Bài thuyết trình Ngữ Văn Lớp 12 - Bài thơ: Tây tiến
- Khèn_ là một loại nhạc cụ của người dân tộc miền núi Tây Bắc, còn “man điệu” là một điệu nhạc “lạ” đặc trưng văn hóa của những con người nơi đây (Man: may mắn_ tiếng thái)
- «Man điệu» còn có thể hiểu là những điệu nhạc của các cô gái miền núi dành tặng các anh, chúc các anh may mắn trên trận đường dài đầy gian truân vất vả.
-‘e ấp’ : là sự ngại ngùng, e thẹn của các thiếu nữ dân tộc
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Ngữ Văn Lớp 12 - Bài thơ: Tây tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂY TIẾN QUANG DŨNG NHÓM 3 สวัสดี PHẦN 2 Doanh trại bừng lên hội đuốc hoaKìa em xiêm áo tự bao giờKhèn lên man điệu nàng e ấpNhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấyCó thấy hồn lau nẻo bến bờCó nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa Những kỉ niệm tuyệt đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp của sông nước ‘ ‘ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ’’ Từ “bừng” kết hợp với hình ảnh đẹp “đuốc hoa” miêu tả không khí sôi nổi, cả doanh trại bừng sáng, lung linh ánh lửa đuốc khi đêm văn nghệ bắt đầu. Ngọn đuốc hoa gợi không khí ấm áp, gợi niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ như hạnh phúc của một gia đình - Không gian: ‘doanh trại’ nơi sống và làm việc của những người chiến sĩ _ khô khan_ nghiêm khắc. _ Tình quân dân trong đêm liên hoan_ - "Hội đuốc hoa": mang màu sắc tình yêu (từ chữ Hán: hoa chúc) vừa tươi sáng, vừa rạng rỡ - Động từ “bừng ” chỉ ánh sáng của đuốc hoa, của lửa trại, sáng bừng lên, mạnh mẽ rực rỡ - “Kìa em ”: tiếng theo của sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên bất ngờ vì vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa của các cô thiếu nữ nơi rừng miền Tây Bắc ‘ ‘ Kìa em xiêm áo tự bao giờ ’’ - Nhân vật “em” với áo xiêm lộng lẫy vừa e thẹn, vừa duyên dáng trong điệu vũ xứ lạ (“man điệu”). => Vẻ đẹp của nhân vật “em” làm say đắm lòng người chiến sĩ xa nhà, làm tiêu tan, mờ nhạt những khó khăn, thử thách vừa trở qua _Tình quân dân trong đêm liên hoan_ ‘‘Khèn lên man điệu nàng e ấpNhạc về Viên Chăn xây hồn thơ’’ - Khèn_ là một loại nhạc cụ của người dân tộc miền núi Tây Bắc, còn “man điệu” là một điệu nhạc “lạ” đặc trưng văn hóa của những con người nơi đây (Man: may mắn_ tiếng thái) _Tình quân dân trong đêm liên hoan_ -‘e ấp’ : là sự ngại ngùng, e thẹn của các thiếu nữ dân tộc - «Man điệu» còn có thể hiểu là những điệu nhạc của các cô gái miền núi dành tặng các anh, chúc các anh may mắn trên trận đường dài đầy gian truân vất vả. _Tình quân dân trong đêm liên hoan_ ‘ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ’ có hai cách hiểu: + Nhạc theo Tác giả về tận Viên Chăn để xây hồn thơ: Buổi liên hoan ngày hôm ấy đã để lại kí ức sâu đậm cho những chàng trai Hà Thành + Tiếng nhạc trong đêm liên hoan vang về đến Viêng Chăn để xây hồn thơ: Nói về độ vang của tiếng nhạc => Hiểu theo cách nào thì đây là một khoảnh khắc đặc biệt hiếm thấy nhất trong thời chiến, là một kỉ niệm đẹp khó phai mờ trong lòng những người lính Tây Tiến nói chung và trong lòng tác giả nói riêng. Với ánh sáng lung linh của lửa đuốc, âm thanh réo rắt của tiếng đàn, cảnh vât và con người như ngả nghiêng, một chút men say, rạo rực, chính trong không khí của âm nhạc, vũ điệu và con người ấy đã làm cho tâm hồn những người lính Tây Tiến thực sự ngất ngây trước người và cảnh. - Không gian: buổi chiều sương _ “ Châu Mộc”: tên một địa phương trong địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến . - “ Chiều sương”: hình ảnh lãng mạn, nhẹ nhàng, thơ mộng . - “ Ấy” bắt đầu vần với từ “thấy”, âm điệu câu thơ trĩu xuống. - “ Hồn lau”: dáng lau qua màn sương trở nên có hồn . - “ Nẻo – bến bờ”: Nẻo – hướng đi Đi đâu cũng thấy mênh mông, bao la Cảnh sông nước miền Tây lãng mạn, huyền ảo “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ ” - Địệp ngữ: “có thấy – có nhớ”: thể hiện nỗi lưu luyến,nhớ nhung da diết . - “ Dáng người trên độc mộc”: dáng vẻ uyển chuyển thướt tha với sự làm duyên của cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ . - “ Dòng nước lũ – hoa đong đưa”: hình ảnh tưởng chừng đối lập mà lại hài hòa nên thơ. - Cảnh vật như có hồn, có sự thiêng liêng của núi rừng Cảnh sông nước miền Tây lãng mạn, huyền ảo “Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” - 8 câu thơ của khổ 2 đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên, con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình. - Chất nhạc, chất mơ mộng hòa quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp. - Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại, uyển chuyển, tinh tế. - Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài thơ . →Vẻ đẹp cổ điển bức tranh suối rừng nơi cao nguyên Châu Mộc được thể hiện một cách tuyệt đẹp với bút pháp tài hoa và hồn thơ lãng mạn của một tác giả với cái nhìn lạc quan, yêu đời. - Khắc họa lên một bức tranh tươi đẹp về những kỉ niệm quý giá, những giây phút tạo nên những hình ảnh đẹp, con người đẹp của những người chiến sĩ, hình ảnh sông núi mênh mang không chỉ ẩn chứa một vẻ đẹp tầm thường mà còn gợi nên những sự vất vả cùng sự khó khăn và cũng là sự hạnh phúc của những con người sống vì tình yêu đất nước, những con người lạc quan yêu đời Nghệ thuật: Nội dung: - Bút pháp tạo hình đa dạng tạo nên một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng - Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn tạo nên giọng điệu riêng cho hồn thơ Quang Dũng _ vừa có nét cổ kính vừa mới lạ - Ngôn ngữ độc đáo, sử dụng tên địa danh tạo sự cụ thể và cảm giác đặc biệt lạ lẫm - G iọng điệu tha thiết nhưng cũng có vui tươi, trang trọng có khi lại trầm lắng Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe phần trình bày của NHÓM 3 ขอบคุณทุกท่านที่รับฟังครับ THE END
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_ngu_van_lop_12_bai_tho_tay_tien.pptx