Bài giảng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Chuyên đề: Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Bài giảng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Chuyên đề: Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Bước 1: Đọc kĩ đề, xác định đúng vấn đề nghị luận

- Dạng đề: Từ nội dung phần đọc –hiểu, hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ/ cảm nhận của anh chị về VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN

- Vấn đề nghị luận luôn nằm sau chữ về

Bước 2: Lập dàn ý, ghi những luận điểm (ý) quan trọng theo dàn ý của 1 đoạn văn:

Mở đoạn (câu 1-2): Dẫn dắt và đưa vấn đề nghị luận (ghi lại vấn đề nghị luận)

Thân đoạn (các câu tiếp theo):

Giải thích: Vấn đề nghị luận đó là gì?

Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận:

+ Biểu hiện như thế nào? + Ý nghĩa ra sao?

+ Vấn đề tốt hay xấu, đúng hay sai? + Phản đề: lật ngược lại vấn đề: tốt lật ngược lại xấu-> phê phán

 xấu lật ngược tốt -> ca ngợi

Bài học nhận thức và hành động cho bản thân: chúng ta cần nên phải .đừng. (không xưng em mà dùng chúng ta, tôi)

C. Kết đoạn (1-2 câu) : Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghị luận (kết lại bằng 1 câu thơ, 1 câu châm ngôn, câu nói nổi tiếng)

 

