Bài giảng môn Ngữ Văn Khối 12 - Tuần 19: Vợ chồng A Phủ (trích)
Câu chuyện về cuộc đời Mị là câu chuyện mà người dân nghèo ở Hồng Ngài còn nhớ mãi. Từ một cô gái trẻ trung xinh đẹp, yêu tự do và tràn đầy sức sống, Mị đã trở nên chai sạn, vô hồn, cứ “lùi lũi như con rùa nuôi sau xó cửa” khi bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Tiếng là con dâu nhưng Mị sống cuộc đời của một người ở không công, bị tước đoạt quyền tự do, bị bóc lột sức lao động, bị chà đạp lên những ước mơ. Mị cũng khóc mấy tháng liền
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ Văn Khối 12 - Tuần 19: Vợ chồng A Phủ (trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý NGHĨA TIẾNG SÁO TRONG TÁC PHẨM “VỢ CHỒNG A PHỦ” Số lần xuất hiện Chi tiết nhắc tiếng sáo Lần 1 Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi Lần 2 Tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng Lần 3 Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường Lần 4 Mị vẫn nghe tiếng s á o đưa Mị đi theo những cuộc chơi,.. Lần 5 Tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa Ý nghĩa Tiếng sáo, thứ âm thanh của tuổi trẻ, của tình yêu, của tự do đã ùa vào tâm hồn Mị, đánh thức miền quá khứ đẹp đẽ một thời con gái trong Mị Tiếng sáo ở hiện tại hòa vào tiếng sáo trong tâm tưởng. Tiếng sáo gọi bạn tình năm nào. Mị không chỉ nhẩm hát, mà mị còn uống rượu và thổi sáo. Dường như con người trẻ trung sôi nổi đã trở về trong Mị, cô không còn lầm lũi, buồn bã nữa. Tô Hoài đã khéo léo trần thuật linh hoạt, đan xen quá khứ hiện tại, với những câu văn ngắn gọn, tiết tấu nhanh tạo nên những mảnh ghép tươi tắn chập chờn của hạnh phúc và những khát khao, của tự do và hi vọng Tiếng sáo chính là nhịp cầu nối những mùa xuân ngày trước với mùa xuân hiện tại, tiếng sáo thức tỉnh mùa xuân trong lòng Mị. Tiếng sáo gọi bạn tình “ tiếng sáo gọi bạn đi chơi” chính là tiếng ca hạnh phúc, là biểu tượng của tình yêu đôi lứa. Nó xuyên qua hàng rào lạnh giá bên ngoài để “ vọng’ vào miền sâu thẳm bên trong tâm hồn Mị, đánh thức cái sức sống vẫn được bảo lưu đâu đó trong cõi lòng người thiếu nữ Tây Bắc này. Hướng dẫn viết đoạn khái quát nhân vật Mị, khi đề cho đoạn trích Mị trong đêm tình mùa xuân; Mị trong đêm đông cứu A Phủ Mị trong đêm tình mùa xuân Câu chuyện về cuộc đời Mị là câu chuyện mà người dân nghèo ở Hồng Ngài còn nhớ mãi. Từ một cô gái trẻ trung xinh đẹp, yêu tự do và tràn đầy sức sống, Mị đã trở nên chai sạn, vô hồn, cứ “lùi lũi như con rùa nuôi sau xó cửa” khi bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Tiếng là con dâu nhưng Mị sống cuộc đời của một người ở không công, bị tước đoạt quyền tự do, bị bóc lột sức lao động, bị chà đạp lên những ước mơ. Mị cũng khóc mấy tháng liền cho bất hạnh của mình, từng sẵn sàng chết với nắm lá ngón trong tay, nhưng rồi vì thương cha mà Mị chấp nhận sống kiếp đời trâu ngựa. Sức mạnh của cường quyền và thần quyền những tưởng sẽ dập tắt được ngọn lửa của niềm ham sống trong người con gái nhỏ bé ấy. Nhưng không, trong Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, một khát khao tự do đến cháy bỏng, chỉ cần có cơ hội, nó có thể bùng lên mạnh mẽ và quyết liệt. Khái quát đi đến đoạn trích đêm đông cứu A Phủ Mị là một cô gái trẻ đẹp, có phẩm chất tốt, nhưng cuộc đời đầy cay đắng. Vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ, Mị bị bắt làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá – tra. Cuộc sống của Mị thống khổ hơn trâu ngựa, bị bóc lột về sức lao động, bị cầm tù về tinh thần. Từ một cô gái yêu tự do, vô tư, hồn nhiên, Mị trở thành người đàn bà chai sạn, vô cảm, băng giá. Nhưng trong sâu thẳm con người ấy luôn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Ngọn lửa của niềm ham sống, ham ánh sáng tự do ấy cứ âm ỉ, và từng bùng lên nhưng rồi lại bị dập tắt, cho đến khi Mị gặp A Phủ, chàng trai tự do phóng khoáng của núi rừng bị thống lí tước đoạt quyền sống chỉ vì để hổ bắt mất một con bò. Đề thực hành Học sinh chỉ làm phần phân tích nội dung đoạn trích ( không viết mở bài, nghệ thuật, kết bài) Đề 1: Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới.ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, dánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy. Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ỹ, người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, rung bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu bên bếp lửa. Ngày tết, Mỵ cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mỵ lịm mặt đấy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng Mỵ đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mỵ thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mỵ uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mỵ uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mỵ hết núi này sang núi khác. Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường. Mỵ từ từ vào buồng.Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi hết.Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nay Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì thấy nước mặt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_ngu_van_khoi_12_tuan_19_vo_chong_a_phu_trich.pptx