Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 12 - Bài: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam - Năm học 2021-2022

Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 12 - Bài: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam - Năm học 2021-2022

PHẦN I

Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Hiểu được chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân Việt Nam.

Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân Việt Nam.

2. Yêu cầu:

Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính kiên nhẫn trong hoạt động học tập. Bước đầu xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh.

Tích cực, chú ý trong quá trình học tập, ghi chép bài đầy đủ.

 

docx 16 trang Trịnh Thu Huyền 5780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng và An ninh Lớp 12 - Bài: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
Phê duyệt
Ngày tháng 9 năm 2021
Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh
Bài: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam
Đối tượng: Học sinh khối 12
Năm học: 2021-2022
PHẦN I
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Hiểu được chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân Việt Nam.
Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân Việt Nam.
2. Yêu cầu:
Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính kiên nhẫn trong hoạt động học tập. Bước đầu xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng Quân đội, Công an vững mạnh. 
Tích cực, chú ý trong quá trình học tập, ghi chép bài đầy đủ.
II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM
1. Nội dung:
I. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
II. Nhận biết cấp bậc quân hàm, quân hiệu, phù hiệu, trang phục các quân, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam và các lực lượng chuyên môn của Công an nhân dân Việt Nam.
2. Trọng tâm:
I. 1. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
II. 1. Nhận biết cấp bậc quân hàm, quân hiệu, phù hiệu, trang phục các quân, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam
III. THỜI GIAN : Toàn bài 03 tiết.
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
	1. Tổ chức:
Tổ chức lên lớp theo đội hình lớp học do giáo viên trực tiếp lên lớp hướng dẫn
	2. Phương pháp:
	a. Giáo viên:
Sử dụng chủ yếu phương pháp thuyết trình, đàm thoại kết hợp sử dụng trình chiếu PowerPoint.
	b. Học sinh:
Lắng nghe, ghi chép bài đẩy đủ theo hướng dẫn của giáo viên.
V. ĐỊA ĐIỂM: Phòng học các lớp
VI. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM
Giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa, hình ảnh minh họa, phần mềm trình chiếu.
	b. Học sinh:
Sách giáo khoa, vở viết.
PHẦN II
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
	I. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
1. Tập hợp, kiểm tra quân số
2. Xác định thái độ học tập cho học sinh
	3. Phổ biến ý định giảng bài
II. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
THỨ TỰ NỘI DUNG
THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
VẬT CHẤT
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
45 phút
Thuyết trình, đàm thoại kết hợp sử dụng phấn bảng và trình chiếu PowerPoint
Lắng nghe, ghi chép bài theo sự hướng dẫn của giáo viên, trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra
Phấn bảng, màn hình, sách giáo khoa.
Chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
20 phút
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Công an Nhân dân Việt Nam
20 phút
Nhận biết cấp bậc quân hàm, quân hiệu, phù hiệu, trang phục các quân, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam và các lực lượng chuyên môn của Công an nhân dân Việt Nam.
90 phút
Thuyết trình, đàm thoại kết hợp sử dụng phấn bảng và trình chiếu PowerPoint
Lắng nghe, ghi chép bài theo sự hướng dẫn của giáo viên, trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra
Phấn bảng, màn hình, sách giáo khoa.
Nhận biết cấp bậc quân hàm, quân hiệu, phù hiệu, trang phục các quân, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam
45 phút
Nhận biết cấp bậc quân hàm, quân hiệu, phù hiệu, trang phục các lực lượng chuyên môn của Công an nhân dân Việt Nam
45 phút
III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI
- Hệ thống tóm tắt nội dung chính.
- Hướng dẫn nội dung ôn tập, nêu câu hỏi.
-Giới thiệu tài liệu nghiên cứu, tham khảo.
Ngày .. tháng 9 năm 2021
NGƯỜI THÔNG QUA
Ngày tháng 9 năm 2021
NGƯỜI BIÊN SOẠN
Bùi Văn Hùng
BÀI 2 
TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU
Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ hòa bình, độc lập và thống nhất của đất nước ta. Được sinh ra, trưởng thành và chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng, của dân tộc, Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân Việt Nam có tổ chức chặt chẽ, hoàn thiện, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức bộ phận ngày càng được nâng cao. Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân Việt Nam tiếp tục phấn đấu xây dựng lực lượng ngày càng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
PHẦN II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
1. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
a. Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội Nhân dân Việt Nam: Quân đội Nhân dân Việt Nam là quân đội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo đảm nhiệm các chức năng: Đội quân chiến đấu, Đội quân công tác, Đội quân lao động sản xuất.
Nhiệm vụ của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới là: sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước, thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Tổ chức của QĐND Việt Nam
Về lực lượng, Gồm:
- Bộ đội chủ lực.
- Bộ đội địa phương.
- Bộ đội biên phòng.
- Dân quân tự vệ và lực lượng dự bị.
Hệ thống tổ chức, Gồm:
- Bộ Quốc phòng.
- Các cơ quan Bộ Quốc phòng.
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
- Các bộ, ban chỉ huy quân sự 
c. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Quân đội Nhân dân.
Bộ Quốc phòng: 
- Là đơn vị thuộc Chính phủ do Bộ trưởng Bộ quốc phòng đứng đầu.
- Chức năng: quản lý, chỉ đạo, chỉ huy.
Bộ Tổng Tham mưu và cơ quan tham mưu:
Bộ Tổng Tham mưu: Là cơ quan chỉ huy lực lượng vũ trang quốc gia.
- Chức năng:
+ Bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu.
+ Điều hành các hoạt động quân sự.
- Nhiệm vụ: 
+ Tổ chức nắm chắc tình hình.
+ Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương chung.
+ Tổ chức lực lượng, chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ.
+ Điều hành các hoạt động quân sự.
Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam: 
Tổng cục Chính trị: 
- Chức năng: Đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân.
- Nhiệm vụ:
+ Đề nghị ĐUQSTƯ quyết định chủ trương, biện pháp lớn về công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội; 
+ Đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch chỉ đạo,kiểm tra cấp dưới thực hiện.
Cơ quan chính trị các cấp:
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp công tác Đảng, công tác chính trị.
+ Hướng dẫn và tổ chức cho các cơ quan, đơn vị thực hiện. 
Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp:
- Chức năng:
+ Đảm bảo vật chất, quân y, vận tải. 
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu, đề xuất.
+ Chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần.
Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp:
- Chức năng:
+ Bảo đảm vũ khí, trang bị, kỹ thuật, phương tiện. 
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu đề xuất.
+ Bảo đảm kỹ thuật.
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng: 
- Chức năng: 
 + Quản lý các cơ sở sản xuất quốc phòng.
- Nhiệm vụ: 
+ Nghiên cứu, đề xuất.
+ Chỉ đạo các đơn vị sản xuất.
Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng
- Quân khu: Tổ chức quân sự theo lãnh thổ.
- Chức năng, nhiệm vụ: 
+ Chỉ đạo công tác quốc phòng; 
+ Xây dựng tiềm lực quân sự;
+ Chỉ đạo lực lượng vũ trang.
- Quân đoàn: 
 	Đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến thuật. Là lực lượng thường trực của quân đội.
- Quân chủng: 
 Bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lý nhất định như: Hải quân, Phòng không - Không quân.
- Binh chủng: 
 Chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu như: Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin liên lạc, Đặc công,Hoá học...
Bộ đội Biên phòng: 
- Là bộ phận của Quân đội. 
- Chức năng: làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia.
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số tổ chức cơ bản trong Công an Nhân dân Việt Nam
a. Chức năng, nhiệm vụ của Công an Nhân dân Việt Nam
Công an Nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm. CAND Việt Nam có chức năng: Tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Nhiệm vụ của CAND Việt Nam: Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật; Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; Thực hiện quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì thực hiện quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật; Thực hiện quản lý về an ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật; Thực hiện quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm; Thực hiện quản lý về thi hành án hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam; quản lý trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; tổ chức thi hành bản án, quyết định về hình sự, biện pháp tư pháp ..
b. Tổ chức của công an:
Về lực lượng, Gồm: 
Lực lượng an ninh.
Lực lượng cảnh sát.