pptx 21 trang phuongtran 24601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Chuyên đề: Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 CHỮÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2021CHUYÊN ĐỀI. ÔN TẬP KIẾN THỨC1. Đoạn vănĐoạn vănDo nhiều câu văn tạo nênLà một bộ phận của bài vănBiểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.Mở đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòngCó sự liên kết chặt chẽ với các đoạn văn đứng trước và sau nó.Diễn đạt chính xác, trong sáng để người đọc dễ tiếp nhận2. Đoạn văn nghị luận xã hội - Đảm bảo yêu cầu của 1 đoạn văn bình thường- Về nội dung: chủ yếu thể hiện thái độ, ý kiến, quan điểm, cách đánh giá của người viết về 1 vấn đề xã hội.Dung lượng: 1 đoạn văn 200 chữ ( khoảng 20 - 25 dòng)- Thời gian làm bài: không quá 25 phút3. Cách làm bàiBước 1: Đọc kĩ đề, xác định đúng vấn đề nghị luận- Dạng đề: Từ nội dung phần đọc –hiểu, hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ/ cảm nhận của anh chị về VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN - Vấn đề nghị luận luôn nằm sau chữ vềBước 2: Lập dàn ý, ghi những luận điểm (ý) quan trọng theo dàn ý của 1 đoạn văn:Mở đoạn (câu 1-2): Dẫn dắt và đưa vấn đề nghị luận (ghi lại vấn đề nghị luận)Thân đoạn (các câu tiếp theo): Giải thích: Vấn đề nghị luận đó là gì?Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận:+ Biểu hiện như thế nào? + Ý nghĩa ra sao?+ Vấn đề tốt hay xấu, đúng hay sai? + Phản đề: lật ngược lại vấn đề: tốt lật ngược lại xấu-> phê phán xấu lật ngược tốt -> ca ngợiBài học nhận thức và hành động cho bản thân: chúng ta cần nên phải .đừng. (không xưng em mà dùng chúng ta, tôi)C. Kết đoạn (1-2 câu) : Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề nghị luận (kết lại bằng 1 câu thơ, 1 câu châm ngôn, câu nói nổi tiếng)Bước 3: Viết 1 đoạn văn đúng chính tả, ngữ phápPhân tích câu NLXH trong các đề thi Đề 2017: Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25đ)Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,25đ) Ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sốngc. Triển khai vấn đề nghị luận: (1,0đ)Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển kkhai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của sự thấu cảm đối với cá nhân và xã hội. Có thể theo hướng sau: - Sự thấu cảm bồi đắp lòng nhân ái, giúp con người biết sống yêu thương , biết chia sẻ và có trách nhiệm. - Sự thấu cảm tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người, giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25đ)Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việte. Sáng tạo (0,25đ)Có cách diên đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luậnĐề 2018:Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25đ)Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,25đ) Sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.c. Triển khai vấn đề nghị luận: (1,0đ)Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Có thể theo hướng sau: Xuất phát từ thực tiễn đất nước, mỗi cá nhân cần ý thức được sứ mệnh của mình, có hành động cụ thể đề đánh thức tiềm lực của bản thân, từ đó tác động tích cự đến cộng đồng nhằm đánh thức tiềm lực của đất nước.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25đ)Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việte. Sáng tạo (0,25đ)Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luậnĐề 2019:Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25đ)Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,25đ) Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.c. Triển khai vấn đề nghị luận: (1,0đ)Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: Ý chí thôi thúc con người quyết tâm vượt qua mọi thử thách, nuôi dưỡng khát vọng, nỗ lực hành động để thành công và đóng góp tích cực cho cộng đồng.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25đ)Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việte. Sáng tạo (0,25đ)Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận4. Một số lưu ý- Cần đảm bảo đúng yêu cầu khi viết đoạn văn để đạt 0,75đ : + Về hình thức: viết đúng 1 đoạn văn 200 chữ: 0,25đ+ Đúng chính tả, ngữ pháp đạt 0,25đ (3 lỗi trừ điểm)+ Diễn đạt trong sáng, sâu sắc đạt 0,25đ- Nêu đúng vấn đề cần nghị luận ở câu 1-2 của đoạn văn để được 0,25đ- Dành khoảng 15 đến 25 phút để viết đoạn văn.- Dung lượng khoảng 20-25 dòng.- Chọn 2 dẫn chứng tiêu iểu nhất, nhớ đảm bảo tính chính xác.II. LUYỆN TẬPBT1. Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:(1) Người ta gọi ông là “Hiệp khùng”. Ông có một chuỗi phòng trọ ở cổng viện Nhi TW - và chỉ thu 15.000 đồng/người/ngày. Nhà trọ của ông Hiệp dành cho những gia đình bệnh nhi khó khăn,những đồng bào dân tộc hay người từ quê lên phải điều trị dài ngày. Nếu có ai khó khăn quá, ông sẽ miễn luôn cả tiền trọ, rồi tự đi chạy vạy quyên góp để giúp đỡ các cháu điều trị. Mà ông Hiệp vẫn tự hào, rằng dù chỉ thu 15.000 đồng, nhưng nhà trọ của ông không thiếu thứ gì, có quạt điện, wifi, nước lạnh, bếp đun... người ở chỉ còn phải mua mỗi xà phòng.(2) ...Có một điểm đặc biệt ở ông Hiệp: người chủ nhà trọ thừa nhận rằng mình đang kinh doanh. Còn chỉnh những người ở trọ nghèo khó cũng nói về ông như một nhà từ thiện. Nhưng không, ông có một bài toán kinh doanh rất rạch ròi.(3) Ông vừa dùng nhà mình, vừa đi thuê nhà khác làm phòng trọ, mướn người làm, một tháng hết 80 triệu. Nhưng ông tính, nếu lúc nào phòng cũng kín, thì một tháng ông thu về hơn 80 triệu một chút...Dư ra một chút để ông Hiệp tự sống trong căn phòng 6 mét vuông ông dành lại cho bản thân...Đó là một bài toán kinh doanh rất thực tế. Nó chỉ khác những bài toán kinh doanh phổ biến khác, ở một điểm, là chủ doanh nghiệp không đặt lợi nhuận lên trước. Ông đặt lợi ích của “khách hàng” - tức là những bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn - lên đầu. Ông gần như không lấy lãi.(4) Mười lăm nghìn đồng ấy, nằm chênh vênh giữa ranh giới của một cuộc kinh doanh và một sự giúp đỡ. Mười lăm nghìn đồng ấy, nằm giữa đường biên của một thương nhân lão luyện và một nhà hoạt động xã hội.(5) Tôi không nói với ông, nhưng cái ông đang làm, là một mô hình doanh nghiệp xã hội mẫu mực. Đó là một mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia phát triển, nhưng vẫn còn rất hiếm ở nước ta: những cuộc từ thiện thường chỉ trông vào nguồn tài trợ mà không thể tự nuôi sống được mình lâu dài; còn những cuộc kinh doanh, thì hay rơi vào cảnh cực đoan chạy theo lợi nhuận.(6) Trong sự nghiệp của mình, chúng ta sẽ rất nhiều lần gặp một “điểm cân bằng” như 15 nghìn đồng của ông Hiệp. Đó là lúc ta sẽ lựa chọn giữa lợi ích tuyệt đối của bản thân, và việc san sẻ lợi ích với cộng đồng.Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy giải thích thế nào là “doanh nghiệp xã hội”?Câu 3: Theo anh/ chị, vì sao nhân vật chính được nói đến trong đoạn văn bản lại có biệt danh là “Hiệp khùng”?Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn đưa ra khi nói tới số tiền mười lăm nghìn đồng trong đoạn văn (4) là gì?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm):Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của anh/chị về việc “lựa chọn giữa lợi ích tuyệt đối của bản thân và san sẻ lợi ích với cộng đồng”.a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25đ) Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: (0,25đ) Việc “lựa chọn giữa lợi ích tuyệt đối của bản thân và san sẻ lợi ích với cộng đồng” (hoặc vấn đề lựa chọn cách sống phù hợp cho bản thân)c. Triển khai vấn đề nghị luận: (1,0đ)Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ việc lựa chọn cách sốn vì bản thân hay vì lợi ích với cộng đồng”. Có thể theo hướng sau: - Giải thích: + Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người, là nhu cầu được đáp ứng.+ Lợi ích tuyệt đối của bản thân: đó là những lợi ích quan trọng, thiết yếu của cá nhân mỗi người. + Lợi ích của cộng đồng là những lợi ích chung cần thiết cho sự phát triển của cộng đồng.- Bàn luận, chứng minh:+ Cần đảm ảo lợi ích của bản thân để môi cá nhân có cuộc sống tốt đẹp đủ điều kiện phát triển. Mỗi cá nhân cần quan tâm, cần rèn giũa chính ản thân.+ San sẻ lợi ích với cộng đồng là ý thức trách nhiệm của ỗi người vì không ai tồn tại một cách độc lập, riêng lẽ. Cộng đồng phát triển sẽ tạo điều kiện cho cá nhân phát triển. ( dẫn chứng: hoạt động chung tay ủng hộ cả nước chống dịch covid 19, chống hạn mặn )+ Cần có sự cân bằng, hài hòa giữ lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.+ Bài học nhận thức, hành động: là một người trẻ, chúng ta cần cố gắng giúp đỡ mọi người bằng những việc làm thiết thực d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25đ) Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việte. Sáng tạo (0,25đ) Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luậnBT2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨCNhững lá thơm hái lúc về già Hái những lá có hương tư tưởng Khi cây đã hóa trầm trong ruột Lá đủ rồi, phải đợi gì hoa?” (Nội dung và hình thức, Chế Lan Viên)Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ và thể thơ của văn bản?Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản?Câu 3. Nêu nội dung tư tưởng mà tác giả gửi gắm trong văn bản?Câu 4. Anh/ Chị ấn tượng với hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?II. LÀM VĂN (7 điểm)Câu 1 (2 điểm)Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy bàn luận về vai trò của hình thức bên ngoài trong xã hội ngày nay.- Mở đoạn nêu vấn đề: Vai trò của hình thức bề ngoài trong xã hội ngày nay.- Thân đoạn:+ Giải thích: Hình thức chỉ những vẻ bên ngoài như nhan sắc, vóc dáng, trang phục, tác phong của mỗi người+Bàn luận về vai trò của hình thức:. Lúc nào hình thức cũng quan trọng, khiến cho cuộc sống thuận lợi hơn: dễ tạo được ấn tượng tốt, dễ xin được việc.... Trong xã hội hiện đại, khi tiêu chuẩn của cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu về hình thức cũng tăng lên.. Vẻ đẹp bên ngoài được coi như một năng lực, bởi vậy, nó cũng cần được trau chuốt, quan tâm.+ Phản biện: Hình thức không phải là tất cả. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nhưng nếu tốt cả gỗ và nước sơn thì chắc chắn giá trị sẽ tăng lên.+ Nhận thức, hành động: . Không quá đề cao vẻ bề ngoài, cho đó là giá trị tuyết đối.. Quan tâm đúng mực đến hình thức, tránh xuề xòa.. Hình thức chỉ có giá trị khi nó gắn liền với trí tuệ, tâm hồn.- Liện hệ: Trau dồi cả vẻ đẹp bên ngoài và bên trong. Đoạn văn tham khảo: Trong xã hội ngày nay, mọi người có quan điểm khác nhau về cái đẹp. Nhiều người cho rằng hình thức bên ngoài là quan trọng nhất, nó mới là ưu thế giúp con người thành công. Vì vậy, vẻ đẹp hình thức rất đáng nâng niu, trân trọng. Hình thức chỉ những vẻ bên ngoài như nhan sắc, vóc dáng, trang phục, tác phong của mỗi người. Hình thức bbeen ngoài đẹp sẽ giúp cho cuộc sống thuận lợi hơn, dễ tạo được ấn tượng tốt, dễ xin được việc...Trong xã hội hiện đại, khi tiêu chuẩn của cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu về hình thức cũng tăng lên. Vẻ đẹp bên ngoài được coi như một năng lực, bởi vậy, nó cũng cần được trau chuốt, quan tâm. Nhưng vẻ đẹp hình thức chưa hẳn đã làm nên giá trị của một con người. Một người có sắc đẹp nhưng nội tâm sáo rỗng, vô cảm, chẳng khác gì bông hoa lạ thiếu mùi hương, sẽ nhạnh chóng trở nên nhạt nhẽo trước người đối diện. Ngược lại, một người có hình thức bề ngoài bình thường, thậm chí xấu xí nhưng tâm hồn trong sáng, biết quan tâm giúp đỡ người khác sẽ chiếm, được lòng yêu mến của những người xung quanh. Xinh đẹp nhưng tâm địa hẹp hòi, ích kỉ, mưu mô có thể dẫn con người đến những quyết định sai lầm và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, vẻ đẹp tâm hồn tôn vinh thêm cho vẻ đẹp hình thức, nhưng vẻ đẹp hình thức chưa hẳn đã tôn vinh thêm cho vẻ đẹp tâm hồn. Một số người hiện nay thường chỉ quan tâm đến vẻ đẹp hình thức, làm mọi cách để ngoại hình đẹp lên như ăn diện, phẫu thuật thẩm mĩ, sẵn sàng tiêu tốn của cải cho công cuộc làm đẹp chỉ để được người khác đánh giá cao và dễ dàng đạt được mục tiêu mà không bồi đắp tâm hồn thì dớm uộn họ cũng chốc lấy thất bại . Qua đó, có thể thấy vẻ đẹp ngoại hình hay nội tâm đều đáng yêu, đáng quý. Chỉ có điều, chúng phải bổ sung cho nhau để giúp con người hoàn thiện hơn. Con người không chỉ cần sự hấp dẫn bề ngoài mà tâm hồn cũng phải toả sáng. Điều đảm bảo cho một người xấu xí nhất cũng trở nên đáng yêu và hấp dẫn chính là một tâm hồn đẹp. Cái đẹp tiềm ẩn bên trong phẩm chất, tính cách mới tạo nên giá trị đích thực của mỗi con người. Hãy làm đẹp ngoại hình trong điều kiện có thể, nhưng cũng đừng quên làm giàu tâm hồn mình bằng sự tinh tế, hiểu biết, yêu thương và chia sẻ. Bởi vì, nghèo về tâm hồn là một cái nghèo đáng phê phán và một khi tâm hồn đã khô cằn, méo mó thì rất khó “chữa trị”.BT3. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Giấy báo con đậu đại họcMẹ mừng quýnh vấp bờ nươngCha mừng buông rơi cán cuốcVùng kinh tế mới tưng bừng.Vội bán non hai sào đậuCho con hành trang lên đường“Thị thành xa hoa rực rỡMình nghèo ráng học nghe con”.Con đi việc nhà dồn lạiVai mẹ thêm gầy mẹ ơi!Bầy em vẫn còn thơ dại.Mình cha cặm cụi trên đồi.Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.Câu 2: Xác định hai biện pháp tu từ sử dụng trong khổ thơ thứ tư.Câu 3: Nêu nội dung của văn bản trên.Câu 4: Nhận xét về việc tác giả trích nguyên văn các lỗi chính tả trong bức thư của người cha gửi cho con qua khổ thơ sau: “Việt đồng dạo này bận quá... con heo”II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm): Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu suy nghĩ của anh (chị) về cách dung hòa giữa ước nguyện của cha mẹ và việc con cái lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình.Thư cha đến giữa giảng đườngCon đọc quên nghe thầy giảngLá thư còn đọng mùi hươngCỏ rơm, đất bùn, mưa nắng...