Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 7: Bài thơ Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 7: Bài thơ Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng

Tây Tiến là tên đoàn quân được thành lập năm 1947, chiến đấu ở vùng Tây Bắc, biên giới Việt Lào.

Thành phần đa số là thanh niên trí thức Hà Nội, họ sống rất lạc quan, vẫn giữ cốt cách hào hoa, lãng mạn.

Quang Dũng là đại đội trưởng trong đoàn quân Tây Tiến.

 1948, khi chuyển đơn vị, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh, về sau in trong tập Mây đầu ô.

 Tên ban đầu là: Nhớ Tây Tiến

 

ppt 37 trang phuongtran 9300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 7: Bài thơ Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂY TIẾN Quang Dũng I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả:Quang Dũng (1921 - 1988), quê Hà Tây là nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc Dấu ấn hội họa và âm nhạc in đậm trong các thi phẩm của Quang Dũng. Chân dung Quang DũngPhong cách thơ của ông: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa. Tác phẩm chính: Mùa hoa gạo, Mây đầu ô ... Tranh của nhà thơ Quang Dũng2. Hoàn cảnh sáng tác: Tây Tiến là tên đoàn quân được thành lập năm 1947, chiến đấu ở vùng Tây Bắc, biên giới Việt Lào. Thành phần đa số là thanh niên trí thức Hà Nội, họ sống rất lạc quan, vẫn giữ cốt cách hào hoa, lãng mạn..Cựu chiến binh Tây TiếnQuang Dũng là đại đội trưởng trong đoàn quân Tây Tiến. 1948, khi chuyển đơn vị, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh, về sau in trong tập Mây đầu ô. Tên ban đầu là: Nhớ Tây TiếnBút tích bài thơ Tây Tiến3. Bố cục: chia làm 4 đoạn- Đoạn 1: Nhớ chặng đường hành quân gian khổ- Đoạn 2: Nhớ những kỷ niệm đẹp.- Đoạn 3: Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến.- Đoạn 4: Lời thề Tây Tiến.II. Đọc - hiểu văn bản:Hai câu đầu: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”Nhớ chặng đường hành quân gian khổ:- Đối tượng nỗi nhớ: · Nhớ Sông Mã, nhớ “rừng núi”: thiên nhiên Tây Bắc hung vĩ.· Nhớ Tây Tiến đoàn quân anh hùng.- Cụm từ: “nhớ chơi vơi” từ láy bộc lộ nỗi nhớ vừa tha thiết, vừa mênh mông.- Vần “ơi” tiếng vọng của nhớ thương.b. Cảnh Tây Bắc huyền ảo:+ Sương lấp đoàn quân mỏi+ Mường Lát hoa về...-> Bức tranh đoàn quân thấp thoáng trong sương, mùi thơm của hoa rừng đêm Mường Lát làm cho nỗi nhớ càng nên thơ, đẹp đẽ.c. Núi và dốc: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao ngàn thứớc xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơi”+ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm: điệp từ “dốc” tạo ra địa thế trập trùng, hai từ láy cho thấy sự hiểm trở của con đường hành quân.+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời: từ láy "heo hút" miêu tả sự vắng lạnh nơi đỉnh núi cao mây nổi thành cồn. Hình ảnh nhân hóa "súng ngửi trời" có nét ngộ nghĩnh, tinh nghịch của người lính trẻ.-> Người lính không bị chìm lấp trong thiên nhiên mà nổi bật lên trong một tư thế thật là đẹp. + Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống: câu thơ có giá trị tạo hình như sự gấp khúc của hai sườn núi dựng đứng thật hiểm trở, gợi nhịp thở khó nhọc của người lính trên chặng đường leo dốc.. Gợi liên tưởng tới thơ cổ: “Hình khe thế núi gần xa/ Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao” (Chinh phụ ngâm), “Thục đạo chi nan, nan vu thướng thanh thiên” (Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh – Thục đạo nan của Lí Bạch)+ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi: câu thơ toàn thanh bằng, giọng thơ êm ái, bâng khuâng mở ra một bức tranh cơn mưa Tây Bắc bao phủ núi rừng, làng bản thấp thoáng trong mưa -> Sau ba câu thơ gân guốc, táo bạo là một câu thơ toàn thanh bằng. Quy luật này cũng giống với cách sử dụng những gam màu trong hội hoạ: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng một gam màu lạnh như xoa mát cả khổ thơ. Phong cảnh thật nên thơ yên bình.- Địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông gợi ra những vùng đất xa xôi, hoang dã, đầy lôi cuốn đối với người lính trẻ. b. 6 câu tiếp:“Anh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngườiNhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi” - Sự hi sinh bởi khó khăn gian khổ vượt qua giới hạn của con người: cái chết nhẹ nhàng "gục lên súng mũ bỏ quên đời". -> Sự hi sinh của người đã cống hiến tuổi xuân cho tổ quốc, “cái chết nhẹ tựa lông hồng”.