Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Đọc văn Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Đọc văn Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng

. Bố cục Bài thơ gồm 4 đoạn:

- Đoạn 1: 14 câu đầu: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và cảnh trí hoang sơ, hùng vĩ dữ dội của miền Tây đất nước.

- Đoạn 2: 8 câu thơ tiếp theo: Những kỷ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây đầy thơ mộng của Tổ quốc.

- Đoạn 3: Từ “Tây Tiến đoàn binh ” đến “Khúc độc hành”: Chân dung của người lính Tây Tiến.

- Đoạn 4: 4 câu thơ còn lại: Lời thề và lời hẹn ước.

 

pptx 27 trang phuongtran 5600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Đọc văn Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào Mừng ThầyVà Các Bạn Đến Với bài học: Tây TiếnI- Giới thiệu chung về tác giả1. Tác giả-Quang Dũng (1921-1988), quê ở huyện Đan Phượng – Hà Nội. - Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh; nhưng Quang Dũng đc biết đến nhiều hơn là một nhà thơ. - Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng đậm chất lãng mạn.Vợ và con trai nhà thơ Quang Dũng2. Một số tác phẩmCác tác phẩm chính: Rừng biển quê hương (in chung, 1957), Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950), Mây đầu ô (1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988). - Tây Tiến được in trong tập thơ Mây đầu ô.II- Đọc hiểu bài thơHoàn cảnh sáng tác - Viết cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh(Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ.Lúc đầu bài thơ có tên là ‘‘ Nhơ Tây Tiến’’- In trong tập ‘‘Mây đầu ô’’.*Đoàn binh Tây TiếnThời gian thành lập: đầu năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng Nhiệm vụ: Phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam. Địa bàn hoạt động : Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa(Việt Nam), Sầm Nưa( Lào)-> Địa bàn rộng lớn, hoang vu, hiểm trở, rừng thiêng nước độc.Địa hình rộng lớn, hoang vu, hiểm trởSông Mã- Thành phần: Phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên, điều kiện chiến thắng gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, học vẫn sống rất lạc quan, vẫn giữ cốt cách hào hoa, lãng mạn- Sau một thời gian hoạt dộng ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập Trung đoàn 52.Cựu chiến binh Tây Tiến với con đường Tây Tiến mới được đặt tên2. Bố cục Bài thơ gồm 4 đoạn: - Đoạn 1: 14 câu đầu: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và cảnh trí hoang sơ, hùng vĩ dữ dội của miền Tây đất nước. - Đoạn 2: 8 câu thơ tiếp theo: Những kỷ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây đầy thơ mộng của Tổ quốc. - Đoạn 3: Từ “Tây Tiến đoàn binh ” đến “Khúc độc hành”: Chân dung của người lính Tây Tiến. - Đoạn 4: 4 câu thơ còn lại: Lời thề và lời hẹn ước.III- Phân tíchNhóm1Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và cảnh trí hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội của miền Tây đất nước.NhómĐoạn 2:Những kỷ niệm đẹp của tình quân dân và cảnh sông nước miền Tây đầy thơ mộng của Tổ quốc. NhómChân dung của người lính Tây Tiến. NhómLời thề và lời hẹn ước.III- Phân tích1.Đoạn 1: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và cảnh trí hoang sơ, hùng vĩ, dữ dội của miền Tây đất nước.- Hai câu đầu: mở mạch cho cảm xúc bài thơ: ‘‘ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi’’+ Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, bật lên thành tiếng gọi Tây tiến ơi!+ Hai chữ ‘‘ chơi vơi’’ : vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ, hình tượng hóa nỗi nhớ-> nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh, mênh mông, bao trùm không gian, thời gianCâu 3-4: Hình ảnh đoàn quân trong đêm địa bàn gian lao, vất vả:‘‘ Sài khao sương lấp đoàn quân mỏiMường lát hoa về trong đêm hơi’’+ Vừa tả thực: Sương mù vùng cao như che lấp, nuốt chửng đoàn quân mỏi mệt: ‘‘Sài khao sương lấp đoàn quân mỏi’’+ Vừa sử dụng bút pháp lãng mạn: ‘‘ Mường lát hoa về trong đêm hơi’’.-> gợi không gian huyền ảo: Cảnh vật về khuya phủ đầy hơi sương lạnh giá.-> Câu thơ có nhiều thanh bằng: Tạo cảm xúc lâng lâng trong lòng người chiến sĩ khi bắt gặp cảnh hoa nở giữa rừng -> Hé mở vẻ đẹp hào hoa, lạc quan yêu đời của người lính.Bốn câu tiếp theo: Đặc tả hình thế sông núi hiểm trở nhưng không kém phần thơ mộng của miền Tây trên đường hành quân: ‘‘ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi’’.Hai câu đầu: Những từ ngữ giàu giá trị gợi hình ‘‘khúc khuỷu’’, ‘‘ thăm thẳm’’, ‘‘cồn mây’’, ‘‘Súng ngửi trời’’; kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3-> diễn tả thật đắc địa sự hiểm trở, trùng điệp, độ cao ngất của núi đèo miền Tây- Hai chữ ‘‘ ngửi trời’’:+ Vừa đặc tả độ cao chót vót của núi( Người lính trèo lên ngọn núi cao dường như đang đi trong mây nổi thành cồn ‘‘ heo hút’’, mũi súng như chạm đến đỉnh trời).+ Vừa thể hiện tính chất tinh nghịch, khí phách ngang tàn, coi thường hiểm nguy của người lính Tây Tiên.+Câu thơ thứ ba với phép đổi, như bẻ đôi:‘‘ Ngàn thước lên cao- ngàn thước xuống’’ -> Diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.-> Hình dung được sự khó nhọc trên chặng đường hành quân leo dốc gian khổ+ Câu thơ thứ tư đối lập với ba câu trên:‘‘ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi’’-> toàn thanh bằng, âm ơi kết thúc dòng thơ: câu thơ nhẹ như nhịp thở thư giãn của người lính Cảm ơn cô giáo và các bạn đã theo dõi bài thuyết trình của nhóm 1

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_doc_van_tay_tien_tac_gia_quang.pptx