. Về tổ chức, Gồm:
- Bộ Công an.
- Các cơ quan Bộ Công an.
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố, trực thuộc tỉnh
- Công an xã, phường, thị trấn	
- Các học viện, nhà trường đào tạo cán bộ sĩ quan công an và hạ sĩ quan chuyên nghiệp công an
c. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong lực lượng Công an:
Bộ Công an: 
- Là cơ quan lãnh đạo, chỉ huy cao nhất.
- Nhiệm vụ: 
+ Quản lý Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội,
+ Xây dựng nền an ninh nhân dân và các lực lượng công an.
Tổng cục An ninh:
- Là lực lượng nòng cốt của Công an.
- Nhiệm vụ:
+ Nắm chắc tình hình.
+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm.
+ Làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm an ninh quốc gia.
+ Bảo vệ an ninh quốc gia.
Tổng cục Cảnh sát:
- Là lực lượng nòng cốt.
Nhiệm vụ:
+ Chủ động đấu tranh phòng, chống tội phạm.
+ Làm thất bại mọi âm mưu hành động gây mất trật tự, an toàn xã hội.
+ Bảo vệ trật tự an toàn xã hội.
Tổng cục Xây dựng lực lượng:
- Là cơ quan chuyên trách đảm nhiệm công tác xây dựng hệ thống tổ chức, cán bộ, các lực lượng nghiệp vụ trong Bộ Công an.
Tổng cục Hậu cần:
- Là cơ quan tham mưu, bảo đảm về mặt hậu cần, cơ sở vật chất và khai thác sử dụng vật tư, trang bị cho các lực lượng của Bộ Công an. 
Tổng cục Tình báo:
- Là lực lượng đặc biệt, nhằm ngăn chặn và đập tan những âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh quốc gia.
Tổng cục Kỹ thuật: 
- Là cơ quan đảm bảo trang bị phương tiện kỹ thuật cho các hoạt động, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào nghiệp vụ công an. 
Bộ Tư lệnh cảnh vệ: 
 - Là lực lượng bảo vệ cán bộ cao cấp, cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước và các đoàn khách quốc tế, các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, chuyên gia nước ngoài đến công tác tại Việt Nam. 
Ngoài ra, còn có các đơn vị như:
- Văn phòng.
- Thanh tra.
Cục Quản lý trại giam
Vụ Tài chính.
Vụ pháp chế.
Vụ hợp tác Quốc tế.
Công an xã.
II. Nhận biết cấp bậc quân hàm, quân hiệu, phù hiệu, trang phục các quân, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam và các lực lượng chuyên môn của Công an nhân dân Việt Nam.
1. Nhận biết cấp bậc quân hàm, quân hiệu, phù hiệu, trang phục các quân, binh chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam
a. Cấp bậc quân hàm 
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ quan có ba bậc.
Sĩ quan cấp uý có bốn bậc.
Sĩ quan cấp tá có bốn bậc.
Sĩ quan cấp tướng có bốn bậc.
Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật
- Hạ sĩ quan có ba bậc.
- Sĩ quan cấp uý có bốn bậc.
- Sĩ quan cấp tá có ba bậc.
Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn
- Chiến sĩ có hai bậc.
- Hạ sĩ quan có ba bậc.
b. Quân hiệu, phù hiệu (phụ lục SGK)
c. Trang phục các quân, binh chủng
Trang phục của các quân, binh chủng trong QĐND Việt Nam gồm: Trang phục thường dùng, trang phục dã ngoại và lễ phục (đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ không thuộc lực lượng nghi lễ, tiêu binh không có lễ phục).
2. Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, phù hiệu, trang phục các lực lượng chuyên môn của Công an nhân dân Việt Nam
a. Cấp bậc quân hàm 
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ quan có ba bậc.
Sĩ quan cấp uý có bốn bậc.
Sĩ quan cấp tá có bốn bậc.
Sĩ quan cấp tướng có bốn bậc.
Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật
- Hạ sĩ quan có ba bậc.
- Sĩ quan cấp uý có bốn bậc.
- Sĩ quan cấp tá có ba bậc.
Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn
- Chiến sĩ có hai bậc.
- Hạ sĩ quan có ba bậc.
b. Quân hiệu, phù hiệu (phụ lục SGK)
c. Trang phục các quân, binh chủng
Trang phục của các quân, binh chủng trong QĐND Việt Nam gồm: Trang phục thường dùng, trang phục dã ngoại và lễ phục (đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ không thuộc lực lượng nghi lễ, tiêu binh không có lễ phục).
KẾT LUẬN
Nắm được tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nhận biết được quân hiệu, phù hiệu, trang phục, cấp bậc quân hàm của các quân, binh chủng trong QĐND và CAND Việt Nam là nội dung kiến thức cơ bản cần có của mỗi học sinh nhằm phục vụ quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tham gia học tập, lao động, chiến đấu trong các lực lượng của QĐND và CAND Việt Nam
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Nêu chức năng, nhiệm vụ cơ bản của một số tổ chức thuộc QĐND Việt Nam?
Nêu chức năng, nhiệm vụ cơ bản của một số tổ chức thuộc CAND Việt Nam?
Nêu thứ tự cấp bậc quân hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong QĐND, CAND? Các loại trang phục của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong QĐND, CAND Việt Nam?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_lop_12_bai_to_chuc_qu.docx