Bài giảng Ngữ Văn 12 - Tuần 7: Tây tiến

Bài giảng Ngữ Văn 12 - Tuần 7: Tây tiến

Bài thơ được viết trong nỗi nhớ trào dâng, trong những kỷ niệm đầy ắp về đoàn quân Tây Tiến cùng với cảnh trí thiên nhiên miền Tây thơ mộng. Nhà thơ như được sống trong bầu không khí của những kí ức và kỷ niệm hào hùng. Tài hoa của hồn thơ Quang Dũng đã làm cho những kí ức và kỷ niệm của mình như được sống lại cùng người đọc

 

pptx 56 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn 12 - Tuần 7: Tây tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tây tiến 
Quang Dũng 
Cấu trúc 
I 
Vài nét về tác giả, tác phẩm 
II 
Đọc – hiểu tác phẩm 
III 
Tổng kết 
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm 
1. Quang Dũng 
Quang Dũng là nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa 
Trong thơ Quang Dũng có hình ảnh cái tôi hào hoa, thanh lịch, giàu chất lãng mạn, nhạy cảm với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên và con người 
2. Tác phẩm 
Hoàn cảnh ra đời 
Cuối năm 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. Đây là đoàn quân phần lớn là những thanh niên Hà Nội nhập ngũ có nhiệm vụ «tiến về phía tây» có nhiệm vụ mở đường qua đất Tây Bắc, bảo vệ biên giới Việt Lào và giác ngộ cách mạng cho nhân dân nơi đây. Địa bàn hoạt động bao gồm các tỉnh Tây Bắc, miền tây Thanh Hóa và Sầm Nưa (Lào). Những nơi này được mệnh danh là «rừng thiêng nước độc» 
Năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến 
"Hôm nay, các đồng chí lên đường lãnh nhiệm vụ tiến về hướng Tây Tôi viết thư này cho tất cả các đồng chí, người hiện đã ở tiền tuyến miền Tây cũng như người vừa nhận được lệnh lên đường... Trên con đường về miền Tây, các đồng chí sẽ phải lặn lội nơi rừng xanh suối bạc, ở những địa phương hàng nửa ngày đường không thấy một người Chỉ một việc cất chân lên đường tiến về hướng Tây là đủ tỏ cái chí hy sinh, cái lòng kiên nghị của các đồng chí. Các đồng chí biết rằng trên mặt trận này phải đương đầu với nhiều hiểm nghèo, khổ sở. Nhưng sự hiểm nghèo, khổ sở có bao giờ chinh phục được lòng anh dũng của những thanh niên hăng hái, có bao giờ chinh phục được chí hướng của một dân tộc...". 
2. Tác phẩm 
2. Tác phẩm 
b. Đọc và phân chia bố cục 
Đoạn 1 (14 câu đầu): Hồi tưởng về cuộc hành quân gian khổ trên khung cảnh hùng vĩ và hoang sơ của thiên nhiên Tây Bắc 
Đoạn 2 (câu 15 đến câu 22): Kỉ niệm tuyệt đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp của núi rừng 
Đoạn 3 (câu 23 đến câu 39): Khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ 
Đoạn 4 (còn lại) Lời thề gắn bó với Tây tiến và miền Tây 
2. Tác phẩm 
c . Chủ đề và cảm hứng chủ đạo 
Bài thơ nêu lên vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây Bắc và nét hào hoa, vẻ đẹp bi tráng của hình thượng người lính trong thơ 
Chất lãng mạn và chất bi tráng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ 
2. Tác phẩm 
d . Mạch cảm xúc và tâm trạng 
Bài thơ được viết trong nỗi nhớ trào dâng, trong những kỷ niệm đầy ắp về đoàn quân Tây Tiến cùng với cảnh trí thiên nhiên miền Tây thơ mộng. Nhà thơ như được sống trong bầu không khí của những kí ức và kỷ niệm hào hùng. Tài hoa của hồn thơ Quang Dũng đã làm cho những kí ức và kỷ niệm của mình như được sống lại cùng người đọc 
II. Đọc – hiểu văn bản 
1. Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm 
Lúc đầu có tên là «Nhớ Tây Tiến». Sau này chỉ còn «Tây Tiến» 
Bỏ đi «nhớ» làm cho ý thơ trở nên đỡ lộ. Dù vậy, đọc cả bài thơ, ta vẫn thấy phảng phất nỗi nhớ 
Nhan đề mới vừa khắc họa cả hình ảnh những người lính Tây Tiến, vừa cô đọng Tây Tiến là điểm đến và điểm về trong nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng 
2. Đoạn 1 
a. 2 câu thơ đầu – Khúc dạo đầu nhớ nhung 
- Sông Mã: là địa danh lịch sử, tượng trưng cho chiều dài hành quân của Binh đoàn Tây Tiến, là hình ảnh đầu tiên của dòng hồi tưởng về quá khứ hành quân về miền Tây -> thủ pháp lắng dần 
- Tây Tiến ơi!: thủ pháp hoán dụ (lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng) để chỉ những đồng đội, đồng chí trong binh đoàn Tây Tiến năm xưa. Thán từ «ơi» làm cho câu thơ thêm thiết tha, trìu mến 
- «xa rồi»: xa về không gian, về thời gian -> chỉ còn lại trong kí ức 
a. 2 câu thơ đầu – Khúc dạo đầu nhớ nhung 
- Điệp từ «nhớ»: nhấn mạnh nỗi nhớ về miền xa một cách «chơi vơi» 
- Chơi vơi: vẽ ra trạng thái của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ 
- vần «ơi» là vần mở , làm câu thơ như ngân vang, phù hợp với biên độ của cảm xúc nỗi nhớ trải dài và rộng từ cảnh vật đến con người. 
