Giáo án môn Giáo dục quốc phòng-an ninh Lớp 12 - Học kì 1

Giáo án môn Giáo dục quốc phòng-an ninh Lớp 12 - Học kì 1

BÀI 1: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

TIẾT 1:ĐỘI NGŨ TIỂU ĐỘI

I. MỤCTIÊU

1. Kiến thức

- Hs biết được mục tiêu, chương trình, nội dung môn học GDQP - AN

- Biết được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ là tạo được sức mạnh trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, trong thống nhất ý chí và hành động.

- Nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội ngũ cơ bản của tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp

Năng lực chuyên biệt:

- Điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội. Thành thạo động tác đội ngũ từng người không có súng. Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng, dứt khoát.

- Vận dụng linh hoạt vào quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.

 

doc 128 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 6420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục quốc phòng-an ninh Lớp 12 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
BÀI 1: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ 
TIẾT 1:ĐỘI NGŨ TIỂU ĐỘI
I. MỤCTIÊU
1. Kiến thức
Hs biết được mục tiêu, chương trình, nội dung môn học GDQP - AN
- Biết được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ là tạo được sức mạnh trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, trong thống nhất ý chí và hành động.
- Nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội ngũ cơ bản của tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
- Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
 Điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội. Thành thạo động tác đội ngũ từng người không có súng. Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng, dứt khoát.
 Vận dụng linh hoạt vào quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.
3. Phẩm chất
Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ đơn vị.
Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kĩ luật, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụđược giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Giáo viên
Chuẩn bị sân bãi, trang phục của GV và HS đúng theo yêu cầu của buổi tập đội ngũ.
Nghiên cứu bài 1 trong SGK, SGV
GV tập luyện thuần thục các động tác, để hướng dẫn tập luyện cho HS. Bồi dưỡng đội mẫu để phục vụ huấn luyện.
Tranh phóng to sơ đồ đội hình tiểu đội
Học sinh
Đọc trước bài 1 trong SGK, tài liệu tham khảo
Tập trước các động tác tập hợp đội hình đội ngũ cho đội mẫu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:GV giới thiệu bài mới
c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV
d. Tổ chức thực hiện: 
- Giới thiệu nội dung mới: 
Bài này đã được giới thiệu cơ bản trong chương trình lớp 10 và đã được luyện tập trong chương trình lớp 11. Do vậy trong chương trình lớp 12 tập trung vào luyện tập để thuần thục động tác tập hợp đội ngũ tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng, nhằm nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường, tạo được sự thống nhất về ý chí và hành động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1:Đội hình tiểu đội 
a. Mục tiêu:Giúp HS nắm được phương pháp luyện tập nội dung đội hình tiểu đội
b. Nội dung: Giáo viên tổ chức cho HS luyện tập
c. Sản phẩm: HS thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Tổ chức luyện tập: giáo viên chia lớp học thành các tổ, mỗi tổ (9 - 10 học sinh) biên chế thành 1 tiểu đội, các tổ trưởng là tiểu đội trưởng trực tiếp duy trì luyện tập.
Tiến hành theo 3 bước.
- Bước 1: Từng người tự nghiên cứu nội dung động tác. Từng người đứng trong đội ngũ vừa nghiên cứu để nhớ lại nội dung vừa tự làm động tác. 
- Bước 2: Từng tiểu đội luyện tập. Tiểu đội trưởng hô và thực hiện động tác tập hợp đội ngũ. 
- Bước 3: Tiểu đội trưởng chỉ định các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị tiểu đội trưởng để tập hợp đội ngũ. 
 + Địa điểm luyện tập, hướng tập (chỉ tại sân tập).
 + Quy ước tập: Kết hợp còi và khẩu lệnh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Triển khai và duy trì luyện tập.
- Giáo viên theo dõi, đôn đốc luyện tập và sửa sai cho học sinh.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Thực hiện lại các nội dung mới tập ( giáo viên gọi một tiểu đội ra thực hiện, các tiểu đội còn lại nhìn để cho nhận xét đóng góp )
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét quá trình luyện tập của HS
- Giáo viên kết luận lại những động tác đúng, sai.
