Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Đọc hiểu bài Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Đọc hiểu bài Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng

- Vừa hùng: không né tránh hiện thực khốc kiệt của chiến tranh nhưng qua cái nhìn lãng mạn.

 + “đoàn binh không mọc tóc”: “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” hào hùng, hình ảnh những anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời.

 + “Quân xanh màu lá” nhưng vẫn “dữ oai hùm”  tính cách anh hùng, nét oai phong dữ dằn như chúa tể chốn rừng thiêng. Dù trông xanh xao, gầy gò, ốm yếu nhưng họ vẫn không đánh mất đi vóc dáng hiên ngang của một người binh lính bảo vệ đất nước.

 

ppt 19 trang phuongtran 9201
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Đọc hiểu bài Tây Tiến - Tác giả: Quang Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 QUANG DŨNGTÂY TIẾN QUANG DŨNGVợ và con trai nhà thơ Quang DũngÔng không chỉ là một nhà thơ xuất sắc mà còn là một họa sĩ tài ba và là một nhà soạn nhạc giỏi với vô số tác phẩm.3. Đoạn 3: Chân dung người lính Tây Tiến: * Hai câu đầu: Chân dung hiện thực của người lính vừa bi thương vừa hùng vĩ.“Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùm”- Vừa bi: Ngoại hình khác thường do hiện thực nghiệt ngã: + “không mọc tóc”: người thì cạo trọc đầu để thuận tiện khi giáp lá cà, người thì bị sốt rét đến rụng tóc. + “Quân xanh màu lá”: nước da xanh xao do ăn uống thiếu thốn, sốt rét, bệnh tật hành hạ.Hoàn cảnh: Những người lính Tây Tiến khi đi hành quân qua rừng núi gặp những cơn sốt rét rừng, làm cho mái tóc người lính rụng hết. - Những người lính gặp nhiều khó khăn trong chặng đường hành quân gian khổ của mình.=> Nhưng những người lính Tây Tiến thể hiện một cuộc sống vô cùng khắc khổ, nhưng vẫn không hề mất đi vẻ oai nghiêm, anh dũng trong hình ảnh của những người lính. - Vừa hùng: không né tránh hiện thực khốc kiệt của chiến tranh nhưng qua cái nhìn lãng mạn. + “đoàn binh không mọc tóc”: “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” hào hùng, hình ảnh những anh “vệ trọc” nổi tiếng một thời. + “Quân xanh màu lá” nhưng vẫn “dữ oai hùm” tính cách anh hùng, nét oai phong dữ dằn như chúa tể chốn rừng thiêng. Dù trông xanh xao, gầy gò, ốm yếu nhưng họ vẫn không đánh mất đi vóc dáng hiên ngang của một người binh lính bảo vệ đất nước.Hai câu tiếp: Giấc mộng lãng mạn của người lính.“Mắt trừng gởi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”“Mắt trừng”: Cái nhìn nẩy lửa và cảnh giác đối với kẻ thù. Thể hiện nét oai phong, lòng quyết tâm đánh giặc đến cùng.- “gởi mộng qua biên giới”: chiến đấu dũng cảm nhưng cũng rất nhớ quê hương.- Nỗi nhớ trong giấc mơ:“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” :+ Nhớ người yêu, những cô gái Hà Thành duyên dáng, xinh đẹp. đằng sau vẻ ngoài dữ dằn, oai nghiêm là trái tim khao khát yêu thương đầy chất nghệ sĩ (họ mang trong mình một bóng hình lãng mạn) + Diễn tả đúng thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ=> Cảm hứng có bi nhưng không luỵ: ta thấy cái gian khổ của chiến tranh nhưng cũng cảm nhận được vẻ oai hùng, lãng mạn của người lính Tây Tiến.Bốn câu tiếp: Cái chết bi tráng và sự bất tử:“Rải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành”- Miêu tả cái chết nhưng không bi luỵ:+ Những từ Hán Việt cổ kính: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ” Tạo không khí trang trọng, thiêng liêng, làm giảm nhẹ cái bi thương của hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi.Hai câu thơ tiếp theo thấm đẫm tinh thần bi tráng:“Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” + “Áo bào thay chiếu”: sự thật bi thảm: những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả manh chiếu để che thân, phải mai táng bằng chính chiếc áo các anh mặc hàng ngày.+ Gọi áo các anh là “áo bào”: nghe trang trọng, thiêng liêng, thể hiện tình cảm yêu thương đồng đội.+ Cách nói giảm nói tránh “anh về đất” làm vơi đi cảm giác đau thương ẩn chứa hàm nghĩa: chết là hoá thân với đất mẹ, là hoá thân với non sông đất nước cái chết trở thành bất tử. + Biện pháp nhân hoá + động từ “gầm”: dữ dội, hào hùng. Âm thanh làm át đi cảm xúc bi thương: gợi về sự ra đi của những anh hùng nghĩa sĩ thuở xưa.Đưa tiễn người là khúc nhạc bi tráng của núi sông cái chết thấm đẫm tinhthần bi tráng.=> Giọng thơ trang trọng: thể hiện tình cảm tiếc thương và sự trân trọng, kính cẩn trước sự hi sinh của đồng đội. Hai cảm hứng lãng mạn và bi tráng đan cài dựng nên tượng đài bất tử trong thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_doc_hieu_bai_tay_tien_tac_gia_q.ppt