Ra về nhớ bạn chơi vơi 
Nhớ chiếu bạn trải , nhớ chăn bạn nằm . 
a. 2 câu thơ đầu – Khúc dạo đầu nhớ nhung 
Thanh điệu: B T B B B T B – T B B B T B B -> Chủ yếu là thanh bằng -> Ngân dài nỗi nhớ 
=> Hai câu thơ đầu đã thể hiện cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ, cũng là của cả bài thơ, đó là nỗi nhớ tha thiết của người cựu chiến binh Tây Tiến hướng về miền Tây, trung đoàn Tây Tiến và những năm tháng quá khứ không thể nào quên 
b. 4 câu thơ tiếp - Bức tranh thiên nhiên heo hút, hiểm trở nhưng hùng vĩ và ý vị 
Địa danh 
Sài Khao – Mường Lát 
Pha Luông 
Sài Khao 
Lần theo hồi ức của chính Quang Dũng vừa mới được xuất bản trọn vẹn gần đây, “Đoàn binh Tây Tiến - Đoàn Võ trang Tuyên truyền Biên khu Lào Việt” (2019), thì địa danh Mường Lý chỉ xuất hiện gần cuối, khi ông kể đến thời điểm Đoàn Võ trang Tuyên truyền di chuyển từ Hồi Xuân (Quan Hóa) sang Mường Khiết rồi Mường Lý, “rậm rạp, lau cao, cỏ tranh mọc cao hơn đầu người ”. 
Sài Khao là trong 16 bản của xã Mường Lý, nằm cách trung tâm xã khoảng 22km về phía Tây. Từ trung tâm xã, đi qua bản Muống II và bản Xu Lung khoảng 7km đến suối Phót, rẽ phải men theo suối Phót để vào đường Trung Tiến 1 đi qua Trung Tiến 2 khoảng 2km thì rẽ trái men theo khe suối Pá khoảng 4km thì đến bản Trung Thắng. Từ bản Trung Thắng, theo hướng trái, ngược dốc chạy thẳng đến bản Sài Khao. 
Cung đường lên Sài Khao là một tuyệt phẩm hùng vĩ và tráng lệ mà tạo hóa đã kì công tạo dựng, vừa để thử thách lòng người vừa biến mọi thứ nơi đây trở nên đặc biệt khó lẫn. Vào mùa hè, từ chân núi, trong khi nhiệt độ và không khí khá nóng, oi bức thì khi đến đỉnh núi, mà Tén Hóm vào dạng cao nhất ở Sài Khao (cao trên 1.052m), lập tức nhiệt độ hạ xuống, cả bầu trời chuyển sang mát dịu, se lạnh. Trên đỉnh núi, sương bảng lảng xen vào từng ngọn cỏ, cành cây, sà áp vào mặt người trong từng nhịp thở. 
Vẻ hoang sơ mà kì vĩ của đất trời Sài Khao vào lúc bình minh mới chớm có thể khiến lữ khách liên tưởng đến khoảnh khắc chuyển đổi kì diệu khi lớp sương mỏng bắt đầu tan trên lá và cất mình lên không trung. Vậy nhưng, vào mùa đông, nhiệt độ Sài Khao xuống thấp, hơi rét căm căm, đường trơn trượt, bùn lầy dưới những đợt mưa rừng không ngớt . 