Đội hình luyện tập:
ƒƒƒƒƒƒƒƒƒ
ƒ
€
€
€€
€
€
‚GV
€
€
€€
€
€€
€€€€€€€€€
Đội hình luyện tập:
ƒƒƒƒƒƒƒƒƒ
ƒ
€
€
€€
€
€
‚GV
€
€
€€
€
€€
€€€€€€€€€
Đội hình luyện tập:
ƒƒƒƒƒƒƒƒƒ
ƒ
€
€
€€
€
€
‚GV
€
€
€€
€
€€
€€€€€€€€€
Đội hình luyện tập:
ƒƒƒƒƒƒƒƒƒ
ƒ
€
€
€€
€
€
‚GV
€
€
€€
€
€€
€€€€€€€€€
Đội hình luyện tập:
ƒƒƒƒƒƒƒƒƒ
ƒ
€
€
€€
€
€
‚GV
€
€
€€
€
€€
€€€€€€€€€
Đội hình luyện tập:
ƒƒƒƒƒƒƒƒƒ
ƒ
€
€
€€
€
€
‚GV
€
€
€€
€
€€
€€€€€€€€€
1- Đội hình tiểu đội hàng ngang
- Bước 1: Tập họp đội hình
Khẩu lệnh: “ Tiểu đội X thành 1,(2) hàng ngang - tập họp ”.
Hô khẩu lệnh xong, tiểu đội quay về hướng định tập họp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe khẩu lệnh “ Tiểu đội X ”, toàn tiểu đội quay mặt về phía tiểu đội trưởng, đứng nghiêm chờ lệnh. Nghe dứt động lệnh “ Tập họp ”, các chiến sĩ im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập họp đứng bên trái tiểu đội trưởng thành 1(2) hàng ngang, đứng đúng giản cách, cự li qui định ( giãn cách giữa hai người cạnh nhau là 70cm, tính từ giữa gót 2 bàn chân ), tự động gióng hàng, xong đứng nghỉ; khi tập họp 2 hàng ngang, số lẽ đứng hàng trên, số chẳn đứng hàng dưới. Khi thấy 2 – 3 chiến sĩ đứng vào vị trí bên trái mình, tiểu đội trưởng đi đều về phía trước chính giữa đội hình, cách đội hình từ 3 – 5 bước dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập họp.
- Bước 2: Điểm số.
Khẩu lệnh: “ Điểm số ”.
Tiểu đội trưởng đang đứng nghĩ, nghe khẩu lệnh “ Điểm số ”, các chiến sĩ thứ tự từ bên phải sang bên trái trở về tư thế đứng nghiêm, hô rõ số của mình, đồng thời quay mặt sang bên trái 450, khi điểm số xong quay mặt trở lại. Lần lượt điểm số từ 1 cho đến hết tiểu đội, người đứng cuối cùng của hàng, khi điểm số không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong, hô “ Hết ”.
Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang không điểm số.
- Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.
Khẩu lệnh: “ Nhìn bên phải( trái ) – thẳng ”.
Nghe dứt động lệnh “thẳng”, trừ chiến sĩ làm chuẩn ( người đứng đầu hàng bên phải hoặc bên trái đội hình) vẫn nhìn thẳng, các chiến sĩ còn lại phải quay mặt hết cỡ sang bên phải ( trái), xê dịch lên, xuống để gióng hàng cho thẳng và điều chỉnh giản cách. Muốn gióng hàng ngang thẳng, từng người phải nhìn được nắp túi áo ngực bên phải ( trái ) của chiến sĩ đứng thứ tư về bên phải (trái) mình ( nếu là chiến sĩ nữ thì phải nhìn thấy ve cổ áo). Nghe dứt động lệnh “ Thôi ”, các chiến sĩ quay mặt trở lại nhìn thẳng về phía trước, đứng nghiêm, không xê dịch vị trí đứng.
Khi tập họp đội hình 2 hàng ngang, các chiến sĩ đứng hàng thứ hai điều chỉnh gióng cả hàng ngang và hàng dọc.
