Bài giảng Vật lý 12 - Bài 26: Các loại quang phổ
Câu 3: Quang phổ liên tục của một vật
A. Không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
B. Phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
C. Phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng.
D. Phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lý 12 - Bài 26: Các loại quang phổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26: CÁC LOẠI QUANG PHỔ I. MÁY QUANG PHỔ LĂNG KÍNH * Khái niệm: Là thiết bị dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn giản * Cấu tạo: Hình 26.1 1. Ống chuẩn trực: - Cấu tạo: Một đầu là khe hẹp, đầu kia là một thấu kính hội tụ. - Công dụng: Tạo ra các chùm tia sáng song song. 2. Hệ tán sắc: - Cấu tạo: Là một hay nhiều lăng kính. - Công dụng: Phân tích các chùm sáng đi ra từ ống chuẩn trực. 3. Buồng tối: - Cấu tạo: Một đầu là một thấu kính hội tụ, đầu kia là một thiết bị lưu lại hình ảnh (tấm film). - Công dụng: Lưu lại hình ảnh quang phổ. Máy quang phổ lăng kính C J J L L 1 L 2 K F P 1. Quang phổ liên tục. II. QUANG PHỔ PHÁT XẠ Định nghĩa : là 1 dải màu từ đỏ đến tím biến thiên một cách liên tục. Nguồn phát : do các chất rắn, lỏng, khí có áp suất lớn bị nung nóng phát ra. Đặc điểm : chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng Ứng dụng : đo nhiệt độ của các vật ở xa như Mặt Trời, các sao C L L 1 L 2 K F P Quang phổ vạch Đèn hơi hiđrô Na Cacbon Hydro Hơi Cacbon Đèn hơi Natri 2. Quang phổ vạch. Định nghĩa : là hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ ngăn cách nhau bởi những khoảng tối Nguồn phát : do chất khí khi có áp suất thấp bị kích thích bằng nhiệt(nung nóng)hoặc bằng điện phát ra Đặc điểm : Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng, vị trí(hay bước sóng), màu sắc tỉ đối giữa các vạch. Ứng dụng : xác định thành phần, hàm lượng các nguyên tố có trong mẫu chất Hi đ rô Natri Cacbon QUANG PHỔ VẠCH CỦA MỘT SỐ CHẤT J J L L 1 L 2 K F P Quang phổ hấp thụ III. QUANG PHỔ HẤP THỤ Định nghĩa : Quang phổ liên tục thiếu một số vạch màu do bị chất khí hay hơi hấp thụ được gọi là quang phổ vạch hấp thụ của chất khí hay hơi đó Điều kiện phát sinh : Nhiệt độ của đám khí hay hơi phải thấp hơn nhiệt độ nguồn sáng Đặc điểm : Quang phổ vạch hấp thụ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng, vị trí (hay bước sóng) các vạch. Quang phổ vạch hấp thụ của: + chất khí chỉ chứa các vạch hấp thụ + chất rắn, lỏng là các “đám” vạch nối liền Ứng dụng : nhận biết nguyên tố Quang phổ vạch hấp thụ của hi đ rô QUANG PHỔ HẤP THỤ CỦA MỘT SỐ CHẤT Quang phổ vạch phát xạ của hi đ rô Quang phổ vạch hấp thụ của natri Quang phổ vạch phát xạ của natri TRẮC NGHIỆM Câu1: Chỉ ra câu sai: Quang phổ liên tục được phát ra bởi chất nào dưới đây khi bị nung nóng? A. Chất rắn B. Chất lỏng C. Chất khí ở áp suất thấp D. Chất khí ở áp suất cao Câu 2: Quang phổ vạch do chất nào dưới đây bị nung nóng? A. Chất rắn B. Chất lỏng C. Chất khí ở áp suất thấp D. Chất khí ở áp sất cao TRẮC NGHIỆM Câu 3: Quang phổ liên tục của một vật A. Không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng. B. Phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng. C. Phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng. D. Phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng. TRẮC NGHIỆM Câu 4: Hiện tượng quang học nào được sử dụng trong máy phân tích quang phổ? A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. B. Hiện tượng tán sắc ánh sáng. C. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. D. Hiện tượng phản xạ ánh sáng. TRẮC NGHIỆM Câu 5: Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là: A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. B. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng . C. Không phụ thuộc vào nhiệt độ cũng như vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng. D. Chỉ Phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ HỢP TÁC. CHÀO TẠM BIỆT! Thank you guys for your cooperation. Good bye!
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_vat_ly_12_bai_26_cac_loai_quang_pho.ppt