Mai Anh Tuấn 
Mường Lát 
chính ở Mường Lát, vùng đất phên giậu giáp ranh đất Lào, thì ngạc nhiên thay, Quang Dũng đã dành những dòng viết thật sáng rõ, giàu cảm xúc và tôi nghĩ, tựa như một ghi chép dân tộc chí ngắn gọn, nó rất mực sinh động, chân thực: “Mường Lát. Sông Mã ở đây réo ầm ầm như thác. Rải rác quãng đường biên giới, thỉnh thoảng những nấm mồ đất mới đắp, còn những vòng hoa rừng đã úa hắc [...] Sự im lặng của những nấm mồ gợi cho chúng ta tưởng đến cái nghĩa cao cả hi sinh của những bạn chiến đấu đã nằm xuống”. 
Phải tận mắt ngắm nhìn sông Mã, khi có “nhiều đoạn thắt hẹp lại. Dòng nước hiền từ len lỏi qua các kè đá”, khi có “quãng sông trong xanh êm êm trôi như một con sông phúc hậu ở miền xuôi, đủng đỉnh đi ngang sông một chiếc thuyền độc mộc, có màu khăn trắng váy chàm, có bàn tay mềm mại những bản nào xanh um bóng trẩu” thì mới vỡ lẽ vì sao câu mở đầu thi phẩm “Tây Tiến”, Quang Dũng lại thảng thốt “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”. 
Mai Anh Tuấn 
Pha Luông 
Đỉnh Pha Luông còn có tên gọi là Bờ Lung, theo tiếng của người dân tộc Thái có nghĩa là Núi Lớn. Để đến được nơi này, từ thị trấn Mộc Châu tiếp tục chạy theo hướng cửa khẩu Loóng Sập, rẽ vào bản Dân Quân . 
Vốn là địa bàn phức tạp với buôn lậu đường biên, Pha Luông trước kia không cho khách du lịch đến tham quan, nhưng thời gian gần đây bắt đầu cho phép dân phượt du lịch khám phá. Đỉnh núi Pha Luông bỗng như nàng công chúa đang ngủ giữa rừng sâu được đánh thức bởi dân công sở “cổ cồn” đam mê mạo hiểm chinh phục. Từ đồn biên phòng sẽ leo núi để cảm nhận tận cùng thế nào là “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 
Những hòn đá cuội cứ tưng tưng nhảy từ sườn núi xuống gốc cây, rồi văng sang mỏm đá bên dưới, lại bắn vào khúc cây mục rồi cứ theo triền núi mà lăn mãi xuống. Đường dốc leo cao vút rồi lại xuống dốc, thật đúng là “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống ”. 
Đỉnh núi Pha Luông gần như bằng phẳng nhưng rất nguy hiểm, bởi bất chợt có những khe núi hẹp, khá sâu bị che lấp bằng cỏ dại. Đỉnh Pha Luông lộng gió nhìn thấy cả cột mốc biên giới Việt – Lào. “Mỏm đầu rùa” – mỏm núi trứ danh giống hệt đầu một con rùa khổng lồ mà ai lên đến Pha Luông cũng muốn có một bức ảnh chụp lại. 
Đứng sát mép vực nhìn về hướng Tây chính là nước bạn Lào, xứ sở Triệu Voi. Biên giới tự nhiên Việt – Lào giống hệt sống lưng con khủng long khổng lồ. Nắng Tây đốt cho sườn núi phía bên kia cây không mọc nổi, còn sườn phía Đông thì cây cối um tùm. 
Lê Hồng Quang 
Pha luông là «nóc nhà Mộc Châu – Sơn La» 
*) Hai câu thơ «Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi» gợi nên sự thoắt ẩn, thoắt hiện của đoàn quân trong sương khói 
Sài Khao và Mường Lát là các địa danh «lạ» với cái tên mang âm hưởng của núi rừng. Đây là hai tên có trong tiếng Thái. 