Tiểu đội trưởng đi đều về phía người làm chuẩn, đến ngang người làm chuẩn và cách người làm chuẩn từ 2 – 3 bước dừng lại, quay vào đội hình để kiểm tra hàng ngang. Khi kiểm tra thấy gót chân và ngực của các chiến sĩ cùng nắm trên một đường thẳng là được. nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng hàng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh “ Đồng chí ( hoặc số ) Lên hoặc xuống)”. Cũng có thể cùng một lúc, tiểu đội trưởng sửa cho 3 – 4 chiến sĩ. Chiến sĩ khi nghe tiểu đội trưởng gọi tên mình phải quay mặt về phía tiểu đội trưởng và làm theo lệnh của tiểu đội trưởng, tiến lên ( hoặc lùi xuống ). Khi tiến lên (hoặc lùi xuống) phải kết hợp gióng hàng cho thẳng. Khi thấy các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng, tiểu đội trưởng hô “được”. Nghe dứt động lệnh “được”, chiến sĩ quay mặt trở lại, mắt nhìn thẳng. Sau đó, tiểu đội trưởng đi đều về vị trí chỉ huy.
Đội hình 2 hàng ngang phải kiểm tra cả cự li giữa hàng trên và hàng dưới.
- Bước4: Giải tán
Khẩu lệnh: “ Giải tán ”.
Nghe dứt động lệnh, các chiến sĩ trong hàng nhanh chóng tản ra. Nếu đang đứng ỡ tư thế nghỉ phải trở về tư thế đứng nghiêm rồi mới tản ra.
2- Đội hình tiểu đội hàng dọc
Đội hình tiểu đội hàng dọc gồm có: Đội hình tiểu đội một hàng dọc, hai hàng dọc. trình tự các bước tập họp đội hình tiểu đội hàng dọc gồm: tập họp; điểm số; chỉnh đốn hàng ngũ và giải tán.
Bước 1: Tập họp đội hình.
Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành 1 (2) hàng dọc – tập họp”.
Hô khẩu lệnh xong, tiểu đôi trưởng quay về hướng định tập họp đứng nghiêm làm chuẩn. khi nghe dứt động lệnh “tập họp”, các chiến sĩ nhanh chóng chạy vào vị trí tập họp đứng sau phía tiểu đội trưởng thành một hàng dọc, đứng đúng cự li qui định ( cự li người trước và sau là 1m, tính từ gót chân người đứng trước đến gót chân người đứng sau), tự động gióng hàng. Gióng hàng xong đứng nghỉ. Khi tập họp đội hình hai hàng dọc, số lẻ đứng hàng bên phải, số chẳn đứng hàng bên trái. Khi thấy đã có từ 2 – 3 chiến sĩ đứng vào vị trí tập họp, tiểu đội trưởng đi đều ra phía trước chếnh về bên trái đội hình, cách đội hình từ 3 – 5 bước dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập họp.
Bước 2: Điểm số
Khẩu lệnh: “Điểm số”.
Nghe dứt động lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ thứ tự từ trên xuống dưới trở về tư thế đứng nghiêm, hô rõ số của mình đồng thời quay mặt hết cỡ sang bên trái, khi điểm số xong quay mặt trở lại. Người đứng cuối cùng của hàng, khi điểm số không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong, hô “Hết”.
Đội hình hai hàng dọc không điểm số.
Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.
Khẩu lệnh: “Nhìn trước – thẳng”.
Nghe dứt động lệnh “thẳng”, trừ chiến sĩ số 1 làm chuẩn, các chiến sĩ còn lại phải gióng hàng dọc, nhìn thẳng giữa gáy người đứng trước mình ( không thấy gáy người thứ 2 đứng trước mình là được). Xê dịch qua trái, qua phải để gióng hàng dọc cho thẳng, xê dịch lên xuống để điều chỉnh cự li. Nghe dứt động lệnh “thôi”, các chiến sĩ đứng nghiêm, không xê dịch vị trí đứng.
Khi tập họp đội hình 2 hàng dọc, các chiến sĩ đứng hàng bên trái điều chỉnh gióng cả hàng ngang và hàng dọc.
