 –NH2	D. (CH3)2CH –NH2
Câu 26: Một amin có công thức cấu tạo (CH3)2CH –NH2 có tên gọi là
A. propylamin	B. etylamin	C. isopropylamin	D. propan-1-amin
Câu 27: Ta có sơ đồ phản ứng sau: Khí (A) (B) (E) Cu
Vậy (A), (B), (D), (E) lần lượt là
A. Cl2, CuCl2, Al(NO3)3, Cu(NO3)2	B. O2, CuO, H2O, Cu(OH)2
C. Cl2, CuCl2, H2SO4, CuSO4	D. O2, CuO, HCl, CuCl2
Câu 28: Ta có các hợp chất sau: CH3 –NH2 (a); NH3 (b); (CH3)2NH (c); C6H5 –NH2 (d). Hợp chất có lực bazo mạnh nhất là
A. (d)	B. (a)	C. (b)	D. (c)
Câu 29: Tính chất vật lý nào sau đây thuộc tính chất vật lý chung của kim loại?
A. Tính dẻo	B. Tính cứng	C. Nhiệt độ nóng chảy	D. Khối lượng riêng
Câu 30: Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây là của nguyên tử kim loại?
A. 1s22s22p63s23p6	B. 1s22s22p63s23p5	C. 1s22s22p63s23p1	D. 1s22s22p4
Câu 31: Số hợp chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C8H10O, trong phân tử có vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH là :
	A. 4.	B. 6.	C. 7. 	D. 5.
Câu 32: Ta có phương trình phản ứng: 2M + 2H2O ® 2MOH + H2. 
Vậy M là kim loại nào sau đây?
A. Ag	B. K	C. Ba	D. Be
Câu 33: Một amin no, mạch không phân nhánh, trong phân tử chứa hai nhóm –NH2 có thành phần phần trăm khối lượng nitơ bằng 24,138%. Vậy công thức của amin có thể là
A. NH2 –[CH2]7 –NH2	B. NH2 –[CH2]5 –NH2
C. NH2 –[CH2]4 –CH(CH3) –NH2	D. NH2 –[CH2]6 –NH2
Câu 34: Khi cho một mẩu kim loại Na vào lọ đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng nào sau đây không xảy ra?
A. có kim loại Cu thoát ra	B. có khí H2 thoát ra
C. có kết tủa màu xanh lam	D. màu xanh dung dịch nhạt dần
Câu 35: X là trieste của glixerol với các axit hữu cơ, thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 30,2 gam este no. Đun nóng m gam X với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là
	A. 34,4.	B. 37,2.	C. 43,6.	D. 40,0
Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
	(a) Sục khí H2S vào dung dịch Pb(NO3)2.	
	(b) Cho CaO vào H2O.
	(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch CH3COOH.	
	(d) Sục khí Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 37: Cho các dung dịch sau: HCl, Na2CO3, AgNO3, Na2SO4, NaOH và KHSO4. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
	A. 4	B. 3	C. 6	D. 5. 
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 14,24 gam hỗn hợp X chứa 2 este đều no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 34,72 gam. Mặt khác đun nóng 14,24 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol kế tiếp và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit cacboxylic kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất của a : b là
	A. 0,6	B. 1,25	C. 1,20	D. 1,50
Câu 39: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala –Ala –Ala –Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,36 gam Ala, 16 gam Ala –Ala và 46,2 gam Ala –Ala –Ala. Giá trị của m là
A. 78.52	B. 90,6	C. 81,54	D. 66,44
Câu 40: Cho các phát biểu sau:
(1). Các amin đều phản ứng được với dung dịch HCl.
(2). Tripanmitin, tristearin đều là chất rắn ở điều kiện thường.
(3). Phản ứng thủy phân chất béo trong (NaOH, KOH) là phản ứng xà phòng hóa.
(4). Sản phẩm trùng ngưng metylmetacrylat được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
(5). Các peptit đều có phản ứng màu biure.
(6). Tơ nilon – 6 có chứa liên kết peptit.
(7). Dùng H2 oxi hóa glucozơ hay fructozơ đều thu được sobitol.
Tổng số phát biểu đúng là:
A. 6	B. 3	C. 4	D. 5
Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn và bảng tính tan
----------- HẾT----------
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 
MÔN HÓA KHỐI 12
1
B
9
D
17
D
25
B
33
D
2
A
10
C
18
D
26
C
34
A
3
B
11
B
19
B
27
D
35
D
4
D
12
B
20
B
28
D
36
B
5
D
13
C
21
A
29
A
37
D
6
C
14
C
22
C
30
C
38
B
7
C
15
A
23
B
31
D
39
A
8
D
16
C
24
C
32
B
40
B

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_12_nam_hoc_2020_2021_ma.doc