«sương lấp» là hình ảnh tượng trưng cho thiên nhiên ở Sài Khao – sương mù nhiều. Cũng có thể hiểu «sương lấp» là thiên nhiên tạo ra màn sương che lấp đi những đoàn quân để giặc không phát hiện ra, để họ có thể «nghỉ ngơi» 
«đoàn quân mỏi» là hình ảnh thực về đoàn quân đã hành quân hàng trăm kilomet. Mặc dù «mỏi» về thể xác cộng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng tinh thần không «mỏi» 
«hoa về trong đêm hơi» 
+ Bút pháp thi vị hóa bởi cảm hứng lãng mạn: «đêm sương» thành «đêm hơi» -> Bồng bềnh, huyền ảo, lãng mạn 
+ «hoa» là hương của những bông hoa rừng tỏa ra 
«sương lấp» và «đêm hơi» làm tăng không khí lãng mạn hấp dẫn, quyến rũ nhân vật trữ tình và người đọc 
Hai câu thơ phần lớn là thanh bằng -> làm đậm thêm sự hư ảo của màn sương, sự quyến rũ của hương hoa và hơn hết là trạng thái mơ mộng của chiến sĩ 
b. Bức tranh thiên nhiên heo hút, hiểm trở nhưng hùng vĩ và ý vị 
b. Bức tranh thiên nhiên heo hút, hiểm trở nhưng hùng vĩ 
*) Ba câu thơ «Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống » diễn tả sự hiểm trở và hùng vĩ vô cùng của dốc núi 
+ Câu thơ đầu tiên là sự xen cài giữa 5 thanh trắc, 2 thanh bằng; hai từ láy «khúc khuỷu» và «thăm thẳm», điệp từ «dốc» cho thấy cái cheo leo, hiểm trở, gập ghềnh của đèo dốc dường như thử thách người đi. 
+ Câu thơ thứ hai cho ta thấy rằng những ngọn núi đang quyện hòa vào những «cồn mây heo hút» và súng được nhân hóa có thể «ngửi trời». «Súng ngửi trời » đặc tả sự chót vót của dốc núi không chỉ vẽ ra địa thế đỉnh cao ngút trời của những ngọn núi quanh năm bị bao phủ mây mà còn thể hiện được nét tinh nghịch khỏe khoắn 
+ Câu thơ thứ ba, điệp từ ước phỏng «ngàn thước», nhịp thơ 4/3, hai từ trái nghĩa «lên cao», «xuống » như được ngắt ra làm đôi vẽ ra hai chặng đường của con đường hành quân, diễn tả rất đạt sự chênh vênh, cheo leo của dốc núi khiến người đọc rơi vào cảm giác bất ngờ, như một làn sương lạnh thốc vào giác quan chứng kiến cảnh vật biến động nhanh đến chóng mặt. 
So sánh 
« Thục đạo chi nan – Nan vu thướng thanh thiên» (Đường đi nước Thục khó khăn – Khó hơn lên trời xanh) (Đỗ Phủ) 
«Hình khe thế núi gần xa – Đứt rồi lại nối thấp đà lại cao» (Đặng Trần Côn) 
« Đi đường mới biết gian lao,- Núi cao rồi lại núi cao trập trùng - Núi cao lên đến tận cùng- Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non .» (Tẩu lộ - Hồ Chí Minh) 
b. Bức tranh thiên nhiên heo hút, hiểm trở nhưng hùng vĩ 
*)câu thơ cuối «Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi» Quang Dũng đã sử dụng toàn thanh bằng với nhạc điệu lâng lâng, mênh mang thể hiện ánh mắt vô cùng thơ mộng của người lính Tây Tiến. Bên cạnh cái hiểm trở, hoang sơ ta cũng thấy được vẻ đẹp trữ tình nơi núi rừng. 
=> Bút pháp của 4 câu thơ mang tính tạo hình gần với lối vẽ tranh thủy măc, vừa làm nổi bật điểm nhấn trên bức tranh bằng các chi tiết đặc tả, lại vừa tạo được không gian ba chiều bằng những nét vẽ mờ ảo, những khoảng trắng,... 
c. 4 câu thơ tiếp – Kí ức trên đường hành quân 
c. 4 câu thơ tiếp – Kí ức trên đường hành quân 
* Hai câu thơ đầu diễn tả một chi tiết thỉnh thoảng lại diễn ra trên đường hành quân gian khổ một cách lãng mạng và bi tráng. Có thể hiểu theo 2 nghĩa 
Anh lính mệt quá, ngồi ngủ trong tư thế tựa đầu lên mũ đặt trên súng, ngủ quên sự đời 
Anh lính kiệt sức vì đói, mệt mỏi quá độ, gục thiếp trên súng, mũ và «đi» luôn, không bao giờ dậy nữa 
=> Giọng điệu vừa thấm thía, vừa xót xa nhưng cũng có yếu tố cứng rắn pha chút ngang tàng 
Anh bạn dãi dầu không bước nữa 
Gục lên súng mũ bỏ quên đời! 
c. 4 câu thơ tiếp – Kí ức trên đường hành quân 
Hai câu thơ tiếp theo bổ sung thêm những khó khăn mà thiên nhiên Tây Bắc đang thử thách bản lĩnh của đoàn quân Tây Tiến 
Cảnh hoang vu của núi rừng Tây Bắc đúng là thử thách ghê gớm đối với người lính Tây Tiến khi mà “chiều chiều”, “đêm đêm” chỉ nghe thấy tiếng “thác gầm thét”, “cọp trêu người”. 