Tiểu đội trưởng đi đều về phía trước chính giữa đội hình, cách người đứng đầu đội hình từ 2 – 3 bước thì dừng lại, quay vào đội hình để kiểm tra hàng dọc. khi kiểm tra thấy đầu, cạnh vai của các chiến sĩ cùng nằm trên một đường thẳng là được. nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng hàng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh để chỉnh đốn cho thẳng hàng.
Bước 4: Giải tán.
3- Tiến, lùi, qua phải, qua trái
a) Động tác tiến, lùi
khẩu lệnh: “Tiến (lùi) X bước – Bước”.
Nghe dứt động lệnh “Bước”, toàn tiểu đội đồng loạt tiến (lùi) X bước như phần đội ngũ từng người không súng, khi bước đủ số bước qui định thì dừng lại, dồn và gióng hàng, sau đó trở về tư thế đứng nghiêm.
b) Động tác qua phải, qua trái
khẩu lệnh: “Qua phải (qua trái) X bước – Bước”
nghe dứt động lệnh “bước”, toàn tiểu đội đồng loạt qua phải (qua trái) X bước như phần đội ngũ từng người, khi bước đủ số bước qui định thì dừng lại, dồn và gióng hàng, sau đó trở về tư thế đứng nghiêm.
4- Giãn đội hình, thu đội hình
Trước khi giãn đội hình phải điểm số. Nếu giãn sang bên trái thì điểm số từ phải sang trái, khẩu lệnh hô “ Từ phải sang trái – Điểm số ”.Nếu giãn đội hình sang bên phải thì điểm số từ trái sang phải, khẩu lệnh hô “Từ trái sang phải – Điểm số”.
a) Giãn đội hình hàng ngang
khẩu lệnh: “Giản cách X bước nhìn bên phải (trái) – Thẳng”.
Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước mà tiểu đội trưởng đã qui định để tính số bước mình phải di chuyển, đồng loạt quay bên trái ( phải ), đi đều về vị trí mới. Khi về đến vị trí mới, chiến sĩ cuối cùng hô “xong”. Nghe dứt động lệnh “xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, quay mặt hết cỡ về bên phải ( trái) để gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay bên trái ( phải) đi đều về vị trí mới, tiểu đội trưởng quay bên phải ( trái), đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội hình đôn đốc gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, đã ổn định đội hình, tiểu đội trưởng hô “Thôi”. Khi nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại, đứng ở tư thế nghiêm.
b) Thu đội hình hàng ngang
Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn bên phải ( trái) – Thẳng”.
Khi dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đồng loạt quay bên phải (trái), đi đều về vị trí cũ. Khi chiến sĩ cuối cùng về đến vị trí thì hô “xong”. Nghe dứt động lệnh “xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, quay mặt hết cỡ về bên phải ( trái) để gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay bên phải (trái) đi đều về vị trí cũ, tiểu đội trưởng quay bên trái (phải), đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội hình đôn đốc gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, đã ổn định đội hình, tiểu đội trưởng hô “ Thôi”. Nghe dứt động lệnh “thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại, đứng ở tư thế nghiêm.
c) Giãn đội hình hàng dọc
Khẩu lệnh: “Cự li X bước nhìn trước – Thẳng”
Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước mà tiểu đội trưởng đã quy định để tính số bước mình phải di chuyển. Đồng loạt quay đằng sau, đi đều về vị trí mới. Khi về đến vị trí mới, chiến sĩ cuối cùng hô “xong”. Nghe dứt động lệnh “xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, nhìn thẳng về phía trước để gióng hàng.
d) Thu đội hình hàng dọc
Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn trước – Thẳng”.
Nghe dứt động lệnh “thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đi đều về vị trí cũ, nhìn thẳng về phía trước gióng hàng. Khi thấy các chiến sĩ đã đi đều về vị trí cũ, đã gióng hàng thẳng, tiểu đội trưởng hô “Thôi”.
5- Ra khỏi hàng, về vị trí
Khẩu lệnh: “Đồng chí (số) Ra khỏi hàng”; “Về vị trí”.