“Việt đồng dạo này bận quáNhớ con không biết làm xaoCon hãy dữ dìng sứt khỏeÀ nhà vừa bán con heo...”Thư viết đầy lỗi chính tảCon bật khóc giữa giảng đườngVòng tay nuôi con khôn lớnLần đầu cầm bút rưng rưng... (Thư của cha, Nguyên Hương)- Mở đoạn nêu vấn đề: cách dung hòa giữa ước nguyện của cha mẹ và việc con cái lựa chọn hướng đi cho cuộc đời mình.- Thân đoạn:+ Giải thích: ước nguyện: mong muốn và nguyện ước điều mình muốn sẽ thành hiện thực. + Bàn luận:. Các đấng sinh thành chịu vất vả, cực khổ, hy sinh để ước nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với con cái của mình. Cho nên con cái cần biết trân trọng, thấu hiểu công lao cha mẹ cũng như bao kì vọng mà cha mẹ gửi gắm vào mình.• Tuy vậy, con cái cũng có những ước nguyện riêng của mình, có cuộc đời riêng để sống, cho nên cha mẹ không nên áp đặt, bắt con phải sống theo ước nguyện riêng của mình. Điều đó khiến yêu thương thành gánh nặng, và dẫn tới những rạn vỡ, xa cách trong gia đình.• Giữa cha mẹ và con cái, do đó cần có sự đối thoại, thấu hiểu, chia sẻ và đồng cảm trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, để cùng nhau thực hiện những ước nguyện chân thành, tốt đẹp, mang đến hạnh phúc cho mỗi người.+ Phản biện: Cha mẹ không nên áp đặt, ắt buộc con mình pghair thoe những gì mình muốn, con cái không nên mù quáng khi ựa chọn hướng đi cho mình mà kkhoong nghe lời cha mẹ.+ Nhận thức, hành động: con cái cần cố gắng học thật giỏi, chứng minh năng lực của bản thân, thuyết phục cha mẹ.BT4. Đọc đoạn trích dưới đây: ...Vận động viên 19 tuổi Rei Iida, thuộc đội Iwatani Sangyo tham dự cuộc thi chạy tiếp sức mang tên “Công chúa Ekiden” ở quận Fukuoka. Cô thi đấu ở lượt tiếp sức thứ hai và bất ngờ trượt ngã, bị chấn thương nặng ở đầu gối phải. Lúc đó, Rei Iida còn cách đích 200m. Cô gái đầy nghị lực này quyết định bò về đích với đầu gối máu chảy ròng ròng để trao chiếc khăn cho đồng đội. Chỉ có như vậy đội Iwatani Sangyo của cô mới có thể tiếp tục cuộc đua....Với đầu gối chảy máu không ngừng vì bò trên đường, Rei trở thành tấm gương lớn về nghị lực cho tinh thần không bao giờ bỏ cuộc. Rất nhiều người xem bật khóc khi chứng kiến Rei về đích với đầu gối máu chảy không ngừng.Với Rei Iida, cô gái 19 tuổi này chắc chắn trở thành nguồn cảm hứng lớn trong cuộc sống cho hình ảnh con người vượt khó bằng ý chí “thép”. Mọi trở ngại đều không thể ngăn cản Rei về đích, dù sau cuộc thi thì Rei được các bác sĩ chẩn đoán bị rạn xương và mất từ 3 đến 4 tháng để phục hồi.(Bị chấn thương nặng, nữ vận động viên Nhật Bản vẫn bò trên đường đua tiếp sức)Thực hiện các yêu cầu:Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (TH). Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích. Câu 3 (VD). Hành động “Cô gái đầy nghị lực này quyết định bò về đích với đầu gối máu chảy ròng ròng để trao chiếc khăn cho đồng đội” gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? Câu 4 (VDC). Có ý kiến cho rằng: Vận động viên 19 tuổi Rei Iida là người đã chiến thắng trong cuộc thi, anh/chị có đồng tình không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm)Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hình ảnh con người vượt khó bằng ý chí “thép”.Đáp án: A. MỞ ĐOẠN: hình ảnh con người vượt khó bằng ý chí “thép” ( Có nghị lực, ý chí “thép” và sự quyết tâm cao độ thì mỗi người sẽ vượt qua mọi trở ngại cuộc sống)B. THÂN ĐOẠN- Giải thích: Ý chí “thép”là tinh thần, nghị lực, quyết tâm cao độ, mạnh mẽ vượt qua thử thách, khó khăn để thực hiện được ước mơ.- Bàn luận, chứng minh:+ Khẳng định: ý chí “thép” là nền tảng đưa con người tới thành công.+ Ý chí thép là yếu tố quan trọng để mỗi người vượt qua mọi khó khăn (dẫn chứng)+ Phê phán: những người thiếu niềm tin, ý chí, bi quan trong cuộc sống - Bài học: Nhận thức và hành động của bản thân.C. KẾT ĐOẠN: Khẳng định vai trò của ý chí đối với cuộc sống của mỗi người.Đoạn văn tham khảo: Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi ý chí. Vậy ý chí là gì? Đó là bản lĩnh, lòng quyết tâm, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Người giàu ý chí luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”. BÀI TẬP VỀ NHÀHãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.2. Hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ nêu ý kiến của anh (chị) về những việc cần làm để tạo nên sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bản thân.CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THEO DÕI BÀI HỌC!

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_lop_12_chuyen_de.pptx