Các từ láy chỉ biên độ lặp lại thường xuyên của thời gian kết hợp với biện pháp nhân hóa “thác gầm thét”, “cọp trêu người” đã nhấn mạnh vẻ bí hiểm, dữ dội, hoang dã chứa đầy nguy hiểm, cái chết luôn luôn rình rập đe dọa người lính của núi rừng miền Tây . 
Từ «trêu» khác với từ «rình», «dọa» ở chỗ «rình» và «dọa» là hai trạng thái quan sát cố định, còn «trêu» là trạng thái lúc ẩn lúc hiện 
Hai câu thơ phảng phất âm hưởng của Thế Lữ «Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc/ Là khiến cho mọi vật đều im hơi .» 
Chiều chiêu oai linh thác gầm thét 
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người 
Mường Hịch 
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vùng đất Mai Hịch còn có tên Mường Hịch, là một trong những nơi trú, đóng và cũng là địa bàn hoạt động chủ yếu của đoàn quân Tây Tiến ở miền biên viễn xa xôi này . 
Về Mường Hịch để tìm lại trong ký ức về vùng đất khi xưa đoàn quân tây tiến đã từng in dấu chân, thỉnh thoảng lại vẳng bên tai tiếng hổ gầm đầy ngạo nghễ, như thách thức của bầy cọp dữ nơi cánh rừng phía trước mặt. 
Theo lời thơ Quang Dũng, Mường Hịch những năm trước là nơi hiểm yếu, rừng rậm nguyên sinh, đêm đêm vẫn có cọp ra quấy nhiễu, cả vùng chỉ có vài chục nóc nhà, nhà nào cũng phải làm thật cao, cắm chông bốn phía đề phòng bất trắc, ấy vậy mà thỉnh thoảng vẫn có người bị cọp vồ ăn thịt. 
Bây giờ, Mường Hịch đã không còn có cọp nữa, cuộc sống yên bình của người dân nơi đây đổi thay từng ngày. Dòng suối Sia vẫn chảy đêm ngày để đổ ra dòng sông Mã, sương núi bảng lảng, lẫn trong mùi khói bếp nhà ai là mùi của cơm nếp thơm lừng níu chân lữ khách. 
c. 4 câu thơ tiếp – Kí ức trên đường hành quân 
Đoạn thơ đã khép lại bằng một ấn tượng thật ấm áp và ngọt ngào 
Một bữa cơm nóng bốc khói. Hương vị ngọt ngon của những nắm xôi nếp thơm do những bông hoa của núi rừng Tây Bắc đem tới đã khiến cho các chàng trai hào hoa, phong nhã như quên đi tất cả nỗi vất vả về thể xác suốt dọc đường để đón nhận tình quân – dân thắm thiết. 
Câu cảm thán «nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khó»i gợi nỗi bâng khuâng khi hồi tưởng lại những kỉ niệm ấm áp 
«mùa em thơm nếp xôi» vừa phảng phất mùi thơm của cơm nếp đầu mùa, vừa thấm được cả tình em thơm thảo 
Những thanh bằng trong câu thơ đã gợi tả tinh tế cảm giác bồng bềnh, xao xuyến tới ngây ngất, đê mê trong tâm hồn những chàng trai Hà thành hào hoa, lãng mạn. 
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói 
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. 
Mai Châu 
Mai Châu được các dãy núi bao bọc trong lòng, đường vào tưởng nhỏ, nhưng càng vào sâu càng rộng mở. Bốn bề bao phủ là núi. Cho mãi đến tận Co Lương cách đó hơn chục cây số, trải dài vẫn là những cánh đồng lúa xanh ngút ngàn. Tách biệt ra khỏi con đường 6 lúc nào cũng nườm nượp xe cộ, lọt thỏm giữa núi và cánh đồng mênh mông, khiến cho nơi này thật yên bình. Cũng bởi thế, thời tiết ở nơi này quanh năm mát mẻ, dễ chịu lại trong lành . 