Chiến sĩ được gọi tên (số) của mình đứng nghiêm trả lời “Có”. Khi nghe lệnh “Ra khỏi hàng”, chiến sĩ hô “Rõ” sau đó đi đều hoặc chạy đều đến trước tiểu đội trưởng, cách tiểu đội trưởng 2 – 3 bước thì dừng lại, chào và báo cáo “Tôi có mặt”. Nhận lệnh xong, hô “Rõ”. Khi đứng trong đội hình hàng dọc, chiến sĩ bước qua phải (trái) một bước rồi mới đi đều hoặc chạy đều đến gặp tiểu đội trưởng. Nếu đứng hàng thứ hai trong đội hình hàng ngang, chiến sĩ phải quay đằng sau rồi vòng bên phải ( trái), đi đều hoặc chạy đều đến gặp tiểu đội trưởng. Khi nhận lệnh “Về vị trí”, thực hiện động tác chào trước khi rời khỏi tiểu đội trưởng sau đó đi đều hoặc chạy đều về vị trí cũ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:Củng cố kiến thức, giúp HS luyện tập các kiến thức đã học
b. Nội dung: HS luyện tập lại các động tác đã học
c. Sản phẩm: Bài luyện tập của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
KẾ HOẠCH LUYỆN TẬP
Buổi
Nội dung
Thời gian
Tổ chức và phương pháp
Vị trí và hướng tập
Ký tín hiệu luyện tập
Người phụ trách
Vật chất
01
Hàng dọc
15 phút
Luyện tập theo đơn vị tiểu đội.
Tại sân trường, hướng Nam-Bắc
Còi:
- 1 tiếng: Bắt đầu tập,
- 2 tiếng: Nghỉ lao tại chỗ,
- 1 hồi dài: Tập hợp đơn vị.
Trong quá trình tập nghe theo khẩu lệnh của GV và chỉ huy.
Giáo viên, trung dội trưởng và tiểu đội trưởng
Tranh sơ đồ đội ngũ tiểu đội
Hàng ngang
10
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để trả lời
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS :
- Trình bày và thực hiện động tác tập hợp đội hình tiểu đội hàng dọc
-Trình bàyvà thực hiện động tác tập hợp đội hình tiểu đội hàng ngang.
* Hướng dẫn về nhà:
Xem bài ở nhà và tập luyện cho thuần thục.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
BÀI 1: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ 
TIẾT 2:ĐỘI NGŨ TRUNG ĐỘI
I. MỤCTIÊU
1. Kiến thức
Hs biết được mục tiêu, chương trình, nội dung môn học GDQP - AN
- Biết được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ là tạo được sức mạnh trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, trong thống nhất ý chí và hành động.
- Nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội ngũ cơ bản của tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
- Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
 Điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội. Thành thạo động tác đội ngũ từng người không có súng. Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng, dứt khoát.
 Vận dụng linh hoạt vào quá trình học tập, sinh hoạt tại trường.
3. Phẩm chất
Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ đơn vị.
Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kĩ luật, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụđược giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
Giáo viên
Chuẩn bị sân bãi, trang phục của GV và HS đúng theo yêu cầu của buổi tập đội ngũ.
Nghiên cứu bài 1 trong SGK, SGV
GV tập luyện thuần thục các động tác, để hướng dẫn tập luyện cho HS. Bồi dưỡng đội mẫu để phục vụ huấn luyện.
Tranh phóng to sơ đồ đội hình tiểu đội
Học sinh
Đọc trước bài 1 trong SGK, tài liệu tham khảo
Tập trước các động tác tập hợp đội hình đội ngũ cho đội mẫu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:GV giới thiệu bài mới
c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV
d. Tổ chức thực hiện: 
- Kiểm tra bài cũ:
+ Thực hiện động tác nghỉ, nghiêm,quay phải, trái ? ( 2HS )
+ Thực hiện động tác đi đều? (2 HS )
- Giới thiệu nội dung mới: 
Bài này đã được giới thiệu cơ bản trong chương trình lớp 10 và đã được luyện tập trong chương trình lớp 11. Do vậy trong chương trình lớp 12 tập trung vào luyện tập để thuần thục động tác tập hợp đội ngũ tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng, nhằm nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường, tạo được sự thống nhất về ý chí và hành động. Hôm nay ta ôn nội dung “ Đội ngũ trung đội ”
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2:Đội ngũ trung đội
a. Mục tiêu:Giúp HS nắm được phương pháp luyện tập nội dung đội ngũ trung đội 
b. Nội dung: Giáo viên tổ chức cho HS luyện tập
c. Sản phẩm: HS thực hiện động tác theo hướng dẫn của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Tổ chức luyện tập: giáo viên chia lớp học thành các tổ, mỗi tổ (9 - 10 học sinh) biên chế thành 1 tiểu đội, các tổ trưởng là tiểu đội trưởng trực tiếp duy trì luyện tập.
