Bài giảng môn Ngữ Văn 12 - Tuần 7: Tây tiến

Bài giảng môn Ngữ Văn 12 - Tuần 7: Tây tiến

- Cảm hứng lãng mạng và sắc thái bi tráng đã tạo nên tính sử thi của bài thơ.

- Bài thơ như một bức tranh, một bản nhạc về khung cảnh hùng vĩ - mỹ lệ của núi rừng Tây Bắc.

- Đồng thời bằng nỗi nhớ của mình, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài về hình ảnh của những người chiến sĩ một thời “Quyết tử cho Tổ quốc sinh”.

 

ppt 9 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ Văn 12 - Tuần 7: Tây tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÂY TIẾN 
 ( Quang Dũng ) 
3. Nhớ về đoàn quân Tây Tiến ( 8 câu tiếp )  
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,Quân xanh màu lá dữ oai hùm.Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.Rải rác biên cương mồ viễn xứ,Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.Áo bào thay chiếu, anh về đất,Sông Mã gầm lên khúc độc hành. 
Ngôn ngữ tạo hình 
Trên cái nề hùng vĩ và diễm lệ của núi rừng Tây Bắc, người lính xuất hiện với một tầm vóc bi tráng khác thường : 
 - Về diện mạo : 
+ không mọc tóc 
+ Quân xanh màu lá .. 
 gợi tả sự tột cùng cơ cực, lại vừa lẫm liệt kiêu hùng ( dữ oai hùm) 
- Về chí khí phảng phất chất anh hùng tráng sĩ của một thời xa xưa : 
 “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh ” 
 Lý tưởng của thời đại “ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” . 
- Về tâm hồn : hào hoa, lãng mạn với “ đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” . 
- S ự hy sinh của những người lính đau thương nhưng tôn nghiêm ,hùng tráng: 
+ Áo bào thay chiếu / cách dùng từ Hán Việt để nói đến sự hy sinh của đồng đội bằng một tình cảm yêu thương, tôn vinh, trân trọng. 
+ “Sông Mã gầm lên ”/ sự hy sinh của người lính được bao bọc trong một âm hưởng hùng tráng – âm thanh của dòng sông như một khúc nhạc chiêu hồn tử sĩ dữ dội, bi hùng giữa thiên nhiên bát ngát . 
* Tóm lại , tám câu thơ là một nỗi nhớ da diết , sâu lắng của nhà thơ về chân dung của một đoàn quân Tây Tiến : gian khổ- đau thương nhưng hào hùng và lãng mạn, đậm chất anh hùng ca. 
4. Lời thề son sắt : (4 câu cuối) 
Tây Tiến người đi không hẹn ước,Đường lên thăm thẳm một chia phôi.Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. 
-Bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ và kết lại như một nốt láy của nỗi nhớ - một điệp khúc nhớ thương của nhà thơ. 
+ Cách đối lập giữa khoảng cách của không gian với sự gắn bó khăng khít của lòng người ( đường lên thăm thẳm><hồn về Sầm Nứa ). 
+ Âm điệu đoạn thơ vừa tha thiết vừa mạnh mẽ vang lên như lời thề khẳng định tình cảm- tấm lòng – ý chí của nhà thơ và cũng là của chiến sĩ Tây Tiến. 
III/ Tổng kết 
-Cảm hứng lãng mạng và sắc thái bi tráng đã tạo nên tính sử thi của bài thơ. 
-Bài thơ như một bức tranh, một bản nhạc về khung cảnh hùng vĩ - mỹ lệ của núi rừng Tây Bắc. 
- Đồng thời bằng nỗi nhớ của mình, Quang Dũng đã tạc nên bức tượng đài về hình ảnh của những người chiến sĩ một thời “ Quyết tử cho Tổ quốc sinh”. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_12_tuan_7_tay_tien.ppt