Người Thái luôn chọn nếp nương để làm xôi. Đó là loại nếp người Thái trồng trên những thửa ruộng bậc thang ở thung lũng Mai Châu. Nếp được ngâm nhiều giờ cho mềm trước khi đồ xôi. Người phụ nữ Thái không đồ xôi bằng nồi, xửng hấp như người Kinh mà cho nếp vào chõ gỗ. Nếp tự chín bằng hơi chứ không nấu. Việc chế biến rất kỳ công và đòi hỏi sự khéo léo. Sau khi có mùi thơm lừng thì lấy xôi ra, cho vào một cái rổ. Tuy nhiên, lúc này xôi chưa chín. Xới đều xôi trong rổ một hồi rồi cho vào chõ gỗ và đồ tiếp cho đến khi xôi chín. Hạt nếp nương giờ đã chín bóng bẫy, hương thơm xộc vào mũi thực khách. Nếp xôi thường được dùng với các món nướng được chế biến từ thịt gà đồi, cá suối hay heo bản . 
Liên Ngọc 
Tổng kết đoạn 1 
Đoạn thơ đã cho ta thấy nét tài hoa trong phong cách thơ của Quang Dũng, câu thơ nâng đỡ câu thơ, hình ảnh nâng đỡ hình ảnh để giữa sự trùng điệp của núi rừng , sự gian lao trong hành trình những người lính Tây Tiến vẫn có phút dừng chân thư thái yên bình thể hiện qua những hình ảnh lãng mạn, trữ tình, thơ mộng 
3. Đoạn 2 - Kỉ niệm tuyệt đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và vẻ đẹp của núi rừng 
a. Tình quân dân trong đêm liên hoan lửa trại 
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
Khèn lên man điệu nàng e ấp 
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ . 
Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của những người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất thơ mộng . 
Từ “bừng” kết hợp với hình ảnh đẹp “đuốc hoa” miêu tả không khí sôi nổi, cả doanh trại bừng sáng, lung linh ánh lửa đuốc khi đêm văn nghệ bắt đầu. Ngọn đuốc nứa, đuốc lau thành “đuốc hoa ” gợi không khí ấm cúng gợi niềm vui, niềm hạnh phúc trong lòng các chiến sĩ 
a. Tình quân dân trong đêm liên hoan lửa trại 
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
Khèn lên man điệu nàng e ấp 
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ . 
Tiếng reo “kìa em” thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên, say mê, vui sướng của các anh lính Tây Tiến trước vẻ lộng lẫy bất ngờ (xiêm áo tự bao giờ) của các cô gái nơi núi rừng miền Tây Bắc . 
Khèn là một loại nhạc cụ của người dân tộc miền núi Tây Bắc, còn “man điệu” là một điệu nhạc “lạ” đặc trưng văn hóa của những con người nơi đây . Man là trong tiếng Thái còn có nghĩa là may mắn. «Man điệu» còn có thể hiểu là những điệu nhạc của các cô em miền núi dành tặng các anh, chúc các anh may mắn đường dài. 
 «e ấp» là trạng thái e thẹn, làm xao xuyến 
Khổ thơ mang toàn thanh bằng -> những phút thư giãn 
a. Tình quân dân trong đêm liên hoan lửa trại 
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
Khèn lên man điệu nàng e ấp 
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ . 
«Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ» có hai cách hiểu 
+ Nhạc theo Quang Dũng về tận Viên Chăn xây hồn thơ: Buổi liên hoan ngày hôm ấy đã để lại kí ức sâu đậm cho những chàng trai Hà Thành 
+ Tiếng nhạc trong đêm liên hoan vang về đến Viêng Chăn để xây hồn thơ: Nói về độ vang của tiếng nhạc. 
=> Hiểu theo cách nào thì đây là một khoảnh khắc hiếm hoi trong thời chiến, là một kỉ niệm đẹp khó phai mờ trong lòng những người lính Tây Tiến nói chung và trong lòng Quang Dũng nói riêng. 
b. Cảnh sông nước miền Tây thơ mộng và buổi chia tay lưu luyến 
«Chiều sương ấy», «ấy» là chỉ từ»: Chiều sương nào? 
Người đi Châu Mộc là ai? 
Hồn lau nào nẻo bến bờ? 
Dáng ai trên độc mộc? (dáng cô gái Thái chèo thuyền hay dáng một chiến sĩ hay chính bản thân Quang Dũng) 
Tất cả không rõ ràng nhưng đó là kỉ niệm khó quên 
Thiên nhiên làm chủ, con người thoáng qua làm điểm nhấn 
- Nẻo bến bờ” là nhìn đâu cũng thấy mênh mang hồn lau. “Hồn lau” – những cây lau không còn vô tri vô giác nữa mà trở nên có linh hồn. Phải là một hồn thơ nhạy cảm, tinh tế, tài hoa và lãng mạn thì mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ ấy! 