Tiến hành theo 3 bước.
- Bước 1: Từng người tự nghiên cứu nội dung động tác. Từng người đứng trong đội ngũ vừa nghiên cứu để nhớ lại nội dung vừa tự làm động tác. 
- Bước 2: Từng trung đội luyện tập. Trung đội trưởng hô và thực hiện động tác tập hợp đội ngũ. 
- Bước 3: Trung đội trưởng chỉ định các thành viên trong hàng thay nhau ở cương vị trung đội trưởng để tập hợp đội ngũ. 
 + Địa điểm luyện tập, hướng tập (chỉ tại sân tập).
 + Quy ước tập: Kết hợp còi và khẩu lệnh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Triển khai và duy trì luyện tập.
- Giáo viên theo dõi, đôn đốc luyện tập và sửa sai cho học sinh.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV gọi một tiểu đội ra thực hiện, các tiểu đội còn lại nhìn để cho nhận xét đóng góp
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét quá trình luyện tập của HS
- Giáo viên kết luận lại những động tác đúng, sai.
1- Đội hình trung đội hàng ngang
Đội hình trung đội hàng ngang gồm: Trung đội 1, 2, 3 hàng ngang.
Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ trong trung đội cơ bản như tập họp ở đội hình tiểu đội hàng ngang, chỉ khác:
Bước 1: Tập họp đội hình
Khẩu lệnh: “ Trung đội X thành 1, (2, 3) hàng ngang – Tập họp”
Dứt động lệnh “tập họp”, phó trung đội trưởng nhanh chóng chạy đến đứng sau trung đội trưởng theo đúng cự li, giản cách quy định, tự gióng hàng, xong đứng nghỉ; bên trái trung đội trưởng là tiểu đội 1, 2, 3.
Khi thấy phó trung đội trưởng và tiểu đội 1 đã đứng vào vị trí tập họp, trung đội trưởng chạy đều về phía trước, chính giữa đội hình, cách đội hình từ 5 – 8 bước dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập họp, phó trung đội trưởng đứng lên ngang với tiểu đội 1.
Bước 2: Điểm số
Khẩu lệnh: “Điểm số” hoặc “từng tiểu đội điểm số”.
Khi nghe dứt động lệnh “điểm số”, các chiến sĩ trong toàn trung đội thực hiện động tác điểm số như ở đội hình tiểu đội hàng ngang.
Khi nghe dứt động lệnh “Từng tiểu đội điểm số”. từng tiểu đội điểm số của tiểu đội mình ( tiểu đội trưởng không điểm số).
 Trung đội 2 hàng ngang không điểm số.
Trung đội 3 hàng ngang điểm số, chỉ có tiểu đội 1 điểm số ( động tác điểm số như đội hình tiểu đội hình 1 hàng ngang), tiểu đội trưởng không điểm số. Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số đã điểm của tiểu đội 1 để tính số của tiểu đội mình. Nếu tiểu đội 2 và tiểu đội 3 thiếu hoặc thừa quân số so với quân số đã điểm của tiểu đội 1 thì người đứng cuối hàng của tiểu đội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết. Khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong, đứng nghỉ.
Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ
Khẩu lệnh: “ Nhìn bên phải ( trái) – Thẳng”.
Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ cơ bản như trong đội hình tiểu đội hàng ngang. Khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng chỉnh, sửa từ tiểu đội 1, tiểu đội 2, đến tiểu đội 3.
Bước 4: Giải tán
2- Đội hình trung đội hàng dọc
Đội hình trung đội hàng dọc gồm: Trung đội 1, 2, và 3 hàng dọc.
Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ trong trung đội cơ bản như tập họp ở đội hình tiểu đội hàng dọc, chỉ khác:
Bước 1: Tập họp đội hình
Khẩu lệnh: “Trung đội X thành 1 (2, 3) hàng dọc – Tập họp”.
Dứt động lệnh “tập họp”, phó trung đội trưởng nhanh chóng chạy đến đứng sau trung đội trưởng theo đúng cự li, giản cách, tự gióng hàng, xong đứng nghỉ; tiếp đến là tiểu đội 1, 2, 3.
Khi thấy phó trung đội trưởng và tiểu đội 1 đã đứng vào vị trí tập họp, trung đội trưởng chạy đều về phía trước, cách đội hình từ 5- 8 bước, dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc tập họp.
Bước 2: Điểm số (trung đội 2 hàng dọc không điểm số)
Khi nghe dứt động lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ trong toàn trung đội điểm số từ 1 đến hết, các tiểu đội trưởng cũng điểm số. Động tác điểm số của từng người như điểm số trong đội hình tiểu đội hàng dọc.
Khi nghe dứt động lệnh “ Từng tiểu đội điểm số”, các tiểu đội lần lượt điểm số theo đội hình tiểu đội ( tiểu đội trưởng không điểm số ).
Trung đội 3 hàng dọc, chỉ có tiểu đội 1 điểm số, tiểu đội 2 và tiểu đội 3 dựa vào số đã điểm của tiểu đội 1 để nhớ số của mình. Nếu tiểu đội 2 và tiểu đội 3 thiếu hoặc thừa quân số so với quân số đã điểm của tiểu đội 1 thì người đứng cuối hàng của tiểu đội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết. Khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong, đứng nghỉ.
Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.
Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ cơ bản như trong đội hình tiểu đội hàng dọc. Khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng sủa theo thứ tự từ tiểu đội 1, tiểu đội 2 đến tiểu đội 3.
Bước 4: Giải tán.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:Củng cố kiến thức, giúp HS luyện tập các kiến thức đã học
b. Nội dung: HS luyện tập lại các động tác đã học
c. Sản phẩm: Bài luyện tập của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu cả lớp thực hiện luyện tập các động tác đã học
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để trả lời
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS :
- Trình bày và thực hiện động tác tập hợp đội hình trung đội hàng dọc
-Trình bàyvà thực hiện động tác tập hợp đội hình trung đội hàng ngang.
* Hướng dẫn về nhà:
Xem bài ở nhà và tập luyện cho thuần thục.
Chuẩn bị trước bài mới
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
BÀI 2: MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN,
 AN NINH NHÂN DÂN 
Tiết 3: TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
- Nắm và hiểu được nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
- Góp phần nâng cao trách nhiệm công dân cho HS, xây dựng nền QPTD, bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Nắm và hiểu được sáu tư tưởng chỉ đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
3. Phẩm chất
- Tích cực, nghiêm túc trong giờ học.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố QP - AN, bảo vệ tổ quốc VN XHCN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
+ Chuẩn bị nội dung: Giáo án, tài liệu có liên quan. 
+ Chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho giảng dạy: máy chiếu, tranh ảnh, đĩa VCD về hoạt động QP, AN.
2. Học sinh:
 + Đọc trước bài trong sách GDQP 12.
+ Nắm vững các quy định.
+ Chuẩn bị vở, bút ghi chép bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:Giới thiệu nội dung bài mới
c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV
d. Tổ chức thực hiện: 
- Giới thiệu nội dung mới: Bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển, luôn luôn phải cũng cố nền quốc phòng. Vậy hôm nay ta tìm hiểu bài “ Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ”chủ yếu ta đi vào phần I “I. Tư tưởng chỉ đạo của đảng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1:Tìm hiểu tư tưởng chỉ đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân 
a. Mục tiêu:HS nắm được các tư tưởng chỉ đạocủa Đảng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
b. Nội dung:HS đọcSGK, dựa vào những hiểu biết của mình hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: Khái niệm quốc phòng, 6 tư tưởng chỉ đạo của Đảng về QPTD, ANND.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV:Nêu câu hỏi, QP là gì?
- Phòng thủ cái gì?
- Thế nào là QPTD ?
-Thế nào là an ninh quốc gia, an ninhnhân dân ?