Âm thanh:+ Tiếng thác oai linh+ Tiếng cọp trêu người-> Giọng thơ gợi tả một nhạc điệu huyền bí, âm u. - Bữa cơm Tây Tiến:+ "Cơm lên khói": hình ảnh giản dị mà ấm cúng.+ "Mùa em": sáng tạo từ ngữ.+ Mai Châu: Cái tên thanh nhẹ.-> Đoạn thơ được kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ ấm áp, dịu ngọt.Người Thái ở Tây Bắc* Đoạn thơ giàu chất nhạc và chất họa, vừa mở ra bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ nên thơ, vừa tả thực chặng đường hành quân gian khổ, nhiều hi sinh mất mát mà người lính Tây Tiến phải vượt qua.2. Những kỷ niệm đẹp: Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác của Tây Bắc: Đêm liên hoan: - Động từ “ Bừng”: ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ.- Hội đuốc hoa: mang màu sắc tình yêu (từ cổ: hoa chúc) vừa duyên dáng, vừa rạng rỡ.- Kìa em: ngỡ ngàng, kinh ngạc trìu mến.- Khèn lên man điệu: âm nhạc mang bản sắc dân tộc Tây Bắc. Một đêm hội tràn ngập ánh sáng, chan hòa âm nhạc và vũ điệu, thắm thiết tình quân dân. b. Chiều sương Châu Mộc:- Hồn lau: tả dáng cây hoa lau qua màn sương, nhân hóa gợi nên linh hồn cây cỏ.Dáng người trên độc mộc: dáng vẻ uyển chuyển mà khỏe khoắn.Dòng nước lũ – hoa đong đưa: Hình ảnh tưởng như đối lập, mà hài hòa, nên thơ.-> Bút pháp gợi mà không tả với những nét vẽ cách điệu đã tạo nên bức tranh đậm đà chất hội họa hòa với chất thi vị trữ tình lôi cuốn người đọc, đưa ta vào một thế giới hoang sơ như cổ tích.3. Hình tượng người lính Tây Tiến:a. Diện mạo: - Đoàn binh "không mọc tóc", "xanh màu lá": tả hiện thực gian khổ, vẫn khỏe khoắn, gân guốc.b. Phẩm chất: - “Đoàn binh” hào hùng. -“Quân xanh màu lá” vẫn “dữ oai hùm” oai phong, lẫm liệt.-"Mắt trừng ...": từ “trừng” là nhãn tự, cho thấy sức mạnh tinh thần trong ánh mắt quyết tử. Cái bi bỗng trở thành cái hùng, đem đến cho hình ảnh người lính một vẻ đẹp hào hùng tráng lệ.c. Vẻ đẹp tâm hồn:- Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm: giấc mộng gửi về Hà Nội thân yêu.-> Nét đẹp tâm hồn hào hoa lãng mạn, đa tình của người lính Tây Tiến.=>Tâm hồn họ luôn chan chứa yêu thương. d. Sự hi sinh của người lính anh hùng: - Sử dụng những từ ngữ Hán Việt: viễn xứ, áo bào, độc hành. Giọng thơ đậm chất bi tráng.- Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh: lý tưởng xả thân vì nước. - Sông Mã gầm lên: khúc ca hùng tráng đã bất tử hóa sự hy sinh của người lính. Đoạn thơ kết thúc bằng tiếng gầm dữ dội của dòng sông Mã như khúc nhạc hào hùng đưa tiễn linh hồn người chiến sĩ. Anh đã hóa thân thành đất nước* Tóm lại, hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng thời xưa một đi không trở lại hòa quyện với vẻ đẹp oai hùng của một thời kháng chiến chống ngoại xâm.4. Lời thề Tây Tiến:- Người đi không hẹn ước: ý chí quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh- Hồn về Sầm Nứa: gắn bó với Tây Bắc, với công cuộc chiến đấu, dù chết cũng không thay đổi lời thề. Lời thề Tây Tiến quyết liệt, nỗi nhớ Tây Tiến sâu sắc. Nhan đề:- Ban đầu: Nhớ Tây Tiến in lại đổi thành Tây Tiến.- Ý nghĩa: Đảm bảo tính hàm súc của thơ (Văn hay mạch kị lộ) cảm xúc chủ đạo chi phối mạch thơ (nỗi nhớ) được giấu kín. Vừa chỉ hướng hành quân vừa làm nổi rõ hình tượng trung tâm của tác phẩm: đoàn quân Tây Tiến. Bỏ đi từ Nhớ vĩnh viễn hóa đoàn quân Tây Tiến - không chỉ là một đoàn binh sống trong nỗi nhớ tha thiết của Quang Dũng mà trở thành một hình tượng bất tử trong thơ. III. Ghi nhớ: sgk Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài với người đọc.* Luyện tập:Đề 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng).Đề 2: Phân tích/ bình giảng đoạn thơ 1,2,3,4.Đề 3: Phân tích hình tựợng người lính trong Tây Tiến (Quang Dũng)Đề 4: Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến” là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? So sánh “Tây Tiến” với “Đồng chí” (Chính Hữu) để làm rõ.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_tuan_7_bai_tho_tay_tien_tac_gia.ppt