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 
Có nhớ dáng người trên độc mộc 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. 
So sánh 
Ngàn lau cười trong nắng 
Hồn của mùa thu về 
Hồn của mùa thu đi 
Ngàn lau xao xác trắng . 
( Lau mùa thu – Chế Lan Viên) 
Hạnh phúc màu hoa huệ 
Nhớ thương màu hoa lau 
Biệt li màu rách xé 
Lãng quên không có màu . 
( Hồn lau – Hồ Dzếnh) 
b. Cảnh sông nước miền Tây thơ mộng và buổi chia tay lưu luyến 
Điệp ngữ “ có” kết hợp với hai động từ «thấy», «nhớ» luyến láy như chạm khắc vào lòng người một nỗi nhớ da diết, cháy bỏng khôn nguôi. “Độc mộc” là một loại thuyền được làm từ thân cây gỗ lớn, dài. Tất cả những hình ảnh ấy đều đã để lại trong lòng của Quang Dũng một hình ảnh khó phai nhòa ... 
Những cánh hoa rừng không bị “ dồn lên dập xuống” mà là trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. 
Từ láy “đong đưa” được sử dụng rất gợi: cánh hoa rừng như cũng quyến luyến con người. 
Bóng người bóng hoa như họa thêm vẻ đẹp cho nhau tạo ấn tượng giàu cảm xúc về cảnh và người miền Tây. 
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 
Có nhớ dáng người trên độc mộc 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. 
Tám câu thơ của đoạn thơ thứ hai đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên, con người miền Tây với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình. Chất nhạc, chất họa, chất mơ mộng hòa quyện chặt chẽ với nhau trong đoạn thơ tạo nên một thế giới của cái đẹp. Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại, tinh tế, uyển chuyển. Đây là đoạn thơ bộc lộ rõ nhất sự tài hoa, lãng mạn của Quang Dũng trong tổng thể bài thơ. 
4. Đoạn 3 – Khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự hi sinh của họ 
a. 4 câu đầu - Hiện thực chiến đấu gian khổ, hào hùng của những chiến sĩ Tây Tiến trong những năm tháng không thể nào quên 
Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nước da xanh phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực nên “không mọc tóc”. 
“Quân xanh” ở đây có thể hiểu là xanh màu áo, xanh lá ngụy trang và xanh làn da vì thiếu máu. 
Những hình ảnh rất thực đó đã đi vào bài thơ, với giọng điệu và cách diễn tả lãng mạn của Quang Dũng đã như mang nghĩa tượng trưng, rất có khí phách . 
“ quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” tương phản với “dữ oai hùm” là một nét chạm khắc tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tinh thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm cho quân giặc phải khiếp sợ 
«đoàn binh» có âm vang mạnh hơn «đoàn quân» 
a. 4 câu đầu - Hiện thực chiến đấu gian khổ, hào hùng của những chiến sĩ Tây Tiến trong những năm tháng không thể nào quên 
“Mộng” và “mơ” gửi về hai phía chân trời: “biên giới” và “Hà Nội”, nơi còn đầy bóng giặc 
“Mắt trừng” – hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt. 
«Mộng qua biên giới» – mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương, lập nên bao chiến công nêu cao truyền thống anh hùng của đoàn binh Tây Tiến . 
Quên sao được những tà áo trắng, những thiếu nữ thương yêu, những “dáng kiều thơm” từng hò hẹn. Có một thời, người ta đã gán cho Tây Tiến những “mộng rớt”, “buồn rớt” chính là vì những câu thơ như thế này. 
a. 4 câu đầu - Hiện thực chiến đấu gian khổ, hào hùng của những chiến sĩ Tây Tiến trong những năm tháng không thể nào quên 
=> Hình ảnh những chàng trai Hà Nội trong đoàn quân Tây Tiến cũng thật kiêu hùng, lãng mạn khi tình yêu thương là động cơ đẹp đẽ để họ ra đi chiến đấu còn lí tưởng cách mạng lại khiến tình yêu thương thêm cao cả, lớn lao; đó là những nét khắc họa chân thực và cảm động về cả một thế hệ con người Việt Nam dằn lòng gạt tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn. 
b. 4 câu sau - Sự hi sinh anh dũng của chiến sĩ Tây Tiến 
Nấm mồ người chiến sĩ nằm “rải rác” ở miền “biên cương”. Câu thơ để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào biết bao. Có thể thấy câu thơ: Rải rác biên cương mồ viễn xứ nếu tách riêng ra rất dễ gây cảm giác nặng nề bởi đó là câu thơ nói về cái chết, về nấm mồ của người lính Tây Tiến ở nơi “viễn xứ”. 