- Để thực hiện tốt nhiệm vụ QPTD,ANND ta phải làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Đọc SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện HS trình bày 
HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét, kết luận kiến thức
HS: Ghi chép ý chính.
I. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN :
a. Khái niệm cơ bản về QP, AN:
QP là tổng thể các hoạt động đối nội, đối ngoại của nhà nước về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học để phòng thủ quốc gia.
b. Những tư tưởng chỉ đạo của Đảng:
- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
- Kết hợp QP và an ninh với kinh tế.
- Gắn nhiệm vụ QP với nhiệm vụ an ninh, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại.
- Củng cố QP, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền QP toàn dân và an ninh nhân dân.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, đối với sự nghiệp củng cố nền QPTD, ANND.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:Củng cố kiến thức, giúp HS luyện tập các kiến thức đã học
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để hoàn thành các bài tập
c. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập
d. Tổ chức thực hiện: 
GV đặt câu hỏi :
Em hãy nêu những tư tưởng chỉ đạo của Đảng về thực hiện nhiệm vụ QP, AN trong tình hình mới ?
HS trình bày câu trả lời
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã hướng dẫn để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV: Xây dựng và củng cố nền QP vững mạnh là việc làm thường xuyên, hệ trọng của bất cứ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển. Do vậy cũng cố QP, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
QP là gì? Tại sao gọi là quốc phòng toàn dân?
* Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bị bài phần II và đọc kỹ bài học.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
BÀI 2 :MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN,
 AN NINH NHÂN DÂN
TIẾT 4: NỘI DUNG, BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀN QPTD, ANND:ĐẶC ĐIỂM, MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được những nội dung tối thiểu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
- Nắm và hiểu được nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
- Góp phần nâng cao trách nhiệm công dân cho HS, xây dựng nền QPTD, bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Nắm và hiểu được sáu tư tưởng chỉ đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
3. Phẩm chất
- Tích cực, nghiêm túc trong giờ học.
- Xây dựng ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp củng cố QP - AN, bảo vệ tổ quốc VN XHCN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
+ Chuẩn bị nội dung: Giáo án, tài liệu có liên quan. 
+ Chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho giảng dạy: máy chiếu, tranh ảnh, đĩa VCD về hoạt động QP, AN.
2. Học sinh:
 + Đọc trước bài trong sách GDQP 12.
+ Nắm vững các quy định.
+ Chuẩn bị vở, bút ghi chép bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:Kiểm tra bài cũ, giới thiệu nội dung bài mới
c. Sản phẩm: HS lắng nghe GV
d. Tổ chức thực hiện: 
Kiểm tra bài cũ:
+ Quốc phòng là gì? (1, 2 HS )
+ Thế nào gọi là QPTD? ( 1,2 HS )
+ Thế nào là ANND? (1,2 HS )
- Giới thiệu nội dung mới: 
Bất cứ làm một công việc gì chúng ta đều phải có tinh thần trách nhiệm và biện pháp để thực hiện công việc đó. Vậy đối với việc xây dựng và cũng cố nền QPTD, ANND ta phải làm gì? Hôm nay chúng ta tìm hiểu về phần: (II- Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền QPTD, ANND trong thời kỳ mới ).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu:HS biết được các đặc điểm, mục đích và nhiệm vụ của nền QPTD, ANND.
b. Nội dung: HS đọc SGK, dựa vào hiểu biết của mình hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: Đặc điểm, mục đích và nhiệm vụ của nền QPTD, ANND
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ:
Nhóm 1: Nhiệm vụ 1
? Có mấy loại hình QP?
- Nền QP của ta là gì?
Nhóm 2: Nhiệm vụ 2
? Củng cố nền QP để làm gì?
- Là bảo vệ cái gì kể ra ?
Nhóm 3: Nhiệm vụ 3
- Nhiệm vụ ta phải làm gì?
- Nhiệm vụ xây dựng nền QPTD?
- Nhiệm vụ xây dựng nền ANND?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Đại điện các nhóm báo cáo kết quả
Các nhóm khác nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét,kết luận kiến thức
II- N

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_giao_duc_quoc_phong_an_ninh_lop_12_hoc_ki_1.doc