C âu thơ thứ hai, ta lại thấy hình ảnh những nấm mồ “rải rác” nơi “biên cương” đã trở về với sự ấm cúng của niềm biết ơn của nhân dân, của đất nước. Bởi đó chính là nấm mồ của những người con anh dũng: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh , đã nâng cao chí khí và tầm vóc người lính. Các anh đã ra trận vì một lí tưởng rất đẹp. “Đời xanh” là đời trai trẻ, là tuổi thanh xuân của những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng (Chính Hữu) 
b. 4 câu sau - Sự hi sinh anh dũng của chiến sĩ Tây Tiến 
«Áo bào thay chiếu» - Không có chiếu để nằm nên dùng áo bào thay chiếu để chôn các anh 
«anh về đất» - Nhà thơ không dùng từ “chết”, từ “hi sinh” mà lấy cụm từ “về đất” để ca ngợi sự hi sinh cao cả mà bình dị, thầm lặng mà thanh thản, nhẹ nhàng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. “Về đất” cũng là hòa vào linh hồn đất nước để bất tử cùng hồn thiêng sông núi và trường tồn cùng đất nước . 
=> Quang Dũng đã tráng lệ hóa cuộc tiễn đưa bi thương bằng hình ảnh “chiếc áo bào” và sự hi sinh của người lính đã được coi là sự trở về với đất nước, với núi sông. 
b. 4 câu sau - Sự hi sinh anh dũng của chiến sĩ Tây Tiến 
Sông Mã đã từng xuất hiện trong tiếng gọi tha thiết ở đầu bài thơ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! như một biểu tượng của miền Tây, của Tây Tiến, của quá khứ, nay sông Mã trở lại với âm thanh dữ dội hào hùng trong cảnh tiễn đưa tử sĩ . 
Từ âm thanh của tiếng sóng sông Mã, nghệ thuật nhân hóa trọng cụm từ “gầm lên” đã thể hiện trọn vẹn tính chất dữ dội trong những cung bậc cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc nhất với những bi phẫn, xót đau, những tiếc thương, cảm phục 
=> Giọng điệu trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ đối với đồng đội. Các anh đã hi sinh cho mảnh đất nảy nở đầy thơ, đầy nhạc và cùng với thiên nhiên, linh hồn các anh vẫn hát mãi khúc quân hành. 
5. Đoạn 4 – Lời hẹn ước với Tây Tiến 
- Tây Tiến người đi không hẹn ước - câu thơ láy lại chí nguyện chiến đấu như một lời thề của cả đoàn binh Tây Tiến cũng như con người thời ấy, một đi không hẹn trước ngày về. 
- Khoảng cách “thăm thẳm”, một đi không trở lại. Tất cả bây giờ chỉ là hoài niệm về thiên nhiên và con người của một thời xa nhớ 
- “ Mùa xuân ấy” trong câu thơ được hiểu là: 
+ Thời điểm thành lập đoàn binh Tây Tiến (mùa xuân năm 1947). “Mùa xuân ấy” đã trở thành thời điểm một đi không trở lại của lịch sử nước nhà . 
+ Mùa xuân của tuổi trẻ, những chàng lính Tây Tiến đã ra đi đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. 
5. Đoạn 4 – Lời hẹn ước với Tây Tiến 
- 
– “Hồn về Sầm Nứa” chí nguyện của các chiến sĩ là sang nước bạn hợp đồng tác chiến với quân dân Lào chống Pháp, họ quyết tâm thực hiện lí tưởng ấy đến cùng. Cho nên, dù ngã xuống trên đường hành quân, nhưng hương hồn (anh linh) của các anh vẫn đi cùng đồng đội, sống trong lòng đồng đội. 
– “Chẳng về xuôi” nghĩa là bỏ mình trên đường hành quân. Đồng thời khẳng định sự gắn bó của nhà thơ cũng như của những người lính Tây Tiến với những vùng đất mà đoàn quân đã đi qua, cũng là một chí hướng quyết tâm theo đuổi đến cùng lí tưởng chiến đấu của đơn vị. 
=> Khổ thơ cuối đã sử dụng bút pháp lãng mạn để nói về lí tưởng và tinh thần hi sinh cao đẹp của những người lính Tây Tiến đồng thời hoàn thiện cho bức chân dung đẹp đẽ, đáng trân trọng của những người lính trong kháng chiến. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_12_tuan_7_tay_tien.pptx